img
“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 1.

Theo báo cáo của Cognitive Market Research, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới toàn cầu có quy mô là 791,5 tỷ USD vào năm 2024 và sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 30,50% từ năm 2024 đến năm 2031. 

Để tận dụng tối đa cơ hội từ sự bùng nổ của TMĐT  xuyên biên giới, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. 

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, lại có thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… nên dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Ước tính tại Việt Nam cho thấy, quy mô xuất khẩu xuất khẩu TMĐT xuyên biên giới năm 2022 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, năm 2027 kỳ vọng đạt hơn 11 tỷ USD nếu có những cơ chế hỗ trợ từ cả nền tảng TMĐT cũng như Nhà nước. 

Chia sẻ tại Tọa đàm "Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức"về tối ưu hóa tiềm năng TMĐT của Việt Nam, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đề cập đến định hướng của kế hoạch tổng thể TMĐT cho giai đoạn 5 năm tới mà Bộ Công Thương đang tham mưu trình Chính phủ. Theo đó, TMĐT hướng tới xuất khẩu để đưa sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế và có tính cạnh tranh trên thị trường đó, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà sản xuất có thể bán hàng ra thị trường toàn cầu.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 2.

Đánh giá về định hướng này, ông Jason Bay, Giám đốc Quốc gia (thị trường Việt Nam), Tập đoàn Sea Limited cho rằng các nhà bán hàng TMĐT Việt Nam thực sự có lợi thế về chi phí khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là đối với khách hàng nhạy cảm với giá cả. Ông cũng nhấn mạnh rằng "Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới".

Một trong số những giải pháp được các nhà bán hàng Việt Nam lựa chọn tham gia để đưa hàng Việt tiếp cận thị trường quốc tế là “Bán hàng toàn cầu cùng Shopee” (SIP). Chương trình này được Shopee Việt Nam triển khai từ năm 2021, bám sát với mục tiêu thúc đẩy các chương trình bán hàng xuyên quốc gia và hỗ trợ người bán mở rộng phạm vi tiêu thụ từ nội địa ra nước ngoài, trong đó chú trọng đến nhóm doanh nghiệp địa phương nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa sản phẩm của Việt Nam tiếp cận rộng rãi với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Hiện có khoảng hơn 350.000 nhà bán hàng Việt Nam tham gia SIP và mỗi tháng, chương trình đều thu hút thêm hàng ngàn nhà bán hàng mới nhập cuộc.

Thông qua SIP, các nhà bán hàng Việt đã quảng bá hơn 15 triệu sản phẩm đến thị trường quốc tế, bao gồm Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Đài Loan, giúp doanh số trung bình của nhà bán cũng tăng đều đặn từ 20-30%/tháng. Trong quý 3 năm nay, Shopee Việt Nam cũng ghi nhận tổng số đơn hàng của SIP cũng tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 3.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 4.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam đang có thêm nhiều cơ hội để vươn ra thị trường quốc tế nhờ các nền tảng TMĐT như Shopee. Trước đây, việc mở rộng kinh doanh sang quốc tế thường gặp nhiều khó khăn, từ khâu thiết lập văn phòng đại diện, tuyển dụng nhân sự, giải quyết các vấn đề tài chính, logistics cho đến việc nghiên cứu thị trường và thủ tục hải quan.

Tuy nhiên, với chương trình SIP, các rào cản này đã được giảm thiểu đáng kể khi cung cấp một nền tảng toàn diện, giúp SMEs dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các dịch vụ như: hỗ trợ thanh toán, logistics, marketing và dịch vụ khách hàng. Đặc biệt, tính năng chatbot AI của Shopee giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa người bán và người mua.

Nhờ đó, SMEs có thể tập trung tối đa vào cốt lõi kinh doanh, là phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Người tiêu dùng quốc tế sẽ có cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm Việt Nam chất lượng với giá cả cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cho SMEs. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Nhờ chiến lược kết hợp kinh doanh đa kênh, vừa chinh phục thị trường nội địa trên Shopee, vừa vươn ra quốc tế qua SIP, Chautfifth - thương hiệu túi xách thời trang Việt Nam được giới trẻ yêu thích  đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số ấn tượng 30% mỗi tháng trên TMĐT. Chỉ trong vòng 4 tháng “thử sức” cùng SIP, thương hiệu này đã chứng minh khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị trường quốc tế khi doanh số tháng 8 tăng vọt 300% so với tháng trước, trở thành một trong những ví dụ điển hình cho thành công của mô hình kinh doanh xuyên biên giới.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 5.

Xuất khẩu TMĐT cũng giúp nhiều doanh nghiệp thời trang khác mở rộng kinh doanh ra toàn cầu, như Big Size Boutique cũng đã có tăng trưởng mạnh trên Shopee sau khi tham gia SIP, nhất là ở Thái Lan và Malaysia với sản phẩm thời trang ngoại cỡ. Big Size Boutique chứng kiến doanh số tăng 167% và số lượng đơn hàng tăng 220% chỉ trong vòng 30 ngày. Thương hiệu này đang có kế hoạch tiếp tục thử nghiệm ở các thị trường khác nơi Shopee hiện diện. Tính chung khu vực ASEAN, doanh thu của cửa hàng đã tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi lượng khách hàng mới tăng 70%, với Malaysia chiếm 63% thị phần và Singapore chiếm hơn 30%.

Ở lĩnh vực thực phẩm khô đóng gói, SKFood, nhà bán hàng chuyên các sản phẩm như hạt điều và trái cây sấy của Việt Nam, cũng gặt hái thành công ấn tượng tại các thị trường trọng điểm như Singapore, Đài Loan và Malaysia trong các sự kiện sale ngày đôi trên Shopee. Đơn cử trong sự kiện mua sắm trực tuyến ASEAN 2024 ngày 8.8 vừa qua, SK Food ghi nhận số lượng đơn hàng tăng hơn 50% và lượng người dùng mới tăng 30%. Vào ngày 9.9, doanh số tăng trưởng ấn tượng 270% và lượng đơn hàng cũng tăng 200% so với ngày thường. Thành công này một phần lớn đến từ sự yêu thích của khách hàng quốc tế đối với thực phẩm Việt, đồng thời sức mua tăng cao nhờ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá và freeship được Shopee áp dụng.

“Shopee đảm trách toàn bộ các khâu marketing, vận hành, lưu kho, lo thủ tục pháp lý xuất khẩu và cả khâu chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi chỉ việc giao hàng cho shipper. Điều này giúp tôi có đủ thời gian để điều hành gian hàng nội địa và gian hàng quốc tế cùng lúc, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm”, chị Lê Thị Bích Bến - đại diện cho SKFood nói về sự đơn giản của xuất khẩu trực tuyến với sự hỗ trợ của Shopee.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 6.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 7.

Theo dữ liệu của Shopee, các ngành hàng sản phẩm Việt Nam ghi nhận lượng đơn hàng cao trong quý 3/2024 tại các thị trường quốc tế bao gồm: Thời trang nữ; Thời trang trẻ em; Thời trang nam; phụ kiện Xe Máy & Xe Đạp và Làm đẹp. Riêng tại thị trường Singapore, sức mua ngành hàng Thực phẩm đóng gói cũng tăng cao.

Mùa lễ cuối năm và đón năm mới đang đến, mang theo cơ hội vàng để các nhà bán hàng Việt Nam tăng trưởng doanh thu nhờ vào sự gia tăng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các nhà bán hàng Việt Nam có thể tận dụng sự hỗ trợ toàn diện từ Shopee thông qua chương trình SIP để dễ dàng xuất khẩu xuyên biên giới.

Trong tương lai, việc phát triển kinh doanh và tăng cường sự hiện diện của các nhà bán hàng Việt Nam trên trường quốc tế có thể được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nữa thông qua sự hỗ trợ từ các nền tảng TMĐT xuyên biên giới. Các nền tảng xuyên biên giới không những giúp tăng doanh số thông qua việc tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới mà với mỗi sản phẩm bán ra, hình ảnh của hàng Việt sẽ ngày càng được biết đến như là sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và có giá trị cạnh tranh.

Tất cả những lợi ích kể trên, tổng hòa lại kỳ vọng có thể tạo đà cho phát triển các nhà bán hàng Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của hàng Việt trên bản đồ thương mại quốc tế, từng bước xây dựng uy tín trong lòng người tiêu dùng quốc tế.

“Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử”- Ảnh 8.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên