img
Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 1.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 3.

Khi khách hàng không còn mặn mà với việc bước ra đường mua sắm như trước, mọi hoạt động tiêu dùng đều được "online hóa".

"Tuy nhiên, bên cạnh việc cần có một kênh kỹ thuật số mạnh mẽ, các thương hiệu cũng cần gia tăng mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng. Bán hàng trực tiếp sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, điều này sẽ mở ra khả năng sinh lời trong tương lai tốt hơn cho thương hiệu", ông Hilding Anderson - Trưởng bộ phận Chiến lược bán lẻ khu vực Bắc Mỹ tại công ty tư vấn kỹ thuật số Publicis Sapient cho biết.

Trải nghiệm của khách hàng được coi là điểm khác biệt số một của thương hiệu trong những năm gần đây bởi trung bình sẽ có 1 trong số 3 người rời bỏ thương hiệu mà họ yêu thích chỉ sau một trải nghiệm tồi tệ. Khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn tới 13% cho các dịch vụ sang trọng và đam mê chỉ đơn giản bằng cách nhận được trải nghiệm tuyệt vời, thậm chí 49% người mua đã mua hàng sau khi nhận được trải nghiệm được cá nhân hóa.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 4.

Sự chuyển hướng gia tăng trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là trải nghiệm trực tiếp đã được nhiều thương hiệu triển khai hiệu quả, trong đó phải kể đến Tupperware - Thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu tại Mỹ. Thương hiệu này khi gia nhập thị trường Việt Nam đã được "bản địa hóa" nhằm tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn. Đặc biệt, khi triển khai chiến lược thay đổi nhận diện thương hiệu từ tháng 11/2021, mỗi cửa hàng Tupperware đã trở thành điểm đến trải nghiệm sản phẩm đặc biệt dành cho những người có niềm đam mê ẩm thực.

Đến với Tupperware, các khách hàng có thể trổ tài nấu nướng, các con được học làm bánh... vừa được thỏa mãn niềm đam mê nội trợ, vừa có cơ hội sử dụng thử các sản phẩm và học nấu ăn từ các đầu bếp giàu kinh nghiệm. "Chúng tôi mong muốn khách hàng luôn cảm thấy vui vẻ, háo hức khi bước vào không gian bếp của Tupperware. Khi đó, mối quan hệ giữa chúng tôi và khách hàng sẽ trở nên gắn bó như những người bạn có dịp gặp mặt, trò chuyện, chia sẻ niềm đam mê vào bếp", bà Trang Đỗ - CEO Tupperware Việt Nam cho biết.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 5.

Bên cạnh việc gia tăng trải nghiệm trực tiếp đến khách hàng, các thương hiệu hiện nay còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân sự chính thức. Chia sẻ về điều này, bà Trang Đỗ cho biết, thói quen làm việc trực tuyến trong thời dịch bệnh đã khiến một bộ phận người lao động không còn hào hứng làm việc toàn thời gian như trước. Do đó, trong năm 2022, không riêng Tupperware, các doanh nghiệp đa số khá khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự.

Dựa vào tâm lý của người lao động và để thích nghi với hoàn cảnh mới, thay bằng việc tuyển dụng nhân sự cố định, Tupperware hướng dẫn đối tác kinh doanh chia nhỏ lượng công việc và chuyển nhân sự cố định sang thành nhân sự làm việc theo giờ. Như vậy với khoản chi phí nhân sự cho vận hành giống như trước đây, các cửa hàng vẫn đảm bảo được hiệu suất làm việc ổn định.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 6.

Trong năm 2022 khi nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, doanh số Tupperware Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ năm 2021, hãng đã chủ động chia nhỏ các hộp sản phẩm thành các gói sản phẩm nhỏ hơn với giá thành hợp lý hơn để bắt kịp xu hướng thắt chặt chi tiêu của khách hàng. Khi nhu cầu thị trường giảm nhẹ, hãng cũng áp dụng chính sách bảo trợ cho hệ thống cửa hàng thông qua các chương trình khuyến mại với ưu đãi lớn để kích cầu mua sắm. Theo đó, để thu hút sự chú ý của khách hàng, các cửa hàng Tupperware đã liên kết cùng triển khai các hoạt động bán hàng và tương tác với khách hàng, tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và nhận về nhiều phản hồi tích cực.

Thế giới đang trải qua nhiều khó khăn thách thức bởi hậu quả của dịch Covid-19 và chu kỳ suy thoái mới, do đó việc phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh là điều khó tránh khỏi không chỉ riêng đối với Tupperware Việt Nam. Để đối mặt với vấn đề này, Tupperware tiếp tục kiên trì tập trung vào giá trị thực và khác biệt của sản phẩm, đồng hành cùng người tiêu dùng vun đắp cho cuộc sống gia đình. Theo đó, hệ thống cửa hàng đã được bổ sung thêm 50 thành viên mới được xem là "trái ngọt" trong năm 2022 của thương hiệu Mỹ tại Việt Nam.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 7.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 8.

Covid-19 vừa mang đến thách thức vừa mở ra cơ hội cho các thương hiệu quốc tế như Tupperware tại Việt Nam. Trên thực tế nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người Việt đã gia tăng đáng kể hậu Covid, PwC Việt Nam cho biết "Quá trình phát triển toàn diện của ngành y tế, các yếu tố công nghệ, số hóa và dịch bệnh đã thúc đẩy những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh vực y tế. Trong số các xu hướng mới, chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe".

Nếu như trước đây người tiêu dùng trong nước quan tâm nhiều hơn về thực phẩm xanh và sạch thì hiện nay nhu cầu sử dụng các loại vật liệu bền vững để bảo quản thực phẩm đã và đang được chú trọng hơn trước. Chất lượng luôn là thế mạnh của Tupperware trên thị trường bởi sản phẩm đều được sản xuất từ nhựa nguyên sinh 100% với thiết kế thông minh giúp hạn chế quá trình oxi hóa của thực phẩm.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 9.

Từ những thành quả đã đạt được trước đó, trong năm 2023 Tupperware Việt Nam đặt ra mục tiêu mở rộng thị trường toàn quốc trong đó tập trung trọng điểm thị trường Tây Nam Bộ. Cùng với quá trình phát triển nhóm khách hàng mới, việc tăng cường kết nối với khách hàng hiện tại thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng sẽ luôn được chú trọng sẽ giúp Tupperware giữ được thị phần và tệp khách hàng thân thiết.

Nhiều chuyên gia dự báo năm 2023 kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng bất ổn cùng sức cạnh tranh ngày càng lớn. Thay vì 3% đã đưa ra trước đó, Ngân hàng Thế giới mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 1,7%. Cùng với đó Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đưa là nhận định 1/3 nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái. Ý thức được những thách thức này, thay bằng việc đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ như trong thời gian trước, Tupperware Việt Nam lựa chọn gia tăng sức mạnh nội lực.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 10.

Thông qua việc tạo dựng nên không gian trải nghiệm nấu ăn, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm trực quan, sinh động... vị CEO này kỳ vọng sẽ hình thành nên một cộng đồng những người yêu thích sản phẩm Tupperware, yêu ẩm thực ngày càng đông đảo trong thời gian tới. Hiện nay ngay trong nội bộ hệ thống Tupperware, nhiều thành viên cũng đã bắt đầu chủ động tham gia các lớp học yoga, tập thể thao, eat clean... để vừa tạo dựng nên thương hiệu cho bản thân, vừa trở thành những nhân vật truyền cảm hứng cho cộng đồng Tupperware trên mạng xã hội.

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 11.

Tupperware Việt Nam hiện phân phối 4 dòng sản phẩm chính: dòng sản phẩm On the Go chuyên về bình đựng nước với màu sắc và kích thước đa dạng; dòng Food Conservation cung cấp giải pháp lưu trữ thực phẩm thông minh cho tủ lạnh, tủ bếp, sản phẩm dùng trong lò vi sóng; dòng Cookware mang đến giải pháp chế biến thực phẩm với các sản phẩm thân thiện với môi trường; dòng máy lọc nước Nano Filter đem lại nguồn nước sạch an toàn sức khỏe cho các gia đình. Không quá khi nói rằng Tupperware đã cung cấp trọn vẹn giải pháp lưu trữ, chế biến thực phẩm thông minh uy tín trên thị trường.  

Tupperware Việt Nam và chiến lược kinh doanh trong điều kiện thị trường xuất hiện nhiều biến số - Ảnh 12.

An An
Hương Xuân

Ánh Dương

Trí thức trẻ

Trở lên trên