Nhật Bản là quốc gia rót vốn đầu tư ODA nhiều nhất vào Việt Nam. Hiện nay số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam đã lên tới hơn 1.800 doanh nghiệp. Nổi tiếng với phong cách sống lành mạnh, bằng cách nào đó, những doanh nhân người Nhật đang lan tỏa phong cách làm việc cũng như lối sống bảo vệ sức khỏe tại mỗi nơi đặt chân đến.
Kawaguchi theo cha đến Việt Nam từ năm 1995. Công việc của cha ông khi đó là nhập khẩu hoa, cây cảnh, hạt giống... từ Việt Nam vào Nhật. Sau 25 năm, Kawaguchi quyết định thành lập công ty Orient Five Basic Elements chuyên nhập khẩu hạt giống, nông sản. Tuy nhiên, thay bằng công việc kế thừa công việc của cha mình, mô hình kinh doanh của ông phát triển theo chiều ngược lại khi tất cả hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật sang Việt Nam.
Công việc của Kawaguchi rất bận rộn bởi lượng khách hàng Nhật muốn tìm hiểu về thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Lựa chọn công việc nhiều áp lực nhưng Kawaguchi không để điều đó làm cản trở bản thân mà cố gắng suy nghĩ mọi chuyện theo hướng đơn giản hóa. Cũng giống như đa số người Nhật khác, ông rất quan tâm đến chăm sóc sức khỏe bản thân. Tại công ty, Kawaguchi thường nhắc nhở nhân viên của mình về cẩm nang chăm sóc sức khỏe của người Nhật là bớt ăn uống dầu mỡ, năng tập thể dục và uống nhiều nước để thải độc cơ thể. Những thói quen đơn giản dễ thực hiện này được xem là bí quyết giúp người Nhật sống khoẻ mạnh vởi tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới hàng thập kỷ qua.
"Đối với người Nhật, cách ăn uống rất quan trọng. Chúng tôi khá quan tâm đến chất lượng món ăn, không sử dụng đồ nhiều dầu mỡ. Hầu hết các nhà hàng Nhật đều ghi số lượng calories để giúp chúng tôi biết được mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể", Kawaguchi cho biết. Trong số những món ăn truyền thống hỗ trợ tốt cho sức khỏe được ông lựa chọn là món đậu nành lên men - Natto. Hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật trong suốt 1.200 năm qua, Natto nổi tiếng với khả năng phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh Natto chứa enzym nattokinase, tiêu hủy huyết khối mạnh gấp 4 lần enzym plasmin trong cơ thể, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Ông Kawaguchi hiện nay cũng nhập khẩu Natto, trước hết để phục vụ bản thân và gia đình, sau đó là phân phối đến các nhà hàng Nhật nhằm quảng bá món ẩm thực này tới các thực khách Việt Nam. "Tôi thường xuyên ăn Natto, hầu như mỗi ngày, thậm chí tặng cho nhân viên. Món ăn này tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ phòng bệnh đột quỵ. Tôi hay ăn chung với kim chi để nâng cao giá trị dinh dưỡng món ăn. Ngoài ra, có thể trộn với trứng sống, cá khô nhỏ, mè, rong biển và ăn kèm cơm trắng", vị doanh nhân bật mí cách ăn ngon với Natto.
Khác với Kawaguchi đã sống tại Việt Nam hơn 20 năm, ông H.Abe - Phó giám đốc một công ty hàng không Nhật Bản vẫn chưa quen lối sống mới sau 2 tháng sang Việt Nam. Vị doanh nhân phải thường xuyên đi lại giữa hai nước, song điều đó không khiến ông stress bằng công việc kinh doanh. Công việc của ông bận rộn và căng thẳng đến mức, hơn 10 năm nay, ông chưa từng nghỉ đủ số ngày phép để ở bên gia đình. Cùng với stress trong công việc, vị doanh nhân này còn bị huyết áp cao - chứng bệnh được các bác sĩ nhận định là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. "Tôi rất sợ đột quỵ, tôi có gia đình và muốn sống hạnh phúc, khỏe mạnh bên họ", H.Abe chia sẻ.
Đột quỵ và hội chứng "Karoshi" (chết vì làm việc quá sức) từng là nỗi ám ảnh của mọi người dân đất nước mặt trời mọc. Còn nhớ vào những năm 1960, đột quỵ được mệnh danh là "kẻ giết người số một" tại quốc gia này. 30 năm sau, hiện tượng Karoshi được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1987 khi Bộ Y tế nước này ghi nhận một số ca đột quỵ của các doanh nhân. Họ được coi là nạn nhân của Karoshi, nếu đột quỵ hoặc tự sát do làm việc quá 100 giờ/tháng trước khi chết, hoặc 80 giờ/tháng trong 60 ngày liên tiếp.
"Vì tôi bị huyết áp cao, nên tôi luôn cố gắng ăn Natto trong mọi bữa tối phòng đột quỵ. Ở Nhật Bản, mọi người mách nhau ăn Natto vào buổi tối sẽ rất hiệu quả để cải thiện lưu thông máu. Đặc biệt, ăn Natto lạnh với xà lách, cỏ biển... sẽ nhiều dưỡng chất hơn là hâm nóng lên", ông H.Abe chia sẻ bí quyết của mình. Natto hơi nhớt dính, có mùi ngậy như phô mai, lần đầu có thế sẽ hơi khó ăn. Tuy nhiên, ông H.Abe mách nước, ăn Natto với nước tương hoặc súp "tsuyu-no-moto" sẽ rất ngon miệng. Cả gia đình ông vẫn thường sum họp bên nhau, ăn Natto hầu như mỗi ngày. Như một thói quen, vợ ông không bao giờ quên bày biện Natto trên bàn và nêm rất ít muối trong mọi món ăn để phòng huyết áp chồng tăng cao.
Con đường dẫn tới thành công không trải sẵn hoa hồng. Trong cuộc sống hiện đại, muốn thành công thì mỗi cá nhân đều phải đối mặt với nhiều áp lực. Thực tế đã có nhiều tấm gương doanh nhân thành công, nhưng ít ai biết phía sau ánh hào quang ấy, họ phải trả giá bằng chính sức khỏe của bản thân mà đột quỵ là một trong số những hệ quả ấy. Không chỉ riêng giới doanh nhân mà nhiều người Việt Nam khi lựa chọn cuộc sống áp lực, duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh… cũng là những đối tượng tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ cao.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington (Mỹ) công bố trên tạp chí khoa học New England Journal of Medicine bản đồ đột quỵ thế giới với nhiều kết luận gây bất ngờ. Trong đó đáng chủ ý nhất là thông tin có tới 1/4 dân số thế giới có nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25. Theo lý thuyết, người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh nhân đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa, vẫn có những người dưới 35 tuổi bị đột quỵ. Nhóm các quốc gia châu Á đang nằm trong khu vực đáng báo động về tình hình gia tăng số lượng người đột quỵ.
Cuộc sống đầy áp lực nhưng nếu mỗi cá nhân tạo dựng được lối sống lành mạnh sẽ không chỉ đảm bảo cho một sức khỏe tốt mà còn góp phần giải tỏa chính những áp lực đang phải đối mặt. Ngoài việc dành thời gian vận động, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, người Nhật rất quan tâm đến việc ăn những món ăn nào để phù hợp và tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, không có gì lạ khi tại Nhật Bản - áp lực công việc dành cho mỗi cá nhân là rất lớn, nhưng sức khỏe của họ vẫn được đảm bảo và sở hữu tuổi thọ trung bình đáng ngưỡng mộ.
Thay bằng việc ăn uống vô tội vạ, thiếu khoa học, nhiều người đã chủ động tìm đến các môn thể thao rèn luyện cơ thể và bổ sung thêm những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Natto là một món ăn quen thuộc đã gắn bó với người Nhật hàng nghìn năm nay bởi khả năng phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thường xuyên ăn đậu nành lên men không chỉ hỗ trợ tiêu hóa tốt mà còn giúp người dùng cải thiện tình trạng chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu lên não, giúp tăng tuần hoàn não. Bởi vậy, việc tạo dựng thói quen sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Natto Enzym hàng ngày là điều cần thiết, đặc biệt là đối với những người đã có tiền sử bệnh về tuần hoàn máu.
Natto Enzym được sản xuất và giới thiệu bởi Công ty Dược Hậu Giang - một thành viên của Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Các sản phẩm sử dụng hoạt chất Nattokinase của Công ty Dược Hậu Giang là sản phẩm được chứng nhận về chất lượng và được công nhận bởi JNKA. Với hàm lượng Nattokinase 670 FU/viên, Natto Enzym được hướng dẫn sử dụng ngày uống 2 viên/2 lần, nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Sản phẩm được kiểm nghiệm có tác dụng hỗ trợ giúp tăng tuần hoàn máu, phòng ngừa các bệnh liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (nhồi máu não, nhồi máu cơ tim), giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não. Những người có nguy cơ về các bệnh lý tim mạch liên quan đến huyết khối và người sau tai biến tắc mạch đã ổn định sử dụng để giúp phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Theo ước tính của Hội Can thiệp Thần kinh và Mạch máu não TP. HCM, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động. Tại bệnh viện Nhân dân 115 TP. HCM - nơi mỗi năm tiếp nhận khoảng 1.200 bệnh nhân đột quỵ, thì tỷ lệ bệnh nhân đến để cấp cứu trong "thời gian vàng" chỉ đạt 19,4%. Còn tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, trung bình mỗi tháng tiếp nhận từ 100 - 200 ca đột quỵ nhưng chỉ có 8% người bệnh cấp cứu kịp thời. Con số này ở nhiều bênh viện khác trong cả nước còn thấp hơn, chỉ 1% - 3%. Thay bằng "nước đến chân mới nhảy", phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tạo dựng lối sống lành mạnh và sử dụng những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ giúp người Việt tránh khỏi những nguy cơ và hệ quả xấu khó lường từ những chứng bệnh nguy nhiểm mà điển hình là đột quỵ.
Kiểm tra nguy cơ đột quỵ tuổi 40 tại đây. Trắc nghiệm do TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Thần kinh Can thiệp HCM tư vấn.
Nhịp sống kinh tế