img
Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 1.

Người được mệnh danh là "cha đẻ của hiện đại hóa Malaysia" từng 2 lần khiến thế giới sửng sốt. Lần đầu tiên là khi đối đầu IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, và lần thứ hai là khi tái đắc cử thủ tướng ở tuổi 92.

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 2.

Từng bị Nhật Bản chiếm đóng từ 1941, lượng nhập khẩu gạo của Malaysia đã giảm nhanh chóng do thương mại bị hạn chế và người dân lại không không cố gắng học các kỹ năng canh tác cần thiết. Malaysia rơi vào nạn đói nghiêm trọng từ năm 1942. Sau này, dù đã được cải thiện nhưng nạn đói vẫn còn dai dẳng trong xã hội.

Mãi đến thời Thủ tướng Mahathir Mohamad, với đường lối phát triển nông nghiệp năng suất cao đúng đắn, từ năm 1988 đến 1997, tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%, tiêu chuẩn sống tăng gấp 20 lần, nạn đói mới gần như được quyét sạch hoàn toàn. Nhiều người dân Malaysia cũng như những người ủng hộ ông, gọi vị Thủ tướng của họ với cái tên "Tiến sĩ M".

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 3.

Tiến sĩ Mahathir trong buổi lễ đón tiếp chính thức chuyến thăm Việt Nam, diễn ra sáng nay tại Phủ Chủ tịch.

"Tiến sĩ M" xác định, giáo dục là bước đầu tiên trong kế hoạch thay đổi người dân và quốc gia. Trong quá khứ, ông đã từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ông chủ trương xây dựng một "nền giáo dục dành cho nhân dân" ở trình độ trung học phổ thông, đề cao toán học và khoa học công nghệ. Mơ ước về một đất nước Malaysia phát triển, suốt thời kỳ đương nhiệm Thủ tướng, Mahathir tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ nghị trình giáo dục bậc cao kể cả về số lượng, lẫn chất lượng.

Các trường nội trú được xây dựng và khuyến khích để phục vụ cho cộng đồng bản xứ có thu nhập thấp. Với các học bổng Chính phủ, hàng năm ông Mahathir đưa hàng chục ngàn học sinh đi đào tạo đại học tại Hoa Kỳ, Anh, Úc và các nước phương Tây mà ông muốn vươn tới sánh vai.

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 4.

Ông Mahathir thúc đẩy tự do hóa việc thành lập các trường đại học, dẫn đến việc xây dựng các trường đại học chi nhánh hoặc tạo ra các mối liên kết ràng buộc với các trường đại học có uy tín trên thế giới. Các công ty tư nhân có lịch sử lâu dài hoạt động tại Malaysia cũng được khuyến khích thành lập, xây dựng quan hệ hợp tác hoặc mở các trung tâm giáo dục bậc cao và trung tâm tài năng.

Các công ty tư nhân có lịch sử lâu đời hoạt động tại Malaysia cũng được khuyến khích thành lập, xây dựng quan hệ hợp tác hoặc mở các trung tâm giáo dục bậc cao và trung tâm tài năng.

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 5.

Một trong những lý do quan trọng khiến cộng đồng quốc tế chú ý đến Malaysia vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 là sự tăng trưởng phi thường và bền vững dưới thời Thủ tướng Mahathir Mohamad. Tốc độ tăng trưởng trung bình của Malaysia đạt 6% trong những năm 1960, 6,8% trong những năm 1970 và chỉ dưới 5% trong giai đoạn 1980-87. Và kể từ năm 1988, tốc độ tăng trưởng đã ở mức 8 đến 9%, khiến Malaysia trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới.

Thủ tướng Mahathir Mohamad bắt đầu tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các hãng hàng không, dịch vụ và viễn thông. Một trong những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của ông là Đường cao tốc Bắc-Nam, một đường cao tốc chạy từ biên giới Thái Lan đến Singapore.

Năm 1982, Malaysia thi hành chính sách "hướng Đông", thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa Malaysia theo mô hình phát triển của Nhật Bản. Năm 1983, hãng sản xuất xe hơi Proton, liên doanh với Mitsubishi của Nhật Bản được thành lập. Dòng xe Proton Saga với tỷ lệ nội địa hóa từ 18% đã tăng lên 69% vào năm 1989, và đến năm 2000, đã "made in Malaysia" 100%. Proton trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Đông Nam Á, niềm tự hào của người Malaysia. Cho dù sau đó Proton Saga vì nhiều lý do đã thất bại, nhưng ngành công nghiệp ô tô của Malaysia vẫn đứng bên cạnh Thái Lan, mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 6.

Từ năm 1988 đến 1996, Malaysia chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế trung bình 8%. Trong thời kỳ này, kinh tế Malaysia đã giảm phụ thuộc vào nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và hướng tới sản xuất và xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người tại đất nước này đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 1996.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, Thái Lan, Hàn Quốc phải tìm đến IMF để nhận các khoản vay cứu trợ - đi kèm với rất nhiều điều kiện khắc nghiệt. Malaysia ban đầu cũng đi theo lời khuyên của IMF, cắt giảm 21% chi tiêu chính phủ nhưng điều đó chỉ kiến nền kinh tế bất ổn hơn. Malaysia đã chứng kiến sự bùng nổ đầu cơ đi kèm với những món nợ lớn.

Thủ tướng Mahathir Mohammed sau đó đã "ném lời khuyên của IMF vào sọt rác", thậm chí còn thẳng thắn chỉ trích quỹ này chính là nguyên nhân gây ra phần lớn những bất ổn.

Thay vì giảm chi tiêu công, tăng lãi suất, như khuyến nghị IMF, Tiến sĩ Mahathir quyết định tăng chi tiêu chính phủ, cố định tỷ giá đồng Ringgit với USD. Nhờ đó, kinh tế Malaysia hạn chế được thiệt hại và phục hồi nhanh hơn các nước Đông Nam Á láng giềng. Sau này, chính IMF cũng phải thừa nhận: "Mahathir Mohammed đã đúng".

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 7.

Ở tuổi thứ 94, Thủ tướng Mahathir cho thấy sự quan tâm rất lớn của mình với công nghệ, đặc biệt là những cơ hội và thách thức của đất nước trước bối cảnh cả thế giới đang hướng về một cuộc cách mạng lớn sẽ thay đổi những yếu tố từ cơ bản đến phức tạp nhất của nền kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Mahathir Mohamad nói: "Người Malaysia không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi và làm chủ công nghệ đột phá. Vì 65% trẻ em tiểu học hiện nay, trong tương lai sẽ phải thích nghi với những công việc thậm chí chưa có mặt ở thời điểm hiện tại.

Để thiết lập một hệ sinh thái công nghệ 4.0, cả các nhà lãnh đạo ngành và nhà đào tạo phải hiểu đầy đủ và nắm bắt các công nghệ đột phá. Mới đầu, chúng ta buộc phải thích nghi, nhưng ngay sau đó, việc làm chủ công nghệ phải trở thành nền tảng".

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 8.

Ngày 31/10/2018, ông đã đưa ra Chính sách về Công nghiệp 4.0 có tên là "Industry4WRD" - chính sách định hướng Malaysia tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất. "Sản xuất thông minh cuối cùng sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các thành phố thông minh, lưới điện thông minh, dịch vụ thông minh ở Malaysia. Chính sách về Công nghiệp 4.0 có thể là một định hướng chiến lược rõ ràng cho quốc gia kể từ khi các công nghệ này được áp dụng trên toàn banb", ông nói.

Ông kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đi đầu trong việc làm chủ công nghệ, bởi họ chính là những người tạo ra phần lớn sản phẩm toàn cầu, trong bối cảnh các chuỗi sản xuất đang dịch chuyển về ASEAN. Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đi đầu trong chuyển đổi số, để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu: "Sự thay đổi mô hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các giải pháp đổi mới và sáng tạo, là chìa khóa để thúc đẩy ngành sản xuất tiến lên vì nó chiếm tỷ trọng lên tới 98,5% doanh nghiệp và 42% việc làm".

Khu vực sản xuất là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Malaysia khi đóng góp khoảng 23% vào GDP trong vòng 5 năm qua. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 5,1% trong lĩnh vực sản xuất từ năm 2016 - 2020 so với mức trung bình 4,8% trong năm năm trước năm 2016. Thủ tướng Malaysia nói rằng, cách duy nhất để các công ty sản xuất có thể tăng trưởng cao như trong những thập kỷ trước là phải thay đổi ngay tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào vốn và lao động.

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 9.

Tầm nhìn 4.0 của vị Thủ tướng huyền thoại 94 tuổi đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh 11.
Hoàng An
Tuấn Mark
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ27/8/2019

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên