img

Năm 2023, El Nino xuất hiện trở lại, biến đổi khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt. Ô nhiễm khói bụi, sự gia tăng khí CO2 có thể gây ra bệnh hô hấp, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cho con người. Và tất yếu, tương lai sẽ ngày một xấu đi nếu chúng ta không lập tức hành động ngay từ hôm nay để hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu, kiến tạo nên một tương lai xanh.

Bối cảnh mới đã khiến kinh tế xanh trở thành xu hướng tất yếu của các quốc gia nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự bền vững về môi trường. Và việc chuyển đổi năng lượng xanh đang là yêu cầu cấp thiết. Chuyển đổi năng lượng xanh đem lại nhiều lợi ích quá rõ ràng, đặc biệt đối với quốc gia như Việt Nam đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của thực trạng biến đổi khí hậu. Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra một con đường dẫn đến mô hình phát triển mới cho Việt Nam, có cơ hội để xây dựng một nền kinh tế vững chắc hơn, không bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Trong đó, giao thông vận tải là ngành tiêu thụ năng lượng lớn ở Việt Nam và là nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể; phát thải khoảng 45 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2019 và dự báo tăng trung bình 6-7% mỗi năm, lên đến gần 90 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Chính vì vậy, việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải được nhận định có vai trò vô cùng quan trọng.

Góp mặt tại Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình" do CafeF tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh toàn cầu (GSM), đã có chia sẻ về những kết quả ấn tượng mà GSM đạt được kể từ khi thành lập và những gì mà thương hiệu vận tải này đang đóng góp vào quá trình xây dựng giao thông xanh, chuyển đổi năng lượng xanh, bền vững của Việt Nam.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 2.

Cuộc sống được nâng cao kèm theo đó là ý thức về sức khỏe của bản thân, khách hàng đang hướng tới tìm kiếm các dịch vụ chất lượng cao và mang tính phát triển bền vững. Vì vậy, mô hình di chuyển taxi điện, xe máy điện đang là xu thế phát triển tất yếu đối với giao thông đường bộ khi yêu cầu về cắt giảm khí phát thải trở nên cấp bách với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo số liệu Precedence Research, quy mô thị trường xe điện toàn cầu đạt 205,58 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến đạt 1.133,5 tỷ USD vào năm 2030, có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23,1% trong giai đoạn dự báo từ năm 2023 đến năm 2030.

Trang phân tích Mordor Intelligence lại cho biết, dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm là của thị trường xe điện là hơn 12% trong giai đoạn 2023-2028. Trong đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trước xu thế điện khí hóa toàn cầu, nhiều hãng taxi trên thế giới đã quyết định chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ xe động cơ đốt trong sang xe điện.

Tại Na Uy, từ năm 2019, chính quyền Thủ đô Oslo đã cho lắp đặt hệ thống sạc không dây dành riêng cho taxi điện. Theo kế hoạch, Na Uy sẽ hoàn thành điện khí hóa vào năm 2025, đồng nghĩa với việc 100% taxi tại nước này sẽ phải chạy bằng điện.

Di chuyển trên đường phố New York (Mỹ) hiện nay, không khó để bắt gặp những mẫu xe điện Tesla hay Nissan Leaf được dùng để lái taxi hoặc xe công nghệ. Uber và Lyft cũng đã thông báo tất cả các phương tiện trên nền tảng của họ sẽ chạy bằng điện vào năm 2030 tại Mỹ.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 3.

Tại Trung Quốc, sự phát triển của xe điện được các chuyên gia đánh giá là "thần tốc" khi liên tục phá vỡ kỷ lục về doanh số bán hàng lẫn quy mô ngành ô tô. Năm 2018, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ chuyển đổi 100% xe taxi của các thành phố lớn sang xe chạy điện. Các nhà sản xuất xe điện còn có kế hoạch cung cấp những đội xe điện được sản xuất riêng cho ứng dụng gọi taxi Didi Chuxing nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ.

Tại Hàn Quốc, cũng có rất nhiều startup lớn như Kakao Mobility sử dụng xe điện của Hyundai. Còn Ấn Độ có Ola, họ đang sử dụng nền tảng về xe điện và thậm chí có cả nhà sản xuất xe điện lớn Tata. Hay startup có tên là BluSmart Mobility sở hữu hơn 4.000 xe điện và là một trong những doanh nghiệp dịch vụ taxi thuần điện đầu tiên của Ấn Độ. Những doanh nghiệp nước ngoài như Uber cũng đang bắt tay với các doanh nghiệp trong nước để chuyển đổi sang xe điện.

Bên trong khu vực Đông Nam Á, từ tháng 7/2021, Grab cũng đã bắt đầu triển khai dịch vụ mới cho phép người dùng gọi xe hybrid hoặc xe điện với mức phí tương tự như gọi xe thông thường tại thị trường Singapore. Grab cam kết chuyển đổi sang các phương tiện phát thải thấp để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2040, trong khi ComfortDelGro, nhà điều hành taxi lớn nhất quốc đảo này, dự kiến sẽ tung ra 400 xe taxi điện trong năm nay và đến năm sau sẽ có tới 1.000 xe điện và 7.000 xe hybrid khác.

Indonesia cũng có hãng Bluebird, ngay tại sân bay của họ có những khu vực quầy rất lớn chỉ đỗ xe điện và sử dụng hầu như là xe điện cho tuyến di chuyển sân bay. Và ở quốc gia ngay sát Việt Nam như Lào, họ có startup hàng đầu là LOCA, một phần ba số lượng xe đang vận hành đều là xe điện.

Việt Nam chắc chắn không thể nằm ngoài "làn sóng" này khi nhu cầu chuyển đổi năng lượng ngày càng lớn. Đây chính là cơ hội dành cho những "kỳ lân" công nghệ như GSM nắm bắt xu hướng giao thông xanh và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cùng môi trường.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 4.

Việt Nam hiện đứng thứ 36 trên 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất. Theo tính toán, nước ta thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do các tác động của khí hậu. Tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050. Đáng chú ý, Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này và đang duy trì tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam đang thể hiện rõ quyết tâm của mình trong hành trình xanh hoá. Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" - Net Zero vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để hiện thực hóa điều này, trước mắt, cần sớm loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, cùng với đó, có các giải pháp tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo vào hệ thống lưới điện Việt Nam. Với một quốc gia có số lượng xe động cơ đốt trong gây ra phát thải lớn như Việt Nam, giao thông xanh chính là một phương thức quan trọng để phát triển bền vững.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 5.

Theo Quyết định số 876/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Việt Nam đã đặt mục tiêu từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông đô thị đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước. Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.

Đây chính là cánh cửa rộng mở cho các hãng taxi điện ra đời, các hãng taxi truyền thống đầu tư, thay thế phương tiện, đổi mới chiến lược kinh doanh theo hướng dịch vụ tốt hơn, văn minh hơn, thân thiện với môi trường hơn. Vì lẽ đó, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM đã được thành lập, là đơn vị cho thuê phương tiện giao thông và taxi đa nền tảng đầu tiên trên thế giới 100% thuần điện, trở thành người tiên phong trong lĩnh vực giao thông xanh, giảm thiểu ô nhiễm tại Việt Nam.

"Taxi điện ra đời hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới và nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty GSM toàn cầu nhận định.

Tên thương hiệu nổi bật với 3 chữ Green–Smart–Mobility, hay vẫn thường được gọi bằng cái tên Xanh SM. Có thể thấy, từ đầu tiên trong tên của hãng là Xanh, thể hiện ngay mục tiêu ban đầu và xuyên suốt là hướng tới giao thông xanh, giá trị xanh.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, màu sắc nhận diện thương hiệu của GSM cũng mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đó là màu xanh Cyan hay xanh lục lam, kết hợp giữa Green (màu xanh lá cây, đại diện cho môi trường và năng lượng xanh) với Blue (màu xanh nước biển, biểu tượng của trí thông minh và công nghệ). Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản của taxi Xanh SM - xanh và thông minh.

Những chiếc taxi điện được phủ ánh xanh lục lam "Made by Xanh SM" sẽ không chỉ là biểu tượng cho phong cách trẻ trung, năng động, dẫn đầu xu hướng, mà còn thể hiện cam kết của GSM về chất lượng dịch vụ vượt trội, về sự nỗ lực thấu hiểu tâm lý khách hàng - những người đồng hành cùng thương hiệu kiến tạo nên một tương lai xanh, bền vững cho Việt Nam.

Vận hành bằng những mẫu xe ô tô điện hiện đại như VinFast VF 5 Plus, VF e34, VF 8 cùng xe máy điện VinFast Feliz S và Evo200 với màu xanh Cyan không thể trộn lẫn, GSM đã đem đến những chuyến xe không khí thải, không mùi, không tiếng ồn, tốt cho sức khỏe khách hàng và góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời được trang bị nhiều tính năng giải trí thông minh, giúp hành khách có trải nghiệm thú vị trên mỗi hành trình.

Đây chính là những đại sứ xanh cùng thương hiệu tiên phong thay đổi diện mạo giao thông công cộng, góp phần lan tỏa xu hướng sống xanh, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Không chỉ phục vụ người dân mà GSM còn hướng tới kết nối và hình thành hệ sinh thái di chuyển và du lịch xanh - thông minh trên khắp Việt Nam.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 7.

"Vào sân" muộn hơn nhiều tên tuổi sừng sỏ, nhưng sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng khi thương hiệu ra đời đã chạm được tới sự trăn trở của người dân, đó là dịch vụ di chuyển chất lượng cao, an tâm, an toàn, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, sau 7 tháng đi vào hoạt động, GSM đã gặt hái được những thành công vượt bậc, có thể nói chưa từng có của ngành di chuyển Việt Nam. GSM đang có tổng cộng 20.000 tài xế taxi và xe máy điện, hiện diện tại 25 tỉnh/thành phố, mang tới dịch vụ di chuyển chất lượng 5 sao: công nghệ - văn minh - tin cậy phục vụ cho hơn 3 triệu khách hàng và gần 15 triệu cuốc di chuyển.

Để có cái nhìn cụ thể hơn, theo tính toán dựa theo nghiên cứu của EPA, GSM đã thực hiện 70 triệu km di chuyển Xanh trong vòng 7 tháng, tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg CO2, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng. Theo kế hoạch, từ năm 2025 trở đi, GSM giảm 400 triệu kg CO2 mỗi năm. Đây là những con số ấn tượng khi sử dụng xe điện làm phương tiện chạy dịch vụ.

Ngoài ra, để sự lan tỏa mạnh hơn, GSM không chỉ làm một mình mà còn có sự hỗ trợ từ trong cộng đồng. Sau 7 tháng, GSM đã hợp tác với rất nhiều tổ chức, giúp hơn 20 đơn vị vận tải chuyển đổi đội xe hiện tại sang xe điện. GSM còn hợp tác với rất nhiều tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng, để hỗ trợ cho chính bản thân hãng xe cũng như hỗ trợ các đối tác chuyển đổi nhanh hơn. Theo thống kê, các đối tác đã giảm được 37-43% chi phí nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng sửa chữa.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 8.

Theo nhiều đánh giá, Xanh SM đã nhận được sự đón nhận tích cực của người tiêu dùng ngay cả ở những tệp khách khó tính nhất. Họ chấp nhận trả một mức phí để đáp ứng cùng một nhu cầu và việc lựa chọn sản phẩm xanh vẫn được ưu tiên hơn. Thêm vào đó, thông qua truyền thông hành động xanh cũng tác động tích cực đến trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng, từ đó giúp doanh nghiệp tiên phong đi đầu như Xanh SM được hưởng lợi khi có thể tạo dựng thương hiệu và đón nhận được "làn sóng" khách hàng ưa chuộng xu hướng này.

"Với các công ty taxi mà GSM hợp tác, đối tác cho biết giữa xe xăng và xe điện, khách hàng đa phần chọn xe điện", ông Thanh chia sẻ.

GSM còn ghi dấu ấn trên hành trình xanh của mình bằng Top 1 Giải thưởng Better Choice Awards 2023, hạng mục "Sản phẩm vừa ra mắt ghi dấu ấn sáng tạo". Từ ngày GSM ra đời, câu chuyện Xanh, chiến lược Xanh cũng đã được các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhắc đến và hành động nhiều hơn.

Tuy vậy, "phủ xanh" tại thị trường trong nước không phải là mục tiêu cuối cùng của GSM. Hãng gọi xe trị giá nghìn tỷ này còn ấp ủ khát vọng tiến ra thị trường nước ngoài, đưa GSM trở thành hãng gọi xe có tầm vóc khu vực và thế giới, mà điểm đến đầu tiên là Đông Nam Á.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 9.

Hồi đầu tháng 11, GSM đã có bước tiến đầu tiên ra nước ngoài khi khai trương dịch vụ taxi điện tại Lào. Đơn vị này dự kiến mang đến thị trường láng giềng của Việt Nam 1.000 chiếc VinFast VF 5 Plus và VF e34. Không chỉ cung cấp thêm dịch vụ di chuyển chất lượng cao cho người dân Lào và du khách, Xanh SM còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường ở Lào, giúp Chính phủ Lào hoàn thành mục tiêu quốc gia là đến năm 2030 xe điện sẽ chiếm 30% tổng số phương tiện lưu hành.

Đây là thị trường nước ngoài đầu tiên, khởi động chiến lược "Go Green Global" với lộ trình trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển thuần điện quốc tế của GSM, hướng tới mục tiêu phổ cập xu hướng "di chuyển xanh" ra thế giới. Dự kiến trong năm 2024, GSM sẽ mở rộng ra 5 quốc gia khác trên thế giới. Không chỉ khai phá một thị trường mới đầy tiềm năng với quy mô trị giá hàng tỷ USD, GSM còn chính là cầu nối quan trọng đưa những mẫu xe điện VinFast tiếp cận với các khách hàng mới, thị trường mới trong tiến trình vươn mình ra thế giới của hãng xe điện Việt Nam.

Có thể thấy, mô hình hoạt động của GSM đang ngày càng chứng minh được hiệu quả. Đến hết năm 2023, dự kiến GSM sẽ có quy mô lên tới 27.000 xe taxi điện và 20.000 xe máy điện, đồng thời đã chính thức tiến ra thị trường nước ngoài đầu tiên chỉ trong vòng 8 tháng thành lập. Phải thực sự được thị trường đón nhận thì "tân binh" GSM mới có thể đạt được những con số kỷ lục trong một thời gian rất ngắn, đồng thời trở thành đối trọng của các hãng gọi xe quen thuộc vốn đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần trong mảng vận tải hành khách.

Kỳ tích nối tiếp kỳ tích, những bước phát triển thần tốc vừa cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ từ khách hàng vừa khẳng định tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của GSM trong trong cuộc cách mạng "xanh hoá" giao thông.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 10.

Phát triển nhanh như vũ bão nhưng một câu hỏi được đặt ra: "Liệu phương thức di chuyển này có bền vững hay không?". Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định cách làm hiện tại của GSM là hoàn toàn bền vững.

Một dữ liệu khảo sát ghi nhận, doanh thu thị trường gọi xe tại Việt Nam đạt khoảng 1,4 tỷ USD vào 2023, dự kiến tăng trưởng 14-21% hàng năm từ 2023-2027. Doanh thu từ thị trường taxi khoảng 600 triệu USD và xe ôm là 2,5 tỷ USD/năm. Những con số này cho thấy, cơ hội cho dịch vụ xe điện chất lượng cao vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

Đặc biệt, mô hình phức hợp đa nền tảng của GSM giúp cho start-up này vừa tham gia vào thị trường taxi truyền thống thông qua hình thức đặt xe qua tổng đài và vẫy xe trên đường, vừa là một hãng taxi công nghệ khi cho phép khách hàng dễ dàng đặt xe qua ứng dụng. Từ đó, GSM có thể khai thác tiềm năng của cả hai thị trường với quy mô cực lớn này.

Theo thống kê, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng. Rõ ràng, giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững, vừa tiết kiệm chi phí.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 11.

Đi sau nhưng GSM đang đi nhanh hơn các hãng taxi khác trên thị trường và không ngừng gặt hái thành quả, bằng chứng là sự đón nhận tích cực của người dùng. Tất cả là nhờ việc hãng đang đẩy mạnh đầu tư vào 3 lợi thế cạnh tranh vượt trội: Xe - Tài xế - Chất lượng Dịch vụ 5 sao. Có lẽ chưa có một đơn vị vận tải hành khách nào tại Việt Nam và khu vực có thể đủ năng lực để đầu tư toàn diện cho cả 3 yếu tố này.

Nhờ lợi thế có chung nhà sáng lập, GSM đang kết hợp chặt chẽ với hệ sinh thái xanh của Vingroup, từ ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện cùng mạng lưới trạm sạc, xưởng dịch vụ, hệ thống chăm sóc khách hàng phục vụ hệ sinh thái xanh rộng khắp, mang tới giải pháp toàn diện, đồng bộ, nhất quán vì tương lai xanh cho Việt Nam.

Với lợi thế thuần điện 100%, không cần trải qua giai đoạn chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, nhiều chuyên gia dự báo GSM sẽ có những bứt phá lớn trong cuộc đua giành thị phần ở lĩnh vực dịch vụ vận tải xanh đang ngày càng trở nên sôi động.

Có thể nói, GSM và người tiêu dùng đều đang được hưởng lợi từ sự đầu tư bài bản cho cả một hệ sinh thái xanh của Vingroup, tạo nền móng vững chắc cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam.

Không chỉ phát huy tiềm năng, GSM còn chú trọng đến những chiến lược phát triển bền vững có trách nhiệm với cộng đồng. Đầu tiên là đào tạo đội ngũ Tài xế trở thành những đại sứ Xanh, thay đổi diện mạo giao thông, mang dịch vụ Xanh, Văn minh cho khách hàng. Thực hành sống Xanh, tiết kiệm nhiên liệu khi chuyển đổi từ xăng sang điện, đồng thời tìm cách để tăng hiệu quả mỗi ngày, giảm km rỗng để việc di chuyển trên đường là phục vụ nhu cầu thực sự, không gây lãng phí.

Xanh SM – thương hiệu tiên phong xây nền móng cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh tại Việt Nam - Ảnh 12.

Có thể nói, GSM và người tiêu dùng đều đang được hưởng lợi từ sự đầu tư bài bản cho cả một hệ sinh thái xanh của Vingroup, tạo nền móng vững chắc cho giao thông xanh, kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam.

Không chỉ phát huy tiềm năng, GSM còn chú trọng đến những chiến lược phát triển bền vững có trách nhiệm với cộng đồng. Đầu tiên là đào tạo đội ngũ Tài xế trở thành những đại sứ Xanh, thay đổi diện mạo giao thông, mang dịch vụ Xanh, Văn minh cho khách hàng. Thực hành sống Xanh, tiết kiệm nhiên liệu khi chuyển đổi từ xăng sang điện, đồng thời tìm cách để tăng hiệu quả mỗi ngày, giảm km rỗng để việc di chuyển trên đường là phục vụ nhu cầu thực sự, không gây lãng phí.

Để hiện thực hóa sứ mệnh thúc đẩy lối sống xanh, Quỹ sẽ triển khai 10 chương trình hành động Xanh thúc đẩy cuộc cách mạng Xanh trên cả nước. Trong đó, Quỹ đang đồng hành cùng Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Tài nguyên Môi trường trong các hoạt động Giáo dục Xanh, Thể thao Xanh cho hơn 26 triệu học sinh, sinh viên, thế hệ Xanh của tương lai.

Đặc biệt, GSM sẽ đóng góp 1.000 đồng trên mỗi chuyến taxi điện và 100 đồng trên mỗi chuyến xe máy điện vào Quỹ. Tính đến nay, tổng số tiền mà Xanh SM đóng góp đã lên tới nhiều tỷ đồng.

Có thể thấy, GSM đang hướng tới phát triển theo mô hình kinh tế xanh với tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), vừa giúp tăng trưởng kinh tế vừa cải thiện đời sống và công bằng xã hội, đồng thời đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững. Sự ra đời của GSM đã giải quyết phần nào những vấn đề lớn của xã hội, tạo nên một câu chuyện đầy cảm hứng về hành trình chuyển đổi năng lượng xanh vì một nền kinh tế xanh tại Việt Nam.

Khánh Vy
Hải An

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên