img

Báo cáo nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng Quý III/2021 và dự báo Quý IV/2021 do Viện Kinh tế Việt Nam thực hiện cho biết, ngành gạch ốp lát Việt Nam hiện phân hóa mạnh với 82 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn cùng hàng loạt các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và đứng thứ 4 thế giới về sản lượng gạch gốm ốp lát với tổng sản lượng đạt khoảng 560 triệu m2 trong năm 2020.

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng hoàn thiện nói chung và gạch ốp lát nói riêng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng giảm tốc của tăng trưởng ngành xây dựng dân dụng Việt Nam kể từ năm 2015. 

Mức độ ảnh hưởng lớn nhất diễn ra trong năm 2020, 2021 do sự bùng phát phức tạp và nhanh chóng của đại dịch Covid-19, cùng chỉ thị cách ly toàn xã hội trên diện rộng của nhiều địa phương đã đẩy nhanh hơn tốc độ giảm tốc của ngành xây dựng. Tăng trưởng giá trị thực ngành xây dựng giảm mạnh khi thị trường bất động sản cũng như hoạt động xây dựng chung trên cả nước trầm lắng. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng hoàn thiện trong nước sụt giảm mạnh. 

Ngoài ra, thị trường vật liệu ốp lát còn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thương hiệu ngoại đến từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ… Tuy nhiên, hiện tại gạch nội đang chiếm ưu thế nhờ sử dụng các dây chuyền, công nghệ sản xuất tiên tiến từ châu Âu đảm bảo chất lượng sản phẩm, lợi thế về địa lý giúp giảm giá thành và đáp ứng các nhu cầu đơn hàng từ nhỏ tới lớn.

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 1.

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 2.

Trong bối cảnh còn nhiều thách thức của thị trường, việc mua lại nhà máy Gạch men Bạch Mã của Malaysia tại Bà Rịa – Vũng Tàu hồi cuối năm 2021 của Viglacera trở thành điểm sáng của ngành. Tính đến nay, chỉ riêng lĩnh vực gạch ốp lát, Viglacera sở hữu 7 nhà máy sản xuất trên toàn quốc với tổng công suất đạt khoảng 43 triệu m2 sản phẩm/năm. 

Viglacera tự tin là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, khẳng định tầm nhìn và định hướng phát triển sản phẩm của Viglacera ở phân khúc cao cấp và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho thị trường gạch khu vực phía Nam. 

Sau khi công bố thông tin mua lại Nhà máy Gạch men Bạch Mã, Viglacera đã cải tạo, đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất và đổi tên thành Nhà máy Gạch Viglacera - Eurotile với mục tiêu sản xuất phục vụ chủ lực cho thị trường miền Nam. 

Theo chia sẻ từ đại diện công ty, Viglacera hiện tiếp tục đầu tư bổ sung và nâng cấp dây chuyền sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát cao cấp theo tiêu chuẩn Châu Âu, hướng đến thị trường cao cấp trong nước và thị trường xuất khẩu.

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 3.

Nhà máy Bạch Mã được Viglacera đổi tên thành Nhà máy Gạch Viglacera - Eurotile được đầu tư về cơ sở vật chất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới, đào tạo nhân sự bài bản và được định hướng trở thành "át chủ bài" cho lĩnh vực sản xuất của Viglacera, cho ra mắt những sản phẩm chất lượng, giá thành tốt để phục vụ người dân trong nước lẫn xuất khẩu. 

Với thương vụ M&A đình đám của ngành gạch và chiến lược đầu tư công nghệ hàng đầu, Viglacera đang hướng đến xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất và sản phẩm ngang bằng với những thị trường cao cấp nhất trên thế giới. 

Tại Việt Nam, doanh nghiệp này sẽ không ngừng mở rộng thị trường, thúc đẩy ngành xây dựng bắt kịp xu hướng thiết kế hiện đại; nâng tầm trải nghiệm và đáp ứng tối đa nhu cầu, tính thẩm mỹ với giá thành cạnh tranh.

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 4.

Hiện nay, sử dụng tấm porcelain khổ lớn đang dần trở nên phổ biến và được yêu thích trong các ứng dụng thiết kế nội thất và kiến trúc. Theo khảo sát xu hướng nhà bếp Hoa Kỳ Houzz 2021, tấm porcelain là lựa chọn hàng đầu khi thi công sàn nhà bếp, cao hơn sàn gỗ cứng - loại vật liệu được quan tâm nhiều trong các năm trước đó. 

Không chỉ ở Mỹ, tấm porcelain khổ lớn cũng ngày càng phổ biến ở khắp nơi trên toàn cầu nhờ vào hàng loạt ưu điểm vượt trội. 

Trong đó, nổi bật nhất của loại vật liệu xây dựng này là mang lại thiết kế liền mạch, hạn chế tối đa các đường ron so với những loại gạch kích thước nhỏ. Nhờ đó, vật liệu này góp phần tạo cảm giác không gian rộng rãi, sang trọng và là một trong những vật liệu không thể thiếu đối với các kiến trúc sư khi thiết kế các công trình kiến trúc hiện đại.

Ngoài ra, tấm porcelain khổ lớn còn có tính linh hoạt cao nhờ vào kích thước lớn và độ mỏng linh hoạt. Vật liệu này có thể dễ dàng được cắt thành bất kỳ kích cỡ, hình dạng nào để phù hợp với bề mặt muốn sử dụng và tạo sự khác biệt ấn tượng cho toàn bộ căn phòng với đường vân lớn và rộng. Hơn thế nữa, tấm porcelain khổ lớn còn giúp tạo ra mặt sàn với ít đường ron, dễ dàng làm sạch, thi công, bảo dưỡng cũng như tiết kiệm thời gian hơn so với gạch ốp lát thông thường. 

Có thể thấy, vượt lên trên quy chuẩn của một loại vật liệu ốp lát thông thường, tấm porcelain khổ lớn như một tuyệt tác phá vỡ mọi giới hạn rào cản về thiết kế không gian, gợi nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho kiến trúc sư, làm thay đổi hoàn toàn không gian sống, từ bề mặt sàn, tường phẳng đến trang trí bồn tắm, bàn, bếp…

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 6.

Mặc dù có thiết kế ấn tượng và tính ứng dụng cao nhưng để sản xuất tấm porcelain khổ lớn không hề đơn giản. Vật liệu này đòi hỏi được sản xuất từ công nghệ Continua+, công nghệ sản xuất hiện đại từ Sacmi (Italia) được thiết kế để chuyên sản xuất các sản phẩm kích thước lớn. Trên thế giới, đây là hãng công nghệ duy nhất cung cấp các giải pháp để sản xuất một sản phẩm tấm lớn tiêu chuẩn với giá đắt đỏ. Dây chuyền công nghệ Continua+ tích hợp hệ thống nung kết khối, kết hợp cùng hệ thống MDX giúp kiểm soát tỷ trọng và độ dày, tạo ra độ đồng nhất cho sản phẩm. 

Ngoài ra, công nghệ này cũng giúp duy trì sự ổn định và giảm thiểu phế phẩm với khả năng, không gây ô nhiễm môi trường cũng như tối ưu hóa nhiên liệu đến mức tối đa. 

Do đó, việc Viglacera đầu tư dây chuyền hiện đại nhất thế giới vào sản xuất tấm lớn porcelain bằng công nghệ Continua+ của SACMI (Italia) tại nhà máy Gạch Viglacera - Eurotile sẽ đón đầu xu hướng của thế giới.

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 7.

Hiện nay, Viglacera trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Châu Á Thái Bình Dương nhập khẩu dây chuyền Continua+ về sản xuất tấm porcelain khổ lớn. 

Đặc biệt, tấm porcelain khổ lớn của Viglacera sẽ được sản xuất đa dạng về mẫu mã, kích thước và độ dày. Cụ thể, biên độ dày từ 6mm đến 20mm; biên độ rộng linh hoạt với kích thước tối đa 1.600mm x 3.200mm; bề mặt hoàn thiện được thiết kế vô cùng đa dạng và tinh xảo. 

Kích thước và độ dày mới này có thể được sử dụng trên hầu hết mọi yêu cầu về bề mặt của thiết kế. Điều này sẽ giúp mang đến một loại vật liệu ốp lát hoàn toàn mới để thay thế cho gỗ và đá, vượt lên mọi trí tưởng tượng và hiểu biết của người tiêu dùng về khái niệm gạch ốp lát từ trước đến nay. 

Hiện, Viglacera đã triển khai kế hoạch sản xuất tấm porcelain khổ lớn cao cấp dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2022. Trước đó, Viglacera đã xuất xưởng những lô gạch ốp lát đầu tiên được sản xuất tại Nhà máy Gạch Viglacera - Eurotile để phục vụ cho thị trường miền Nam và xuất khẩu.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, mỗi viên gạch là một thông điệp Viglacera gửi đến người tiêu dùng cả nước không chỉ về chất lượng, sự an tâm khi sử dụng mà sâu sắc hơn còn là bản lĩnh và sự nghiêm túc của Viglacera trong việc làm chủ công nghệ, quản trị hoạt động sản xuất - kinh doanh hiệu quả.

“Về tay” Viglacera, nhà máy Gạch men Bạch Mã “lột xác” hiện đại hàng đầu Việt Nam, tham vọng sánh ngang với thị trường quốc tế - Ảnh 8.

An An
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên