img

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – mã: STB) vừa qua đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với những con số ấn tượng.

Nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước trích lập Đề án tái cơ cấu của Sacombank đạt 10.600 tỷ đồng. Nhà băng tiếp tục tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí đề án. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ghi nhận ở mức 2.900 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Về quy mô hoạt động, Sacombank tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu trong các ngân hàng tư nhân niêm yết. Tổng tài sản nhà băng này cuối tháng 6/2022 đạt hơn 551.000 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 493.000 tỷ đồng, tăng 6,2%. Dư nợ tín dụng đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng gần 7%.

Điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh của Sacombank là ngân hàng đã hoàn thành chỉ tiêu xử lý 21.576 tỷ đồng lãi dự thu còn tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Sacombank có thể tăng tốc trong giai đoạn phát triển tới.

Theo đó, trên bảng cân đối kế toán, các khoản lãi, phí phải thu giảm mạnh từ 9.951 tỷ đồng xuống còn 3.908 tỷ đồng. Tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản sinh lời xuống mức thấp 0,79%. Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, đây có thể là thời điểm đánh dấu cho sự chấm dứt của gánh nặng từ việc hoàn nhập lãi dự thu tồn đọng trong tương lai tại Sacombank.

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 1.

Ngoài ra, chất lượng tài sản của Sacombank đang được cải thiện đáng kể. Nhà băng đã tất toán 1.400 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC trong 6 tháng đầu năm. Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh khi hơn 12.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm về mức 1,22%.

Một điểm nhấn khác là tăng trưởng ở hoạt động phi tín dụng khá ấn tượng của nhà băng này. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Sacombank nửa đầu năm đạt 3.276 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ, trong đó có sự đóng góp lớn từ mảng thẻ, dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng điện tử. Tỷ trọng của thu thuần từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đạt 29%, là tỷ lệ dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng hiện nay.

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động cũng cho thấy tình hình kinh doanh của Sacombank tốt lên. Trong đó, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập giảm mạnh từ mức 55% cùng kỳ xuống còn 48% cho thấy hiệu suất lao động được cải thiện. Ngoài ra, các chỉ số an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định và cải thiện tích cực, đặc biệt là hệ số CAR duy trì trên mức 9%.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ngân hàng đã đề ra mục tiêu lợi nhuận tăng 20% lên 5.280 tỷ đồng, tổng tài sản lên 10% lên trên 573 ngàn tỷ đồng. Ban lãnh đạo Sacombank cho biết, Sacombank tự tin sẽ hoàn thành và vượt mọi chỉ tiêu cổ đông giao, hoàn thành sớm Đề án tái cơ cấu.  

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 2.

Có thể thấy, "Lời hứa" này đang dần được hiện thực hóa khi trong 6 tháng đầu năm, bất chấp bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, ngân hàng đã hoàn thành được 55% kế hoạch cả năm về lợi nhuận. Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ và đặc biệt nhà băng đã hoàn thành chỉ tiêu quan trọng trong Đề án tái cơ cấu. 

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 3.

Trong 5 năm tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu, Sacombank một mặt xử lý những vấn đề tồn đọng hậu sáp nhập, một mặt vẫn duy trì được vị thế của một ngân hàng tư nhân lớn trong hệ thống. Tại ngày 30/6/2022, tiền gửi khách hàng của Sacombank đạt hơn 456 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong các ngân hàng tư nhân và chỉ đứng sau Big 4 (Agribank, VietinBank, BIDV, Agribank).

Hiện Sacombank là ngân hàng tư nhân có mạng lưới hoạt động rộng lớn nhất với 109 chi nhánh, 443 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ưu thế này giúp Sacombank đẩy mạnh địa phương hóa chiến lược bán lẻ, tăng nguồn thu từ dịch vụ, đóng góp tích cực vào lợi nhuận.

Trải qua giai đoạn khó khăn, lợi thế của Sacombank vẫn còn đó với nền tảng vững chắc đến từ quy mô lớn và uy tín cao trước khách hàng, đối tác. Không những vậy, hình ảnh của Sacombank cũng ngày một nâng tầm khi ngân hàng tham gia tích cực vào cuộc đua chuyển đổi số, liên tục ứng dụng công nghệ mới để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Đây cũng là lý do giúp Sacombank hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững.

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 4.

Tại ngân hàng hơn 30 năm tuổi này, hành trình chuyển đổi số không phải chỉ mới thực hiện những năm gần đây mà đã bắt đầu từ 17 năm về trước, khi những khái niệm như "chuyển đổi số", "số hóa" còn chưa phổ biến.

Những năm đầu thế kỷ XXI, khi nhận thấy tốc độ phát triển dần tăng lên, Sacombank đã mạnh tay đầu tư 5 triệu USD để xây dựng hệ thống Ngân hàng lõi T24. Đây là hệ thống lõi hiện đại nhất lúc bấy giờ và việc đầu tư một khoản tiền lớn như vậy là quyết định đầy táo bạo và tiên phong trên thị trường, nhưng cũng đã đem lại hiệu quả rất lớn, hỗ trợ đắc lực cho Sacombank trong việc đa dạng hóa sản phẩm và sớm vươn lên có vị thế khác biệt trong hệ thống.

Tinh thần quyết liệt đó vẫn được ngân hàng tiếp tục cho đến ngày nay, đặc biệt là trong sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0. Hàng loạt sáng kiến mới cũng được ngân hàng triển khai những năm gần đây như triển khai eKYC (xác thực thông tin cá nhân trực tuyến), Chatbot (ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên hỗ trợ công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng", công nghệ Tap to Phone (thanh toán không tiếp xúc trên Mobile App dành cho doanh nghiệp),…

Hoạt động quản trị vận hành cũng được số hóa mạnh mẽ. Ngân hàng đã đưa vào vận hành Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM và Hệ thống LOS nhằm thống nhất quá trình khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng. Ngoài ra, Sacombank cũng số hóa hoạt động tư vấn, chăm sóc bán hàng tại quầy.

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 5.

Sacombank cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu về công nghệ thẻ hiện nay tại Việt Nam. Mới đây, nhà băng này đã tiên phong kết hợp với Mastercard cho ra mắt thẻ tích hợp 1 chip Sacombank Mastercard Only One - dòng thẻ quốc tế công nghệ cao lưu trữ thông tin thẻ tín dụng và thẻ thanh toán trên cùng một con chip.

Nhờ những hoạt động số sôi nổi như vậy mà Sacombank liên tục được xướng tên trong các hạng mục giải thưởng và danh hiệu danh giá. Vừa qua, nhà băng đã đạt giải Sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm trong lĩnh vực Ngân hàng số dành cho công nghệ Tap to phone (trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2022); loạt giải thưởng về công nghệ số, doanh số giao dịch và số lượng thẻ phát hành từ các tổ chức thẻ quốc tế như Mastercard và Visa.

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 6.

Khi bước vào cuộc đua chuyển đổi số, tại Sacombank, mục tiêu cuối cùng là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Điều này không chỉ đến từ những tính năng mới, công nghệ mới và còn đến từ văn hóa phục vụ, cách chăm sóc khách hàng.

Mới đây, Sacombank đã đưa vào hoạt động trụ sở mới của Trung tâm Dịch vụ Khách hàng hàng và Telesales tại địa chỉ 279 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.Hồ Chí Minh. Đây là bước khởi tạo quan trọng cho mục tiêu ứng dụng công nghệ cao, tiến tới chuyển đổi số toàn diện công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, cũng như góp phần vào sự thành công của chiến lược chuyển đổi số Sacombank giai đoạn 2022-2026. Đồng thời, ngân hàng cũng vừa bổ sung thêm hotline 1800 5858 88 miễn phí hoàn toàn cước tư vấn và cước dịch vụ cùng phím bấm được đơn giản hóa nhằm phục vụ khách hàng tối ưu hơn.

Đặc biệt, Trung tâm Dịch vụ khách hàng Sacombank còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo với hệ thống Trợ lý thông minh (Sari) tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ phù hợp và gia tăng kết nối với khách hàng.

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 7.

Hiện Sari sử dụng hình thức giao tiếp chat trực tuyến để hỗ trợ khách hàng cá nhân bằng ngôn ngữ tiếng Việt, phục vụ khách hàng 24/7, tư vấn về các sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi, hỗ trợ kiểm tra thông tin giao dịch, tiếp nhận và giải quyết các góp ý, khiếu nại của khách hàng,…

Trợ lý ảo có khả năng tự học và ngày càng hoàn thiện theo thời gian nhờ được ứng dụng công nghệ AI và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Bởi vậy, trợ lý ảo hứa hẹn sẽ tạo nên thay đổi rất lớn, giúp khách hàng đơn giản và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện nay. Trợ lý thông minh Sari có thể hiểu và trả lời nhanh chóng các thắc mắc của khách hàng.

Và song song với cuộc đua về công nghệ, Sacombank cũng không quên việc xây dựng và phát triển văn hóa phục vụ khách hàng, bởi suy cho cùng, con người sẽ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt. Công tác đào tạo tại Sacombank được chăm chút từ nghiệp vụ, kỹ năng đến thái độ phục vụ để mỗi Sacombanker luôn chăm sóc khách hàng một cách tận tâm và chuyên nghiệp.

Trở lại vị thế đỉnh cao, Sacombank chiêu đãi khách hàng ngày càng hậu hĩnh - Ảnh 8.

Những sản phẩm, dịch vụ mới của Sacombank thời gian gần đây cũng cho thấy nhà băng luôn đề cao trải nghiệm một cách dễ dàng và bảo mật hơn cho khách hàng. Chẳng hạn, nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp xác thực thông tin người thụ hưởng trên hợp đồng ngoại thương trước khi gửi yêu cầu thanh toán quốc tế, Sacombank đã chính thức triển khai Dịch vụ xác thực thông tin người thụ hưởng trước thanh toán quốc tế (Swift Pre-validation).

Swift Pre-validation giúp doanh nghiệp chủ động tra cứu tên, số tài khoản người thụ hưởng trước khi gửi yêu cầu chuyển tiền quốc tế. Dịch vụ phục vụ khách hàng 24/7, kết quả tra cứu sẽ được phản hồi ngay lập tức.

Với dịch vụ này, khách hàng sẽ tránh được các sai sót trong việc chuyển tiền ra nước ngoài, giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh từ việc chậm trễ thanh toán và mất thời gian tra soát như phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp hoặc phải chịu chi phí phạt chậm thanh toán từ đối tác.

Sacombank cũng liên tục có các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng với quy mô "khủng" để tăng tính gắn kết với người dùng.Ngân hàng cho biết, từ ngày 22/8-22/10/2022, Sacombank triển khai chương trình "Quét QR – Thanh toán thả ga" với nhiều ưu đãi và tặng tiền dành cho các cửa hàng, hộ kinh doanh chấp nhận, khuyến khích khách hàng thanh toán qua mã VietQR trên ứng dụng Sacombank Pay. Tổng giá trị chương trình gần 500 triệu đồng.

Trong đó, 3 cửa hàng, hộ kinh doanh có tổng giá trị các giao dịch nhận thanh toán qua mã VietQR cao nhất trong thời gian diễn ra chương trình (tối thiểu 30.000.000 đồng) sẽ được tặng 7.900.000 đồng.

Với nhiều nỗ lực số hóa hoạt động và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, số lượng khách hàng của Sacombank tăng trưởng mạnh những năm gần đây và chính thức cán mốc 10 triệu khách hàng vào cuối năm 2021. Nhà băng tiếp tục đặt kỳ vọng cao trong 5 năm tới (2022-2026) với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cùng với chuyển đổi số hóa toàn diện thông qua nhiều giải pháp công nghệ trên mọi hoạt động chính.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên