img
Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 1.

 năm trước, sở hữu và tiếp cận thông tin là thế mạnh không chia đềucho tất cả. Ngày hôm nay, trong bầu khí quyển truyền thông, đặc quyền bị phá bỏ khi thông tin tràn ngập trong mọi lĩnh vực, khả năng lựa chọn, phân tích thông tin mới là ưu thế sống còn. 

Những ngày này, câu chuyện chúng ta thường hay nhắc đến là gì? 

Chuyện một nhà nghiên cứu già dành gần hai chục năm cuộc đời để theo đuổi một công trình của riêng ông về ngôn ngữ. Chưa bàn đến sự khả dụng hay không, nhưng tâm huyết và sự nghiêm túc của ông dành cho công trình này là có thật, và nó đáng được trân trọng.

Thế nhưng, chúng ta thấy gì trên mạng Internet?

Công trình của vị PGS-TS bị cư dân mạng ném đá không thương tiếc. Hàng triệu con người sử dụng mạng xã hội lao vào và sử dụng những từ ngữ tục tĩu nhất để miệt thị một công trình nghiên cứu đầy say mê. Cư dân mạng mê man hùa theo một cơn giận dữ ảo, như thể vị PGS-TS kia là một tội đồ mắc tội không dung thứ. Chỉ riêng việc lướt comment và đọc những lời nói cay độc, những bức ảnh chế cũng đủ giúp bạn nhìn thấy hết những từ ngữ xấu xí nhất trong từ điển Việt Nam. Thậm chí, có người chỉ tham gia hùa vào, chửi cho vui, miệt thị cho vui, cho đúng xu thế chứ chẳng đọc đầu đuôi câu chuyện, chẳng đặt câu hỏi tại sao lại thế này? Vì sao lại thế kia? 

Câu chuyện này tương tự như n câu chuyện khác trôi nổi trên MXH, xuất hiện hàng ngày, kéo dài vài tuần, thậm chí cả tháng. Tất cả đều có một điểm chung: Cơn giận dữ mù quáng của cư dân mạng.  

Sự phát triển quá nhanh của công nghệ không tặng kèm cho chúng ta một màng lọc thông tin hiệu quả. Mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình thiết bị để xác định và chắt lọc ra sự thật. Thiết bị ấy cũng là vũ khí để chúng ta tự bảo vệ. Thứ thiết bị/ vũ khí đó không nằm ngoài cơ thể, mà cần cài đặt bên trong: Tư duy phân tích, tên gọi khác là tư duy phản biện.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 3.

Trong giới học thuật lưu truyền một câu chuyện thú vị. Cách đây không lâu, câu chuyện ấy được dựng thành một clip với tên Does God Exist?

Trong một lớp tiểu học nọ, người thầy đứng trước học trò và nói: "Ta sẽ chứng minh cho các con rằng, nếu Chúa tồn tại, thì ông ta là quỷ dữ." Người thầy lập luận: "Chúng ta đều biết Chúa tạo ra mọi thứ. Nếu đó là thật thì Chúa cũng tạo ra quỷ dữ. Như vậy Chúa chính là quỷ dữ."

Một cánh tay giơ lên từ cậu bé tóc xoăn: "Thưa thầy, cái lạnh có tồn tại không ạ?" 

"Tất nhiên là có. Trong các em ai lại chưa thấy lạnh nào?"

"Thầy đã sai!". Cậu bé lắc đầu. "Sự thật là cái lạnh không tồn tại. Theo các định luật vật lý, thứ ta gọi là lạnh thực chất chỉ là biểu hiện của thiếu vắng nhiệt độ. Thưa thầy, bóng tối có tồn tại không ạ?"

Thầy bối rối: "Tất nhiên… là có."

"Thầy sai một lần nữa. Bóng tối cũng không tồn tại. Bóng tối thực chất là sự thiếu vắng ánh sáng. Chúng ta có thể nghiên cứu ánh sáng, không phải bóng tối." Cậu bỗng nghiêm giọng. "Quỷ dữ không tồn tại. Chúa không tạo ra quỷ dữ. Vì giống như cái lạnh và bóng tối, đó là kết quả của việc con người không có được tình yêu của Chúa."

Đoạn clip khép lại với tên cậu bé hiện ra: Albert Eisnstein. Chúng ta đều biết đó là ai.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 4.

Không bàn đến các yếu tố tôn giáo và mục đích của đoạn clip là kêu gọi tăng cường giảng dạy giáo lý tại các trường học Mỹ, câu chuyện này là ví dụ dễ hiểu nhất cho tư duy phản biện, ở cả cốt lõi nhận thức và thái độ. Đó là cách một người dùng các lập luận rõ ràng, logic, có tính thuyết phục cao, để phản bác lại một vấn đề được nêu ra trước đó. Người đó cũng đã vượt qua các rào cản cấp bậc trong quan hệ, không để nó ảnh hưởng đến sự công tâm, khách quan, tính chính xác của điều mình phân tích và tin tưởng.

Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 5.

Kết quả của quá trình đó là tính chính xác của vấn đề được làm sáng tỏ. Nói cách khác, mọi vấn đề đều có thể khởi đi từ vùng tối, phản biện là quá trình chúng ta bước từng bậc lên khỏi miệng hang, tìm kiếm từng tia sáng nhỏ nhoi cho đến khi bước ra vùng sáng sau cùng.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 6.

Trong phim World War Z , nhân vật của Brad Pitt hỏi một người Israel rằng vì sao chỉ có dân tộc này biết được đại dịch xác sống mà cả thế giới thì không. Người Israel ấy trả lời: "Đó là nhờ quy tắc của chúng tôi. Nếu trong 10 người Israel mà 9 người đầu có cùng kết luận, người còn lại buộc phải cho rằng 9 người kia sai." Chi tiết này không hoàn toàn hư cấu.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 7.

Nếu bạn đọc quyển Quốc gia khởi nghiệp, hẳn đều nhớ chi tiết: Tại Israel, nhân viên mới của công ty được phép tranh luận với Tổng giám đốc. Một người lính cấp bậc thấp khi cần có thể không tuân theo lệnh cấp trên. Một thường dân có quyền nêu ý kiến với các cán bộ cấp cao. Tưởng phi lý nhưng không hề phi lý. Bởi đó chính là một trong các bí quyết làm nên thành công của người Israel, khiến họ được xem là dân tộc thông minh hàng đầu: Văn hóa phản biện.

Ở Mỹ và châu Âu, giáo viên rèn luyện cho học sinh tranh luận từ cấp tiểu học. Họ đặt ra các đề tài mang tính khơi gợi như "Ma quỷ có tồn tại không?" hay "Ta nên luôn trung thực hay có thể nói dối khi cần thiết?" rồi chia học sinh thành hai nhóm có ý kiến khác nhau. Các nhóm sẽ trình bày lập luận, sau đó giáo viên sẽ đổi vai trò, nhóm nào từng chống lại giờ phải ủng hộ, và ngược lại. Mục đích không phải là tìm câu trả lời, mà rèn luyện cho trẻ em thấy được các mặt khác nhau của cùng một vấn đề. Tư duy phản biện trở thành môn học chính quy. Ở mỗi cấp, lại có những môn học về tư duy mang tính chuyên sâu khác nhau, như Phân tích bằng chứng hay Tiếp cận và phát triển tranh luận. Các chủ đề cũng được chia ra như phản biện về chính trị, tôn giáo, giáo dục, tâm lý, lịch sử… cung cấp những kĩ năng tư duy trong mỗi lĩnh vực.

Ở môi trường công việc, tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân lẫn cộng đồng. Phản biện thực sự mới giúp giải quyết các mâu thuẫn, nảy ra các ý tưởng mới, hướng giải quyết mới, sáng tạo mới.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 8.

Quá trình phát triển của nhân loại chứng minh không có tiến bộ vĩ đại nào xuất hiện nếu không có tư duy phản biện đồng hành. Giordano Bruno bị Giáo hội trung cổ thiêu sống vì tin vào các bằng chứng cho thấy Trái Đất hình cầu chứ không phải mặt phẳng. Khi Charles Darwin lần đầu công bố Thuyết tiến hóa, ông bị cộng đồng khoa học tẩy chay dữ dội. Albert Einstein, bộ óc vĩ đại nhất nhân loại thế kỉ 20, cũng bị ngờ vực khi đưa ra Thuyết tương đối… Các cá nhân trên không để cho tư tưởng cũ đàn áp hoặc áp lực cộng đồng chi phối, mà kiên định tin tưởng vào kết quả từ quá trình tự vấn, trao đổi và suy nghiệm của bản thân. Nhờ bạn đồng hành vô hình mang tên phản biện, tri thức loài người đã tiến những bước xa.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 9.

Quá trình phát triển của nhân loại chứng minh không có tiến bộ vĩ đại nào xuất hiện nếu không có tư duy phản biện đồng hành. Giordano Bruno bị Giáo hội trung cổ thiêu sống vì tin vào các bằng chứng cho thấy Trái Đất hình cầu chứ không phải mặt phẳng. Khi Charles Darwin lần đầu công bố Thuyết tiến hóa, ông bị cộng đồng khoa học tẩy chay dữ dội. Albert Einstein, bộ óc vĩ đại nhất nhân loại thế kỉ 20, cũng bị ngờ vực khi đưa ra Thuyết tương đối… Các cá nhân trên không để cho tư tưởng cũ đàn áp hoặc áp lực cộng đồng chi phối, mà kiên định tin tưởng vào kết quả từ quá trình tự vấn, trao đổi và suy nghiệm của bản thân. Nhờ bạn đồng hành vô hình mang tên phản biện, tri thức loài người đã tiến những bước xa.

Có nhiều cách giải thích cho thắc mắc của dịch giả trên, nhưng sâu xa, vấn đề nằm trong sự khác biệt ở tư duy người Việt. Từ xa xưa, cha ông ta không đề cao việc tự tìm tòi phản biện. Thậm chí, phẩm chất này bị triệt tiêu từ trứng nước: Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Việc im lặng không dám bày tỏ, với nam nhi được xem là khiêm tốn, với nữ nhi được xem là kín đáo nhu mì. Tâm lý né tránh tranh luận được đúc kết như cách ứng xử khôn ngoan: Một sự nhịn, chín sự lành. Tuổi tác, vai vế, chức vụ hay kinh nghiệm đem đến tiếng nói quyết định chứ không phải quá trình trao đổi và phân tích để có được giải pháp tốt hơn. Còn trẻ mà tự tin thể hiện là không nên, bị chê Múa rìu qua mắt thợ. Chính vì thế, khi du học, học sinh sinh viên người Việt thường bối rối khi giảng viên từ chối trả lời trực tiếp mà đề nghị hãy tự tìm lời giải.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 10.

Từ "phản biện" (critical) theo nhận thức chung thiên về yếu tố "suy xét" trong tư duy. Nhưng trong tiếng Việt, nó lại thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, là các ý kiến phê phán, chống đối. Vô cùng đáng tiếc, đây lại là rào cản chưa được tháo bỏ.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 11.

Thực tế cho đến hôm nay, phần đông người Việt trẻ chúng ta, trong học tập, công việc lẫn cuộc sống hằng ngày, rất ít sử dụng đến kỹ năng phân tích và phản biện, dù các bạn có thể. Giáo dục Phổ thông lẫn Đại học vẫn theo hình thức áp đặt một chiều. Trừ một số trường quốc tế hay thực nghiệm, hầu hết học trò không được khuyến khích thể hiện bản thân. Nếu chúng ta có vấn đề thắc mắc cần đào sâu hay muốn đưa ra góc nhìn riêng, việc trình bày trước lớp dễ bị đánh giá là "tinh tướng" hay "chơi nổi", tranh luận với thầy cô bị xem là "hỗn láo". Trong gia đình, việc con cái "nghe lời" vẫn được khen nhiều hơn là "trao đổi" với mẹ cha. Dần dần, chúng ta trở nên thụ động, mong muốn được dẫn dắt hơn là tự tìm đường, thích dựa dẫm hơn là tự trải nghiệm. Chúng ta vui vẻ trong cộng đồng những người giống như mình, khó Chúng ta vui vẻ trong cộng đồng những người giống như mình, khó chịu khi chứng kiến ai đó hành động khác biệt.

Một giáo sư đến từ Arizona, Mỹ, từng có bài báo phân tích về tình trạng này ở Việt Nam. Trong đó, ông cho rằng điểm yếu lớn nhất của sinh viên Việt là không biết thể hiện chính kiến. Nếu không phạm đến lợi ích của mình, họ sẽ không phát biểu. Trong những công việc mang tính thử thách, sinh viên thường nương theo tập thể, không có ý định tự vấn xem ý kiến chung đó là đúng hay sai. Hiện nay, việc đào tạo nhân lực hiện tại của chúng ta sinh ra các nhân viên với tư duy gần như nhau. Chúng ta thường chấp nhận ngay chỉ đạo từ cấp trên, ít phản hồi, ngay cả khi phản hồi đúng đắn.

Thế nên lao động Việt thường bị đánh giá thiếu sáng kiến, thiếu đột phá. Những người lãnh đạo cũng hiếm khi tự phản biện để nhận sai, mà nương vào quyền lực để lấp liếm hoặc cho qua. Xa hơn, chúng ta không có được nhiều thành tựu ở các ngành đòi hỏi khắt khe về tư duy phản biện. Theo thống kê, tỉ lệ các công trình khoa học được công bố trên các tập san quốc tế của chúng ta thấp hơn rất nhiều các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/5 Thái Lan, 1/10 Singapore… trong khi dân số cao hơn hẳn.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 12.

Với sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc. Trang bị tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mạng mang lại. 10 năm qua có thể xem như giai đoạn chúng ta chập chững làm quen với Internet. Ở một lẽ nào đó, chúng ta giống những người lao ra đại dương trên chiếc xuồng mỏng manh, đối diện cơn bão các hệ lụy. Chưa bao giờ chúng ta tiếp nhận thông tin dễ dàng, nhanh chóng và đa dạng đến thế. Nhưng cũng chưa bao giờ chúng ta dễ bị đánh lừa, bị lôi kéo, và hay nhầm lẫn đến thế.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 13.

Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan. Một tấm ảnh chụp bộ xe hơi đồ chơi đăng tải cũng có thể khiến dư luận dậy sóng truy tìm chủ nhân các "siêu xe". Một thông tin xào nấu từ bài báo cũ, thêm thắt chi tiết bạo lực, cũng được lan truyền gây hoang mang sợ hãi. Những tin đồn về cái chết của ai đó, dù họ vẫn sống, được chia sẻ mà không cần suy nghĩ.

Trở thành một netizen, khá đông người trẻ rơi vào một trong hai thái cực: Hoặc vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, chúng ta sẽ tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ "ném đá tập thể" đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Hoặc trường hợp thứ hai, chúng ta trở thành chính các cá nhân mạnh mẽ có thể dẫn dắt đám đông, gây nên những cuộc tranh cãi ồn ào. Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong "cuộc chiến". Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào bẫy ngụy biện.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 14.

Có lẽ không ở đâu những câu ngụy biện xuất hiện dày đặc như trên mạng xã hội. Khi thần tượng bị anti fan chỉ ra khuyết điểm, thay vì tìm đúng-sai để bảo vệ thần tượng, chúng ta thường phủ đầu đối thủ: "Có được như người ta không mà bày đặt chê!" Khi dịch vụ của chúng ta có vấn đề, thay vì trao đổi để cải thiện, chúng ta tức tốc đáp trả: "Không thích thì biến đi chỗ khác!" Khi ai đó thân quen phạm lỗi, thay vì giúp sửa đổi, chúng ta viết: "Nó mới làm điều đó lần đầu!" Hay gần đây, khi nhà chức trách tiến hành hoạt động bắt giữ chó vô chủ gây nguy hiểm cho người dân, trên mạng có nhiều ý kiến phẫn nộ: "Sao không dành kinh phí bắt chó để... bắt cướp?" Bao biện, quy chụp, thành kiến, đánh tráo khái niệm, sử dụng tiêu chuẩn kép là những lối ngụy biện phổ biến trong giới trẻ. Ngoài đời, chúng không tốt cho một cá nhân. Nhưng với khả năng lan truyền của mạng, thái độ ngụy biện gây hại cho cả một thế hệ, một cộng đồng.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 15.

Có một sự thật trong thế giới mạng: Các thông số về lượng like, follow hay comment có thể dùng thay thế cho uy tín và sự thật. Không chỉ người khác, ngay chính bản thân chủ nhân cũng ngộ nhận về điều này. Một người phát ngôn trên mạng thường tin chắc ý kiến của mình đúng tuyệt đối. Gặp phải luồng trái chiều, phản ứng đầu tiên là cố sức chứng minh "tôi đúng - anh sai", chứ không mong cầu sự thật hay các kết luận đủ thuyết phục cho cả hai bên.

Thiếu vắng tư duy tự phê phán, thế giới mạng không mang lại không gian để giao tiếp, học hỏi và chia sẻ, như ý định ban đầu của người thiết kế ra nó. Không có tư duy phản biện sẽ không có tranh luận. Không có thái độ phản biện dẫn đến không có sự tôn trọng.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 16.

Ai cũng có khả năng tư duy, nhưng không hẳn ai cũng có kỹ năng phê phán. Tư duy phản biện cần phải được đào luyện và thực tập nhuần nhuyễn. Những kỹ năng đó bao gồm phân tích, tổng hợp, và đánh giá, không những về ý kiến, nhận định của người khác mà quan trọng là của chính mình.

Nhà xã hội học William Graham Sumner từng viết năm 1906: "Tư duy phản biện, nếu dùng thường xuyên trong đời sống xã hội, chính là một cách tốt để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những người có học vấn sẽ giữ thái độ trung lập để xem xét, chờ đợi các bằng chứng hoặc lập luận có trọng lượng. Họ không bị ảnh hưởng bởi áp lực hay sự tự tin của người khác. Họ có thể chống lại những định kiến. Giáo dục tư duy phản biện chính là đường lối giáo dục giúp hình thành nên những công dân tốt."

Đặt ở bối cảnh hiện tại, thế kỷ 21 này, chúng ta thấy Summer vẫn đúng, đến từng từ. Tư duy phản biện có thể áp dụng trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là đời sống mạng. Đó chính là tấm khiên giúp chúng ta tự chặn thông tin độc hại, mang tính kích động hoặc lung lạc. Tính chất tự phê phán của tư duy phản biện giúp ta giữ thái độ cầu thị, biết lắng nghe, luôn tự vấn, không hùa theo số đông, và từng bước hoàn thiện bản thân.

Văn hoá phản biện trong thời MXH: Bạn chọn là chú cừu hay tấm khiên? - Ảnh 17.

Rèn luyện tư duy phản biện thành một bản năng, một thói quen, biến nó thành ngọn giáo sắc nhọn, giúp ta đào sâu vào bản chất vấn đề, từ đó có thái độ cân bằng và đúng đắn. Tư duy phản biện không biến ta thành người khổng lồ, nhưng nó giúp ta tự do và làm chủ bản thân. Winston Sieck, học giả và là người sáng lập Học viện Tư duy (Thinker Academy) đầu tiên trên thế giới nhận định: "Nếu bạn còn tò mò, khao khát khám phá, không cần biết bạn yêu thích lĩnh vực nào, bạn vẫn sẽ cần tư duy phản biện cho cuộc đời mình."

Và chúng ta có thể thực hành ngay bây giờ, bằng cách xem lại Does God Exist về Albert Einstein. Một người với tư duy phản biện sẽ lập tức đặt nghi vấn rằng, liệu Einstein có thật sự từng có cuộc tranh luận ấy với người thầy? Một clip có vẻ chuyên nghiệp và đáng tin đến thế, là bởi vì nó tìm mọi cách để tăng sức thuyết phục cho người xem. Einstein là cái tên rất thuyết phục, vì cả thế giới đều biết ông là ai. Đó là lý do câu chuyện này vừa là một ví dụ, vừa là một bài tập. Và nếu thật sự truy đến cùng, bạn sẽ biết sự thật: Không, Einstein chưa bao giờ nói những lời đó!

Nam Lâm
Dương Giáp
Quỳnh.
Theo Trí Thức Trẻ02/12/2017

Theo Nam Lâm, Minh họa : Dương Giáp, Thiết kế: Quỳnh.

Trí thức trẻ

Trở lên trên