Theo quy hoạch, khu đô thị này được chia làm 5 khu vực chính: khu vực "lõi trung tâm" chính, khu dân cư phía bắc, khu dân cư dọc đại lộ Mai Chí Thọ, khu dân cư phía đông, khu châu thổ phía nam. Tổng dân số cư trú thường xuyên là 145.369 người, số người làm việc thường xuyên là 217.470 người, trong đó khách vãng lai là 1 triệu người (tối đa trong dịp lễ hội).
Theo quy hoạch 1/2.000 được duyệt, khu trung tâm mới của TPHCM thuộc địa bàn các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh, quận 2. TP.HCM phải mất 10 năm giải tỏa khoảng 15.000 hộ dân ở bán đảo Thủ Thiêm với khoảng 30.000 tỷ đồng để bồi thường, xây dựng khu tái định cư cho người dân
Từ đó, dự án cầu Thủ Thiêm 1 được xây dựng, tiếp đến là hầm vượt sông Sài Gòn hiện đại, dài nhất Đông Nam Á ra đời. Đây là 2 công trình giao thông mang tính lịch sử cho vùng đất Thủ Thiêm và khu vực phía Đông TPHCM. Đặc biệt, việc đi lại từ quận 1 qua Thủ Thiêm chỉ mất vài ba phút, thay vì 15-20 phút như trước đây.
Đồng thời liên kết giao thông với trung tâm TPHCM hiện hữu và các tỉnh lân cận, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Đông TPHCM. Tổng mức đầu tư 4 tuyến đường chính hơn 12.182 tỷ đồng, đến thời điểm hiện nay, các dự án này đã cơ bản hoàn thành.
Theo chủ đầu tư dự án, 4 tuyến đường chính ở KĐT mới Thủ Thiêm gồm: Đại lộ vòng cung (R1), đường ven hồ trung tâm (R2), đường ven sông Sài Gòn (R3) và đường vùng châu thổ, có tổng chiều dài 11,9km, với 8 cầu qua sông rạch, 2 cầu cạn và 2 kè. Điểm đặc biệt của 4 tuyến đường chính này là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ và được ngầm hóa như hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống viễn thông, hệ thống điện 110kV và 220kV, hệ thống cấp nước được đi trong hào kỹ thuật...
Sau 2 công trình trọng điểm trên, TPHCM tiếp tục kêu gọi đầu tư hàng loạt công trình giao thông khác để tạo nền tảng bứt phá cho khu vực Thủ Thiêm. Đó là 4 tuyến đường chính ở KĐT mới Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 2. Sau khi hoàn thành 4 tuyến đường chính cùng với cầu Thủ Thiêm 1, Đại lộ Đông Tây (đoạn qua Thủ Thiêm gồm đường hầm vượt sông Sài Gòn, Đại lộ Mai Chí Thọ) và các cầu Thủ Thiêm 2, 3, 4 sẽ hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh cho KĐT mới Thủ Thiêm.
Một dự án quan trọng khác là dự án đường trục Bắc - Nam nằm trong KĐT mới Thủ Thiêm đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến Đại lộ Mai Chí Thọ. Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm, theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt, khu dân cư phía Bắc gồm khu chức năng số 3 và 4 có diện tích 89,35ha với chức năng chính là nhà ở hỗn hợp, thương mại đa chức năng, cùng một số công trình công cộng như trường học, nhà bảo tàng, trung tâm sinh hoạt cộng đồng…
Cùng với khu dân cư phía Bắc, nhà đầu tư sẽ xây dựng đường trục Bắc - Nam đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ với chiều dài hơn 1km; xây dựng đường nội bộ trong phạm vi khu chức năng số 3 và 4 dài hơn 8,3km; hệ thống thoát nước, cấp nước, hệ thống chiếu sáng… Tổng mức đầu tư cho phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và đường trục Bắc - Nam trong KĐT mới Thủ Thiêm là 3.345 tỷ đồng.
UBND Thành phố đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là 12.182.175 triệu đồng cho dự án 4 tuyến đường chính trong KĐTM Thủ Thiêm khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan là không đúng quy định; qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệtkhông đúng quy định với tổng giá trị 1.519.731triệu đồng. Công ty cổ phần Đại Quang Minh đang hạch toán chi phí, trong đó, có 25.422 triệu đồng không đủ điều kiện để quyết toán trong chi phí cho Dự án
Một trong những công trình hoàn thiện sớm nhất tại Thủ Thiêm là khu tái định cư thuộc phường Bình Khánh với hàng chục block chung cư, chợ và trường học các cấp đã đi vào hoạt động vài năm qua. Người dân ở các khu chung cư này là những cư dân sinh sống lâu năm tại Thủ Thiêm, đã nhường đất để chính quyền xây dựng KĐT mới, cũng là những cư dân đầu tiên của KĐT mới. Các dự án khác cũng đã được phân ranh trên thực địa.
Trong đó có tòa nhà trung tâm triển lãm quy hoạch với tổng vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng. Hiện công trình đã hoàn thành khoảng 70% khối lượng xây dựng phần thô, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, với 1 tầng hầm, 5 tầng nổi. Cạnh đó là Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm với tháp quan sát 86 tầng. Đây là công trình cao nhất Thủ Thiêm, cũng là cao nhất Việt Nam đến thời điểm này và là biểu tượng của Thủ Thiêm. Tòa tháp này sẽ là đối trọng với tòa tháp Landmark 81 tầng và Bitexco 68 tầng ở trung tâm TPHCM hiện hữu, qua sông Sài Gòn.
Vị trí đang được đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, nối liền bán đảo này với trung tâm quận 1, TPHCM
Tiến độ xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang khá chậm, chỉ đạt hơn 30% sau nhiều năm xây dựng do chưa có mặt bằng sạch phía quận 1
Ngoài ra, Thủ Thiêm còn có những dự án quy mô lớn khác như khu phức hợp Sóng Việt, tọa lạc tại khu chức năng số 1, vốn đầu tư trên 7.000 tỷ đồng do Công ty CP Quốc Lộc Phát làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công năm nay. Theo quy hoạch, khu vui chơi này sẽ nằm đối diện với Công viên Bạch Đằng tại trung tâm TPHCM hiện hữu.
Riêng dự án KĐT Sala do Công ty CP Đại Quang Minh làm chủ đầu tư đang triển khai. Dự án này rộng gần 260ha với nhiều hạng mục như khu lâm viên sinh thái, công viên, cao ốc văn phòng, dân cư cao cấp... Tọa lạc ngay cổng hầm Thủ Thiêm phía quận 2, đây là dự án có diện tích đất lớn nhất tại KĐT mới này.
Một phần còn khá ngổn ngang, chưa được đền bù giải toả bên trong khu Thủ Thiêm
Đối với khu tái định cư 38,4 ha thuộc KĐTM Thủ Thiêm, theo Thanh tra CP, tại thời điểm thanh tra, các dự án thuộc Khu tái định cư 38,4 ha đã được Thanh tra Bộ Xây dựng và Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm tra và có kết luận. Bước đầu cho thấy, trong 4 dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, có 3 dự án được các nhà đầu tư xây dựng hoàn thành, bàn giao và thanh toán với UBND Thành phố để bố trí tái định cư
Hàng loạt dự án khủng khác cũng đã được triển khai, tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất này. Công ty TNHH Thành phố Đế Vương đang triển khai dự án khu phức hợp tháp quan sát (11,15ha), đã phát quang và đang san lấp mặt bằng. Công ty GS đang triển khai dự án khu phức hợp trung tâm thương mại - tài chính và căn hộ (4,8ha);…
Khu đất đang được xây dựng dụ án Empire City
Trước các vi phạm được nêu ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án... đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong kết quả và kết luận thanh tra
Ngoài ra, liên doanh giữa Công ty CP Tiến Phước, Công ty TNHH Trần Thái và Công ty TNHH Denver Power (UK) - công ty thành viên của Quỹ đầu tư GAW Capital Partners, được phê duyệt giấy phép đầu tư 1,2 tỷ USD để phát triển Empire City Complex.
Theo đó, trên khu đất rộng 15ha sẽ bao gồm tòa nhà cao 86 tầng, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại và tòa nhà văn phòng. Trong năm 2014, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn 2 tỷ USD cho dự án Eco Smart City, dự kiến bao gồm khu thương mại hạng sang, khách sạn, văn phòng và căn hộ trên khu đất rộng 10ha.
Được biết, trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã bày tỏ ý định tham gia các dự án nhà ở, thương mại, văn phòng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chẳng hạn, bên cạnh siêu dự án khu đô thị cao cấp của Đại Quang Minh đang triển khai, một số dự án đầu tư quy mô khác gần đây cũng đã được duyệt. Trong tương lai, Đại Quang Minh sẽ xây dựng một khu đô thị khác nằm gần vùng châu thổ phía Nam rộng 150ha.
Tuy nhiên, chiều 26/6, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận về quy hoạch, xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng KĐTM Thủ Thiêm, UBND TP Hồ Chí Minh và các Sở, ngành liên quan đã có những khuyết điểm. Từ đó cho thấy các kế hoạch đầu tư xây dựng hàng loạt dự án trên tại Thủ Thiêm có nguy cơ bị chậm lại rất nhiều!
Trí Thức Trẻ