img
Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 1.
Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 2.

Thành lập từ năm 1980, giải bóng đá vô địch quốc gia là sân chơi hạng cao nhất trong hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam, do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức. Từ mùa giải 2000, bóng đá Việt Nam đã chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, giải vô địch quốc gia chính thức mang tên V-League. 

Kể từ khi lên chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam đã có sự tham gia đầu tư của nhiều ông bầu với tiềm lực tài chính hùng mạnh như Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), Trần Đình Long (Hòa Phát), Nguyễn Đức Kiên (ACB), Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm) trong những năm đầu hay sau này là những ông bầu như Đỗ Quang Hiển (T&T), Nguyễn Đức Thụy (Thái Group), Trịnh Văn Quyết (FLC)…

Sông Lam Nghệ An vô địch mùa đầu tiên V-League 2000-2001 (trái) và TMN Cảng Sài Gòn vô địch mùa V-league 2004 (phải)

Với sự tham gia của các “đại gia” trong nước, V-League đã mau chóng chuyển mình và được đánh giá là giải vô địch quốc gia số 1 Đông Nam Á trong những năm đầu 2000. Nhiều danh thủ Thái Lan như Thonglao, Dusit, Tawan hay huyền thoại Đông Nam Á Kiatisak đã đến chơi tại V-League. 

Tuy vậy, quá trình chuyên nghiệp hóa của bóng đá Việt Nam diễn ra không như mong đợi. Những bê bối bán độ, bạo lực sân cỏ, câu lạc bộ đòi bỏ giải…như cơm bữa khiến bóng đá Việt Nam mất niềm tin từ giới hâm mộ. Bên cạnh đó, công tác đào tạo trẻ nhìn chung cũng chưa được chú trọng khiến thành tích của các câu lạc bộ, cũng như đội tuyển không như kỳ vọng của khán giả. 

V-League từ vị trí hấp dẫn nhất khu vực đang ngày càng tỏ ra yếu thế so với các giải vô địch quốc gia Thái Lan, Malaysia… Cựu HLV đội tuyển quốc gia Alfred Riedl từng phát biểu “bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc” để miêu tả sự yếu kém của nền bóng đá.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 4.

Với những yếu kém tồn đọng, không ít ông bầu đã “ngán ngẩm” chia tay bóng đá. Điều này khiến tên gọi các đội bóng V-League liên tục thay đổi vì phải phụ thuộc vào tên của nhà tài trợ. Tương tự, tên giải vô địch quốc gia V-League cũng nhiều lần thay đổi theo tên nhà tài trợ như Kinh Đô V-League, Petro Vietnam Gas V-League, Eximbank V-League…hay mới nhất là Wake up 247 V-League kể từ mùa giải 2019. 

Dẫu biết rằng việc tài trợ phải đi kèm với quyền lợi của nhà tài trợ, nhưng việc liên tục thay tên, đổi họ của giải đấu, cũng như câu lạc bộ là điều không thực sự chuyên nghiệp trong bóng đá.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 5.

Mặc dù khoác áo chuyên nghiệp đã lâu, nhưng trên thực tế môi trường bóng đá Việt Nam vẫn khá “nghiệp dư”. Điều này dẫn tới việc ra đời của CTCP bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vào năm 2012. VPF đóng vai trò điều hành V-League với kỳ vọng sẽ giúp bóng đá Việt Nam giải quyết những vấn đề yếu kém tồn tại. Vốn điều lệ VPF kể từ khi thành lập đến nay không thay đổi ở con số 30 tỷ đồng, do VFF và các câu lạc bộ V-League và giải hạng nhất đóng góp. 

Trong khoảng 2 năm đầu vận hành, VPF đã có nhiều nỗ lực chống tiêu cực trong bóng đá và điều này dần thu hút khán giả trở lại. Năm 2012, mùa giải đầu tiên VPF vận hành V-League, số lượng khán giả đến sân bình quân mỗi trận đạt 7.761, tăng nhẹ 5% so với mùa trước đó. Đến mùa 2013, số khán giả đến sân tăng vọt lên mức bình quân 11.091 khán giả/trận, tăng 43% so với mùa trước.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 6.

Tuy nhiên, mùa giải 2013 cũng là đỉnh cao về lượng khán giả đến sân bóng. Kể từ mùa 2014 trở đi, xu hướng khán giả tới sân ngày càng giảm dần và đỉnh điểm là năm 2017, khi mà lượng khán giả đến sân bình quân mỗi trận chỉ vỏn vẹn 5.592, con số thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây, trước khi tăng nhẹ trở lại trong năm 2018 bởi hiệu ứng U23.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 7.

Lượng khán giả đã ít, nay lại càng ít hơn càng khiến cho nguồn thu của nhiều câu lạc bộ, cũng như đơn vị điều hành VPF giảm sút. Bên cạnh đó, bản quyền truyền hình V-League không quá “được giá” càng khiến bức tranh tài chính thêm phần ảm đạm.

Theo số liệu chúng tôi có được, trong năm 2016, doanh thu VPF đạt 173 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 đã sụt giảm mạnh xuống còn 102 tỷ đồng. Tương ứng với mức doanh thu khiêm tốn kể trên, lợi nhuận VPF trong năm 2016 chỉ đạt 1,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2017 đã lỗ 5,4 tỷ đồng.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 8.
Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 9.

Giống như VPF, nhiều câu lạc bộ cũng chịu cảnh sụt giảm mạnh doanh thu trong năm 2017, trong đó có một phần nguyên nhân đến từ việc khán giả ít đến sân như Hải Phòng chỉ đạt doanh thu 4,6 tỷ đồng (giảm 38%), Sanna Khánh Hòa BVN đạt doanh thu 33,6 tỷ đồng (giảm 5%), Tây Ninh đạt doanh thu 10,23 tỷ đồng (giảm 10%), Than Quảng Ninh đạt doanh thu 35,6 tỷ đồng (giảm 12%). 

Ngược lại, một số câu lạc bộ vẫn tăng doanh thu đáng kể trong năm 2017 như Hà Nội FC đạt 41,5 tỷ đồng (tăng 25%), Sài Gòn FC đạt doanh thu 11,3 tỷ đồng (tăng 13%), Long An FC đạt doanh thu 17 tỷ đồng (tăng 68%), Sông Lam Nghệ An đạt doanh thu 64,5 tỷ đồng (tăng 29%), Hoàng Anh Gia Lai đạt doanh thu 26,1 tỷ đồng (tăng 33%).

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 10.

Tất nhiên, doanh thu ngoài tiền bán vé còn có thể đến từ chuyển nhượng cầu thủ, bản quyền truyền hình, bán đồ lưu niệm…Nhưng điểm chung của các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam là thường xuyên thua lỗ. Ngay cả nhà vô địch V-League năm 2016 và 2017 là câu lạc bộ Hà Nội FC cũng không có lợi nhuận. 

Những đội bóng lỗ lớn nhất V-League có thể kể tới Sông Lam Nghệ An và Hoàng Anh Gia Lai với số lỗ lũy kế tính tới năm 2017 lần lượt là 417 tỷ đồng và 249 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2017, Sông Lam Nghệ An lỗ 27 tỷ đồng và Hoàng Anh Gia Lai lỗ 76,4 tỷ đồng. Hoàng Anh Gia Lai và Sông Lam Nghệ An cũng là những lò đào tạo cầu thủ trẻ có tiếng tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 11.

Đáng chú ý, Bắc Á Bank của bà Thái Hương (sáng lập thương hiệu sữa TH True Milk) là đơn vị tài trợ cho Sông Lam Nghệ An trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, tên tuổi Hoàng Anh Gia Lai gắn liền với bầu Đức. Những năm qua, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai gặp muôn vàn khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đỉnh điểm là năm 2016 với khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Khó khăn tài chính khiến cầu thủ câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai có thời điểm bị nợ lương trong năm 2016. 

Những con số trên cho thấy đầu tư bóng đá Việt Nam những năm qua gần như không hề thu được lợi nhuận. Điều này là một phần lý do khiến nhiều ông bầu như bầu Long (Hòa Phát Hà Nội), bầu Thụy (Xi măng Xuân Thành Sài Gòn, Quảng Nam) hay mới đây nhất là bầu Quyết (FLC Thanh Hóa) không còn mặn mà đầu tư bóng đá.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 12.

Dù vậy, mọi chuyện có thể sẽ dần thay đổi khi bóng đá Việt Nam gặt hái vô số thành tích đáng tự hào trong hơn 1 năm qua. Từ việc lần đầu được tham dự Worldcup U20, huy chương bạc U23 Châu Á, top 4 Asiad, vô địch AFF hay mới nhất là vào tứ kết Asiancup đã kéo lại niềm tin từ khán giả. Từ mùa giải 2018, lượng khán giả tới sân bóng V-League đã tăng trở lại và tiếp tục được cải thiện trong những vòng đầu của mùa giải 2019 là minh chứng rõ nét.

Cuộc chơi đầy tốn kém của các ông bầu bóng đá: Sông Lam Nghệ An, HAGL lỗ vài trăm tỷ, các đội giàu thành tích nhất cũng vật lộn với thua lỗ - Ảnh 13.

Không những vậy, giá trị cầu thủ bóng đá Việt Nam cũng tăng lên chóng mặt, tiêu biểu như trường hợp thủ môn Đặng Văn Lâm được chuyển nhượng sang Thái Lan với mức giá 500.000 USD. Lứa “gà nòi” của bầu Đức với Xuân Trường, Công Phượng cũng xuất ngoại với mức giá cho mượn trăm nghìn USD/năm. Những cầu thủ của bầu Hiển như Quang Hải, Văn Hậu cũng được định giá rất cao sau những thành tích thể hiện trên sân cỏ trong hơn 1 năm qua. Đây là lúc các ông bầu hưởng “trái ngọt” sau nhiều năm đầu tư. 

Bên cạnh đó, đầu tư bóng đá cũng tạo ra những lợi ích khó có thể đong đếm như hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp, hay những ưu đãi đặc biệt từ địa phương. Với những lợi ích như vậy, nhiều đại gia vẫn sẵn sàng đầu tư cho bóng đá, dù cho không ít ông bầu đã rút lui.

Minh Anh
7pm
Theo Trí Thức Trẻ12/3/2019

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên