img

Giang, 28 tuổi, đang làm marketing cho một công ty truyền thông, bắt đầu một ngày mới trong tâm thế bận rộn. Hôm qua, chỉ vì hơi quá chén, cô chẳng nhớ mình để ví của mình ở đâu nữa. Sáng nay cô phải ra ngân hàng làm lại thẻ, có thẻ mới rút được tiền để tiêu. Sống ở Việt Nam, không tiền mặt đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp khó khăn trong tất cả mọi hoạt động chi tiêu thường ngày. Chỉ việc này thôi có lẽ đã mất cả buổi sáng. Sếp của cô chắc chắn không hài lòng về việc này. Đến cả cô, có lẽ cũng không tha thứ cho bản thân.

Khổ một nỗi, cô vốn là người hay quên, chẳng nhớ mình tiêu bao nhiêu dù cũng từng cố ghi lại, thi thoảng lại đánh mất thẻ. Chỉ có chiếc smartphone của cô là không bao giờ mất vì lúc nào cô cũng phải tán gẫu với bạn bè. Họ là nhân tố giúp chiếc smartphone của cô không bị bỏ quên như tiền hay thẻ.

Minh, 21 tuổi, là du học sinh Hàn Quốc đã 3 năm nay, bắt đầu ngày mới tại Seoul nhẹ nhàng hơn nhiều. Sáng anh đi học bằng tàu điện ngầm, sau đó phải bắt xe bus một lần nữa mới đến được trường. Bữa sáng với người sống ở Seoul không có gì quá phức tạp, chỉ cần vào một cửa hàng tiện lợi, có ở bất cứ đâu là được.

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 1.

Thú vị là, anh chẳng cần mang chút tiền mặt nào, thẻ cũng không cần. Ở Seoul này, người ta đã quá quen với việc chạm điện thoại để thanh toán. Từ cửa hàng tiện lợi cho đến tàu điện ngầm, rồi xe bus, tất cả đều không yêu cầu bạn phải sử dụng tiền mặt hay thẻ thanh toán, chỉ cần một chiếc điện thoại là đủ. Minh đang sử dụng một chiếc Galaxy S7 edge có cài đặt Samsung Pay.

Ở Hàn Quốc, theo thống kê của Ngân hàng Hàn Quốc (BOK), chỉ 20% giao dịch tại đất nước này được thực hiện bằng tiền mặt. Người trẻ tuổi hầu hết đã chuyển sang dùng giao dịch qua di động hoặc thẻ T-Money.

Samsung Pay chính thức ra mắt vào tháng 8/2015 nhưng cho đến nay, lượng giao dịch thông qua hình thức thanh toán còn mới mẻ này đã đạt tới 10 nghìn tỷ won (tương đương 9 tỷ USD). Ứng dụng này đã trở nên vô cùng thông dụng với người Hàn Quốc cũng như những người đang sinh sống tại đây như Minh.

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 2.

"Tôi thấy như vậy tiện hơn rất nhiều, tôi không cần phải quan tâm hôm nay mình có cần rút tiền hay không, cũng chẳng cần lo chuyện mất thẻ".

Ngân hàng Hàn Quốc đang đặt mục tiêu biến đất nước này thành "quốc gia không tiền mặt" vào năm 2020. Việc chuyển dịch sang thanh toán điện tử sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhà nghiên cứu Kim Seong Hoon của Học viện Kinh tế Hàn Quốc phát biểu trên tờ Financial Times vào tháng Mười Hai vừa qua: "Chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều nếu không dùng tiền mặt. Nếu chúng ta từ bỏ tiền mặt, chúng ta có thể tăng mức tăng trưởng kinh tế hàng năm lên 1,2%. Một xã hội không tiền mặt sẽ giúp chúng ta loại bỏ mức tăng trưởng kém, lạm phát thấp và môi trường kém hấp dẫn".

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 3.

Vào ngày 6/11 vừa qua, tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017, trước mặt 700 đại diện cộng đồng doanh nhân, phần nhiều là giới ngân hàng, tài chính, và các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng như cộng đồng startup, ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành ngành hàng thiết bị di động Samsung Việt Nam khẳng định rằng: "Nếu năm 2013, chỉ có 20% dân số dùng smartphone thì cho tới nay, tỷ lệ người dùng smartphone tại các thành phố chính đã tăng trưởng lên tới 84%. Tính đến hết tháng 6.2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng thông rộng gồm cả 3G và 4G, theo Báo cáo thị trường Mobile Việt Nam tháng 4 năm 2017 của Appota – nhà cung cấp các nền tảng trên smartphone)".

Theo thống kê đến nay, tại Việt Nam đã có trên 41 ngân hàng thương mại triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động với số lượng, giá trị giao dịch tăng trưởng nhanh. Trong 9 tháng đầu năm 2017, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt trên 90 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch đạt trên 423.000 tỷ đồng (tương ứng đạt 93% và 139% so với năm 2016; đạt 153% và 316% so với năm 2015).

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 4.

Một số ngân hàng thương mại bước đầu triển khai có hiệu quả các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động để thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác. Đây là kết quả khảo cứu tại Việt Nam mà ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam - Campuchia - Lào đưa ra tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) 2017 vào ngày 6/11 vừa qua.

Cũng tại VEPF 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhận định với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì nhanh và phổ cập là vô cùng quan trọng. Thanh toán di động chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ.

"Tôi tin tưởng rằng, thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Chính phủ, mong muốn làm bùng nổ và phổ cập thanh toán di động, góp phần đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020".

Nhìn thấy xu hướng đó, tháng 9 vừa qua, Samsung Pay đã chính thức ra mắt tại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới về thanh toán điện tử cho người Việt. Việt Nam là quốc gia thứ 19 đón nhận Samsung Pay - theo lời ông Thomas Ko, Phó Tổng giám đốc Samsung, Giám đốc điều hành Samsung Pay. Ông cho biết: "Theo lẽ dĩ nhiên, chúng tôi sẽ đặt chân tới những nơi mà Samsung có sẵn lượng khách hàng và đối tác đủ mạnh hoặc nơi nào mà chúng tôi nhìn thấy tiềm năng phát triển dồi dào. Tiềm năng ở đây là cơ sở hạ tầng và sự sẵn sàng tiến lên, hướng đến một xã hội không tiền mặt với thanh toán di động".

"Thực ra chúng tôi đã dự định ra mắt Samsung Pay từ năm ngoái nhưng lại chưa thể làm được điều đó. Vì thế chúng tôi đẩy nhanh tốc độ ra mắt Samsung Pay tại Việt Nam nhanh nhất có thể".

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 5.

Mỗi tháng, Samsung bán ra khoảng 2 triệu smartphone tại Việt Nam và hiện tại, có khoảng 1 triệu máy hỗ trợ Samsung Pay. Rõ ràng, Samsung Pay là người tiên phong trên thị trường Việt Nam và cũng là người đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán di động có thể áp dụng trên diện rộng với số lượng người dùng cao đến như thế. Đây là nỗ lực rất lớn của Samsung trong việc thay đổi hành vi người dùng Việt, hướng tới mục tiêu tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán thấp hơn 10% vào năm 2020 mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề ra.

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 6.

Nếu hỏi một người thuộc thế hệ Y, thứ gì gắn chặt với họ nhất, chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời: chiếc smartphone. Chỉ trong vòng chưa tới 10 năm, chiếc smartphone đã trở thành vật bất ly thân của hầu hết những người trẻ thuộc thế hệ Y, thậm chí là cả những lớp người ở độ tuổi cao hơn. Người ta nói nhiều về tác hại của chứng "nghiện điện thoại", nhưng không thể phủ nhận rằng smartphone là thứ mà người ta rất khó có thể để mất trong thời đại này.

Hiểu được tâm lý đó và cũng để phù hợp với xu thế, thanh toán điện tử bằng smartphone ra đời. Không còn nỗi lo mất thẻ, không còn nỗi lo mất tiền, chỉ sợ mất smartphone. Nhưng mất smartphone cũng không đồng nghĩa với mất tiền hay mất thẻ. Bạn có thể chỉ mất chiếc smartphone đó thôi, hoặc cũng có thể sẽ được người khác trả lại, dù rằng có thể mất thêm một khoản phí nào đó để "chuộc" lại nó. Lý do là tất cả mọi thông tin trong smartphone của bạn rất khó bị đánh cắp. Hãy nhớ lại vụ án San Bernardino ngày nào, đến FBI còn phải vô cùng vất vả, tốn tới gần 1 triệu USD mới có thể mở khóa được một chiếc iPhone 5s cũ kỹ của thủ phạm.

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 7.

iPhone 5s ra đời vào năm 2013, mang trong mình công nghệ đã cũ kỹ. Năm nay là năm 2017, chuẩn bị bước sang năm 2018 và chúng ta đã có trong tay những công nghệ còn an toàn hơn thế rất nhiều lần. Tokenization là một trong những công nghệ như vậy. Diễn giải một cách đơn giản, tokenization sẽ "biến dữ liệu thành vật thay thế" mà vật thay thế ở đây là một giá trị số được biến đổi từ 16 số thẻ của bạn. Kể cả khi các cửa hàng nơi bạn giao dịch có bị hack đi chăng nữa, hacker cũng không thể sở hữu thông tin cá nhân của bạn vì tất cả những gì chúng nhận được là 1 dãy số vô giá trị.

Chia sẻ kỹ hơn về sự "an toàn", ông Thomas Ko nói: "Bình thường, chúng ta quẹt thẻ từ và máy POS, trong thẻ từ chứa rất nhiều thông tin của người dùng bao gồm tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hết hạn… và cả mã CVV đằng sau. Khi mà quẹt thẻ từ trên máy POS, những dãi từ phát ra những tín hiệu để truyền những thông tin đó trên máy POS cho máy POS đọc. Đấy là quy trình thanh toán đối với thẻ bình thường. Còn với Samsung Pay, khi được tích hợp thẻ lên điện thoại, Samsung không lưu thông tin thẻ này, mà đơn vị duy nhất có thông tin này là các đơn vị chuyển mạch như ngân hàng Napas, Visa, Master. Và đơn vị chuyển mạch đó cung cấp các đơn vị token tương ứng để lưu trên điện thoại. Điều đó có nghĩa là, mỗi thẻ thực với một mã token là một cặp và người duy nhất có thể ghép cặp đó với nhau là Visa, Master. Ngân hàng phát hàng thẻ cũng không có, vì ngân hàng phát hành thẻ chỉ có thông tin thẻ thực, Samsung chỉ có con số token. Thế nên, về việc bảo mật là hoàn toàn yên tâm. Nếu có xảy ra hack, mất thông tin người dùng thì trách nhiệm thuộc về Visa, Mastar hay Napas. Nhưng những tổ chức đó, họ đã có những tiêu chuẩn mang tính toàn cầu về việc bảo mật nên người dùng có thể yên tâm".

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 8.

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 9.

Như trong diễn đàn sáng ngày 6/11, các quan chức cùng thủ tướng Chính phủ đã nói: "Việt Nam vẫn còn thiếu một hành lang pháp lý cho thanh toán di động". Đó chính là một trong trở ngại của Samsung trong việc triển khai Samsung Pay tại Việt Nam. Chia sẻ về điều này, bà Hải Oanh - Quản lý dự án Samsung Pay tại Việt Nam nói:

"Thật ra, nói về kinh nghiệm trong quá trình triển khai Samsung Pay tại Việt Nam thì, thời gian ban đầu, Samsung cũng gặp nhiều lúng túng. Hiện tại, theo quy định của pháp lý Việt Nam, chỉ mới có những quy định rõ ràng, cụ thể cho các đơn vị làm trung gian thanh toán. Bản thân Samsung Pay không phải là đơn vị làm trung gian thanh toán mà là đơn vị cung cấp các nền tảng, ứng dụng cũng như giải pháp thanh toán. Do vậy, để áp đúng quy định nào vào dịch vụ của Samsung Pay thì cũng không phải dễ dàng. Tất nhiên, trong quá trình triển khai, mình sẽ phải đi hỏi, gặp gỡ các cơ quan và làm theo những hướng dẫn đó của các cơ quan nhà nước".

"Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới đây, cùng với sự phát triển của thanh toán di động trên thị trường cũng như Samsung Pay, các cơ quan nhà nước cùng các cấp quản lý sẽ có những quy định mới để cập nhật kịp với những sự thay đổi trên thị trường. Nói chung, khi chúng ta triển khai một cái gì đó mới, thị trường sẽ gặp những bỡ ngỡ ban đầu.Nhưng chủ trương của nhà nước rất rõ: Tiến đến 2020, chúng ta sẽ tiến đến nền kinh tế không tiền mặt và giảm thiểu tiền mặt. Thì với chủ trương đó, chắc chắn khi Samsung triển khai những chính sách, những dịch vụ mới thì sẽ nhận được sự hổ trợ từ chính phủ và nhà nước".

Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 10.

Samsung Pay có thể thành công trong việc chuyển hóa tư duy người dùng, thay đổi nhận thức xã hội và đưa Việt Nam trở thành "quốc gia không tiền mặt" như nhiều nước tân tiến trên thế giới đang hướng tới hay không? Câu trả lời chắc chắn không thể có trong ngày một ngày hai. Nhưng rõ ràng, những đóng góp và sự nỗ lực của Samsung là không thể phủ nhận.

Bên cạnh đó, công ty này còn sở hữu một yếu tố dẫn đầu thị trường như ông Thomas Ko đã chia sẻ: Tốc độ. "Sau 2 năm cho ra mắt Samsung Pay, chúng tôi đã có mặt trên 19 đất nước khác nhau. Mỗi quốc gia chỉ mất từ 9 tháng đến 1 năm để triển khai".


Xã hội không tiền mặt: Tương lai hay đã là thực tại - Ảnh 11.

Giang đang mơ đến một ngày chào buổi sáng không còn những băn khoăn, lo lắng về tính hay quên của mình nữa. Muốn làm được điều đó, có lẽ điều đầu tiên cô phải làm bây giờ là mua một chiếc Samsung Galaxy S8...

Truật Xích
BiMaxx
Theo Trí Thức Trẻ17/11/2017

Theo Bài viết: Truật Xích, Thiết kế: BiMaxx

Trí thức trẻ

Trở lên trên