Trong cuốn sách Good to Great - tác phẩm nổi tiếng trong giới doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp, tác giả Jim Collins chỉ ra rằng để một tổ chức trở nên xuất sắc hơn so với phần còn lại, vấn đề quan trọng nhất là xác định được doanh nghiệp của bạn có thể trở nên giỏi nhất trong lĩnh vực, phân khúc nào. Tác giả đặt ra khái niệm con nhím và nhấn mạnh về sự thấu hiểu. Việc thấu hiểu vấn đề "giỏi nhất thế giới" là một tiêu chuẩn khắt khe. Các công ty có thể tạo bước nhảy vọt, đề ra mục tiêu và chiến lược dựa trên sự thấu hiểu nội tại tổ chức.
Bên cạnh đó, tác giả Jim Collins cũng đưa ra 7 vấn đề về văn hóa kỷ luật, tạo nên sự bứt phá trong đó có tinh thần dám nghĩ dám làm; đề ra mục tiêu và thực hiện bằng được; xây dựng sự tự do và trách nhiệm trong khuôn khổ; đưa chuẩn mực lên một tầm cao mới; chỉ làm những điều phù hợp và từ chối những thứ không cần thiết; chọn lọc cơ hội; và can đảm chuyển hướng các nguồn lực vào một hay chỉ vài lĩnh vực.
Đối với công ty có những bước nhảy vọt, công nghệ là chất xúc tác. Những công ty xuất sắc có 20% sự thành công là do công nghệ, và 80% là do văn hóa doanh nghiệp. Các công ty nhảy vọt đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới một cách chọn lọc.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính vẫn đang trên con đường vươn mình, từng bước trở thành biểu tượng của nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Những kinh nghiệm từ các công ty xuất sắc trên thị trường Mỹ là gợi ý để các doanh nghiệp Việt Nam tạo nên bước tiến vượt bậc.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tài chính của Việt Nam đã tạo dấu ấn trên thị trường. Đâu đó tại một số tổ chức, những yếu tố tạo nên một doanh nghiệp xuất sắc đã hiện diện và sáng tạo sự bứt phá.
TPBank là minh chứng cho bước tiến thần kỳ, qua một thập kỷ trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam về chuyển đổi số, thương hiệu, uy tín trên thị trường.
Sau khi tham gia vào tái cơ cấu TienPhongBank - tiền thân của TPBank, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú và Phó Chủ tịch Đỗ Anh Tú đã mang triết lý kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, và lan tỏa mong muốn thấu hiểu khách hàng đến mỗi con người của ngân hàng. Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều hướng đến giải quyết nhu cầu khách hàng, mang đến trải nghiệm tiện ích, khác biệt.
Dưới sự dẫn dắt của các doanh nhân đã rất thành công trên thương trường, TPBank hiểu được cần tập trung vào điều gì, ưu tiên vào các hoạt động cần thiết và biết cách từ chối những điều không phù hợp. Đây cũng là một trong những yếu tố nhận biết của một tổ chức xuất sắc, theo tác giả Jim Collins.
Ngân hàng hướng vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi và luôn xác định rõ con đường phát triển: bền vững, kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản.
Năm 2022, khi nhiều ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang áp dụng Basel II thì TPBank đã hoàn thành triển khai Basel III, Basel III Reforms theo SA. Và đến tháng 5/2023, TPBank tiếp tục triển khai Dự án Tính vốn theo Basel III dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ (FIRB & AIRB).
Ngân hàng Tím cũng là đơn vị dẫn đầu trong việc áp dụng IFRS 9 về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, tăng cường tính minh bạch và chất lượng công bố thông tin, từ đó mở rộng uy tín và hình ảnh của TPBank trên thị trường quốc tế.
Bằng việc tập trung vào khách hàng và kết hợp quản trị rủi ro chặt chẽ, TPBank giữ đà tăng trưởng lợi nhuận 10 năm liên tục, số lượng khách hàng vượt 10 triệu người, cùng với nền tảng sức khỏe tài chính liên tục cải thiện.
2023 là năm thứ hai liên tiếp, TPBank được The Banker Asian xếp vị trí dẫn đầu Việt Nam về vững mạnh tài chính với loạt điểm cao ở các thành phần về cơ cấu nợ, cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi, hệ số CAR...
TPBank cũng nâng tầm thương hiệu với định giá 424,88 triệu USD, chỉ số sức mạnh đạt 69,37, trong top 4 ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam.
Theo ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành - Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance: "Cam kết đổi mới của TPBank được thể hiện rõ qua số điểm ấn tượng 9,9/10 trong thuộc tính nghiên cứu "Đổi mới". Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và triển khai các biện pháp xử lý hiệu quả".
Đại diện của Brand Finance chia sẻ chiến lược tập trung vào các sản phẩm cho vay bán lẻ của TPBank là một yếu tố then chốt góp phần tạo nên thành công, đặc biệt là ở thị trường mà hoạt động cho vay bán lẻ có mức độ thâm nhập thấp. Bằng cách giải quyết nhu cầu cho vay bán lẻ và triển khai các thủ tục cho vay hợp lý thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, ngân hàng thu hút và mở rộng đối tượng khách hàng hiệu quả, đặc biệt là nhóm dân số trẻ. Bên cạnh đó, việc chú trọng vào các giải pháp tài chính sáng tạo và quan hệ đối tác cũng là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của TPBank. Ngân hàng tích cực phát triển và tích hợp các dịch vụ tài chính vào các nền tảng đối tác thông qua các khái niệm như Open Banking và Banking as a Service.
Đổi mới, sáng tạo là yếu tố luôn được TPBank áp dụng trong kinh doanh bao gồm quản trị rủi ro và quy trình hoạt động. Ngân hàng liên tục cập nhật và áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế về kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững - tiên phong đáp ứng các quy định của cơ quan quản lý trong hoạt động và thực hiện ở cấp bậc nâng cao.
Ngay từ những ngày đầu tái cơ cấu, công nghệ được lựa chọn là lợi thế cạnh tranh. Số hóa là một trong 4 giải pháp trong đề án tái cơ cấu trình Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, điều làm nên sự đặc biệt của TPBank, không chỉ là con đường chuyển đổi số, mà là cách làm điều này. Những sản phẩm dịch vụ, tính năng của TPBank là các giải pháp công nghệ xuất phát từ chính nhu cầu khách hàng, biến mọi thứ trở nên đơn giản, tiện ích hơn và trải nghiệm khác biệt.
Các sản phẩm công nghệ nổi bật của ngân hàng Tím đã trở thành biểu tượng của chuyển đổi số ngành ngân hàng Việt Nam.
Năm 2016, TPBank lần đầu tiên ra mắt mô hình ngân hàng tự động LiveBank 24/7 phục vụ khách hàng mọi lúc tại Việt Nam với mục tiêu chuyển đổi từ chi nhánh truyền thống sang hệ thống giao dịch tự động.
Hệ thống LiveBank 24/7 khi đó là "bom tấn" của thị trường tài chính ngân hàng, bởi lần đầu tiên người dùng Việt Nam không cần đến quầy giao dịch vẫn có thể mở tài khoản, nộp tiền mặt vào tài khoản, đăng ký và lấy thẻ ATM, mở sổ tiết kiệm… với bình quân chỉ mất 5-7 phút/mỗi giao dịch. LiveBank 24/7 làm việc không ngừng nghỉ, 24/24h và suốt 365 ngày/năm đã tạo nên sự thay đổi lớn trong nhận thức của người dùng ngân hàng về dịch vụ tài chính. Đây cũng là một trong những bước ngoặt thay đổi thói quen của người dân, chuyển từ offline lên các kênh online.
LiveBank 24/7 có thể nói là dấu mốc đầu tiên khẳng định sự tiên phong của TPBank trong cuộc đua công nghệ. Tinh thần "tiên phong" đó vẫn được duy trì qua những sáng tạo, đổi mới về công nghệ trên các sản phẩm và dịch vụ của TPBank.
Nhà băng cũng đang tiếp tục phát triển thí điểm LiveBank 24/7 + tích hợp các dịch vụ khác như gửi đồ, mua vật dụng nhỏ và nhiều tiện ích.
Mới đây, TPBank tiếp tục ra mắt trợ lý số eCM xác thực 3 trong 1 tại quầy. Chỉ cần đăng ký hồ sơ số một lần duy nhất tại quầy hoặc LiveBank, khách hàng có thể đến giao dịch tại quầy mà không cần mang theo căn cước công dân, ký giấy tờ…
Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, TPBank được vinh dự là ngân hàng duy nhất được góp mặt ở triển lãm và tạo nên sức hút không nhỏ tại gian hàng công nghệ tích hợp của Bộ Công an cùng bộ đôi LiveBank 24/7 và "Trợ lý số" eCM - thiết bị định danh 3 trong 1 tại quầy giao dịch. Đây là hai thiết bị, sản phẩm đầu tiên của hệ thống ngành ngân hàng có khả năng đọc căn cước công dân (CCCD) gắn chip và định danh khách hàng để sử dụng trong giao dịch nhờ kết nối thành công với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an.
LiveBank 24/7 được trang bị công nghệ NFC tích hợp luồng đọc thẻ chip CCCD và eCM 3in1 được nâng cấp module NFC nhờ đó có thể quét CCCD gắn chip để xác thực và đăng ký hồ sơ số tại TPBank. Với gần 500 ngân hàng tự động tối tân LiveBank 24/7 và rất nhiều thiết bị eCM 3in1 tại quầy giao dịch, trong thời gian tới, TPBank sẽ triển khai rộng rãi tính năng quan trọng này trên toàn hệ thống ngân hàng số của mình. Khách hàng có thể sử dụng CCCD gắn chip để xác thực và mở tài khoản, sử dụng dịch vụ tài chính, khi đến giao dịch tại quầy với eCM 3in1 hay tại bất cứ LiveBank 24/7 nào. Một điều thú vị là các khách hàng của nhà băng này từ lâu nay đã không cần mang bất cứ giấy tờ gì và rất dễ dàng giao dịch với LiveBank 24/7 thông qua xác thực sinh trắc học đảm bảo an toàn và bảo mật cao nhất. Ngoài ra, việc chuyển dịch dần giao dịch truyền thống sang sử dụng các công nghệ hiện đại, xác thực bằng thực bằng sinh trắc học không cần giấy tờ, hồ sơ, chứng từ (paperless) không chỉ giúp gia tăng sự tiện lợi và chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn thể hiện sự cam kết của TPBank với mục tiêu bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Năm trước, ngân hàng Tím cũng cho ra mắt loạt tính năng nổi bật trên ứng dụng TPBank Mobile như ChatPay - chuyển tiền giao diện tin nhắn, VoicePay- Chuyển tiền bằng giọng nói, FacePay - thanh toán nhận diện khuôn mặt… được người dùng ưu thích.
Năm 2020, TPBank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên hoàn thiện quy trình mở tài khoản thông qua "định danh khách hàng điện tử" (eKYC) trên ứng dụng di động. Theo đó, khách hàng có thể xác thực danh tính qua công nghệ video call, nhận diện sinh trắc học và hàng loạt các công nghệ kiểm tra tính thật giả của chứng minh nhân dân, căn cước công dân để mở tài khoản ngân hàng.
Bên cạnh đó, TPBank cũng xây dựng nền tảng TPBank Biz giúp khách hàng doanh nghiệp có thể quản trị tài chính và giao dịch thuận tiện trên kênh số cùng nhiều dịch vụ như bảo lãnh online, chứng từ số…
Có thể nói, những bước đi sáng tạo đã đưa tên tuổi TPBank vươn lên Top đầu thương hiệu ngân hàng được người dùng yêu thích dù họ là một trong những nhà băng "trẻ" nhất trong hệ thống với 15 năm tuổi.
Mới đây, TPBank đã xuất sắc đạt gần 102.000 lượt bình chọn từ Hội đồng Thẩm định Better Choice Award 2023 và khán giả để trở thành thương hiệu đạt giải Better Choice Award 2023 tại hạng mục Innovative Choice Awards – Thương hiệu bền vững nhờ Đổi mới sáng tạo.
Mỗi một công nghệ mới khi được TPBank triển khai đều phải đáp ứng được điều kiện: hiện đại nhất, hợp thời nhất và giải quyết tốt nhất nhu cầu của người dùng. Tâm niệm này đã trở thành DNA số của TPBank giúp ngân hàng vững bước trên hành trình chuyển đổi số tạo nên sự khác biệt và dẫn đầu.
TPBank cũng đã chuẩn bị nguồn lực ngân hàng số từ nhiều năm, bao gồm cả về nguồn vốn và con người. Ngân hàng Tím hiện tại xây dựng lực lượng nhân sự công nghệ có kinh nghiệm và có chiều sâu, làm chủ nguồn lực và một số công nghệ cùng tham gia quá trình số hóa, triển khai theo mô hình Agile, DevOps kết hợp Design Thinking. Nhờ đó, TPBank luôn có được sự tự chủ về mặt công nghệ, chủ động triển khai các dự án mới một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Hoạt động quản trị rủi ro của TPBank có tính ứng dụng công nghệ cao. Ngân hàng đã triển khai dụng trí tuệ nhân tạo AI, Big Data trong việc cấp hạn mức tín dụng và xét duyệt khoản vay. Chính sự tiên phong trong công nghệ và quản trị rủi ro đã giúp TPBank vượt qua những khó khăn chung của thị trường, ngay ở thời điểm khó khăn như dịch Covid-19.
Trong thông điệp của Chủ tịch TPBank nhân kỷ niệm 15 năm, ông Đỗ Minh Phú chia sẻ: "Ở tuổi 15, TPBank đã sẵn sàng với vận hội thênh thang của kỷ nguyên số. TPBank sẽ tiếp tục là ngân hàng kiến tạo nhiệt thành và đồng hành truyền cảm hứng cho đời sống số của hàng chục triệu khách hàng Việt Nam".
Vị thuyền trưởng của TPBank chia sẻ ngân hàng sẽ tiếp tục vươn lên trên con đường trở thành tập đoàn tài chính tư nhân vững mạnh, nâng tầm vị thế trong nước và vươn tầm khu vực. Ngân hàng sẽ vẫn mãi mang tinh thần của Người Tiên Phong rẽ sóng đạp gió, xuyên vạn trùng dương, chắc tay biển lớn để tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, ghi dấu tên mình lên lớp lớp đỉnh cao.
Ngân hàng Tím đang tiếp tục dẫn đầu bước sang giai đoạn đổi mới - sáng tạo số. Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank từng đề cập: "Chúng tôi tiên phong đi trước chắc chắn cơ hội sẽ lớn hơn, nhưng đồng thời thách thức cũng không hề nhỏ, trong đó có chi phí đầu tư vào công nghệ. Bởi vậy, một khi đã đầu tư là phải dẫn đầu công nghệ. Chúng tôi kiên định vào mục tiêu và cải tiến liên tục để tìm ra những phương thức số hóa hiệu quả nhất, tối ưu nhất, đem lại những trải nghiệm mới, nâng tầm giá trị của những khách hàng đồng hành cùng chúng tôi".
Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ số hóa nổi bật đã và đang được ngân hàng tiếp tục khai thác dựa trên các công nghệ hàng đầu như AI, Big Data, Machine Learning... ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào tất cả các dịch vụ ngân hàng cốt lõi: thanh toán, tín dụng, tiền gửi... Với hệ sinh thái đa dạng, kết nối với nhiều dịch vụ, ngân hàng mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích cho người sử dụng trên không gian số. Sự kết nối giữa giải pháp tài chính số của TPBank và hệ sinh thái số toàn diện ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trong xã hội số của tương lai.
An ninh Tiền tệ