img
Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 1.

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 2.

Được biết anh từng là Giám đốc FPT Software, có hàng nghìn quân trong tay, tại sao anh quyết định chuyển sang điều hành và phát triển dự án bất động sản FPT City?

Đối với tôi, thực sự FPT City là một dự án lớn và đầy tham vọng, là nguồn cảm hứng rất lớn trong công việc. Tôi đến với công việc này hết sức tự nhiên, vì dự án cũng hỗ trợ rất nhiều cho chiến lược kinh doanh chung của tập đoàn FPT cả trong phần mềm lẫn giáo dục.

Trong ngành phần mềm, cạnh tranh trong việc giữ người vô cùng khốc liệt nên việc tập hợp được các bạn trẻ tài năng cùng sống và làm việc đã là thắng rồi. Thị trường phần mềm lại bao la rộng lớn, cần hàng chục nghìn người.

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 3.

Họ không chỉ cần 5m2 để làm việc ở công ty mà còn có gia đình, cần 1 ngôi nhà để an cư lạc nghiệp, họ cũng cần có dịch vụ tốt, tiện nghi…khi đó họ sẽ hoàn toàn có thể toàn tâm toàn ý với công việc, gắn bó với công ty. Cũng không riêng gì FPT mà rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng có một mô hình bền vững như vậy như Toyota, Samsung, Hitachi,… đều có thành phố riêng của họ và FPT cũng áp dụng mô hình như thế ở Việt Nam.

Mô hình ấy cung cấp cơ sở hạ tầng rất hiện đại phục vụ trực tiếp cho kinh doanh, ví dụ: văn phòng cho Software, Campus cho trường đại học, cung cấp cả một nơi huấn luyện đào tạo và nơi ăn ở cho hàng chục hay thậm chí hàng trăm ngàn người thì rõ ràng đòi hỏi dự án rất lớn, thực hiện bài bản và đồng bộ nhằm phục vụ cho quy mô chiến lược rất lớn của Tập đoàn về mặt dài hạn.


Từ lập trình chuyển sang phát triển bất động sản, bắt đầu từ con số 0, liệu có phải là trái nghề với anh không?

Kiến trúc, xây dựng là niềm đam mê từ nhỏ của tôi. Trước đây, nghề tay trái của tôi cũng đã từng liên quan đến kiến trúc, thiết kế và xây dựng. Năm 22 tuổi, tôi đã tự làm cái nhà đầu tiên. Vì thế không phải ngẫu nhiên tôi lại làm công việc này.

Ngoài ra, việc từng làm Giám đốc FPT Software không những cho tôi cơ hội đi khắp nơi trên thế giới, học hỏi từ mô hình phát triển của họ mà còn cung cấp nhiều kiến thức hữu dụng để phát triển bất động sản. Tôi nói đơn giản như tư duy về lập trình theo module là nền tảng cho chúng tôi thiết kế các căn nhà ở FPT City – cùng một kết cấu lõi nhưng có thể tùy biến thành vài chục loại mẫu nhà khác nhau, phù hợp với sở thích, tình hình tài chính, vòng đời của mỗi gia đình,… và quan trọng là chi phí thay đổi thấp.

Chẳng hạn, một gia đình trẻ thì chỉ cần căn nhà nhỏ 1.5 tầng, nhưng khi con cái lớn lên hoặc có bố mẹ sống cùng thì cần căn nhà 2.5 – 3 tầng. Vì thế, mỗi căn nhà tại FPT City đều có móng sẵn sàng cho 3 tầng rưỡi, rồi mỗi nhà đều có khoảng sân sau nhỏ, vừa để đón sáng, đón gió mà còn có thể trồng cây, trồng hoa hay… làm gà (cười). Tất cả các yếu tố đều được tính toán cho phù hợp với lối sống, văn hóa của người Việt như thờ cúng tổ tiên, chăm sóc bố mẹ già nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư của mỗi người. Có như thế, cuộc sống mới có chất lượng, mới hài hòa và bền vững.

Lãnh đạo FPT City chia sẻ về các dự án.



Anh có chia sẻ đã đến thăm hàng chục thành phố trên thế giới. Trong quá trình đó, anh rút được kinh nghiệm gì cho việc phát triển và xây dựng FPT City?

Việc phát triển khu đô thị phức tạp hơn nhiều việc xây một tòa nhà hay san lấp một thửa đất để bán. Trong quá trình triển khai, đơn vị tư vấn quy hoạch SOM đã cùng tôi tới thăm rất nhiều thành phố để tận mắt chứng kiến và học hỏi từ những mô hình thành công như Canary Whalf - biến những khu nhà kho cũ kỹ thành trung tâm tài chính, kinh doanh sầm uất của London cho đến những thành phố ‘chết’, dù rất đẹp, rất đồng bộ như Thames Town ở Trung Quốc… Từ đó, tôi đúc rút được, một thành phố muốn phát triển được cần phải có sinh khí. Sinh khí đó đến từ công ăn việc làm, họ có thể kiếm được tiền, nhiều tiền, thành đạt, sinh khí đó là sức trẻ, là sự sôi động. Từ đó, mới có cơ sở để duy trì được các hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, dịch vụ ăn uống, siêu thị…

FPT đã có những mảng kinh doanh cực kỳ bền vững và phát triển nhanh chóng, thu hút một nguồn tiền khổng lồ và đấy cũng là một trong những cơ sở để khu đô thị có sức sống, vì nó tạo ra công ăn việc làm, nó thu hút người đến. Đó cũng chính là lý do chúng tôi đặt FPT Complex là trái tim của khu đô thị. Từ tháng 4 năm nay, chúng tôi đã hoàn thành tòa nhà và chuyển hơn 3.000 nhân viên cùng với các chuyên gia Mỹ, Nhật Bản về đây làm việc. Giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong năm 2017. Đến khi hoàn thành, FPT Complex sẽ là nơi làm việc cho hơn 10.000 kỹ sư CNTT trong nước và nước ngoài.

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 5.

Có lần Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đã chia sẻ mong muốn xây dựng FPT City thành "Thung lũng Silicon" của Việt Nam. Tuy nhiên, đến với FPT City chỉ thấy thiên nhiên, cỏ cây, hồ nước rất thơ mộng, chứ chưa nhìn thấy mấy yếu tố công nghệ ở thành phố này. Anh lý giải thế nào về điều này?

Cần phải hiểu đúng chữ "công nghệ". Công nghệ không chỉ là vi mạch điện tử, là phần mềm mà còn là công nghệ xây dựng, thiết kế tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ quản lý đô thị,… Đối với người làm công nghệ chúng tôi, cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên. Thế nên, ngay từ đầu, chúng tôi chủ trương xây dựng một khu đô thị thực sự xanh và thông minh. Không có bàn tay mình, thiên nhiên vốn đã đẹp. Việc của mình là tìm kiếm, ứng dụng những công nghệ để hạn chế tối đa tác động của mình lên thiên nhiên.

Tôi nói ví dụ, việc tập trung hàng chục nghìn người tại đây chắc chắn đi kèm với nó là một lượng chất thải rất lớn. Nước thải đó sẽ đi đâu, được xử lý như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sông, hồ, chất lượng môi trường sống của khu vực đó. Chúng ta đã nhìn thấy những bài học nhãn tiền từ các thành phố lớn, ngay ở Việt Nam. Để giải bài toán này, sau nhiều năm tháng, chúng tôi đã tìm được công nghệ xử lý nước thải vi sinh và lắp đặt cho từng nhà. Nước thải sau xử lý đạt chất lượng B+, qua hệ thống cống chảy ra con kênh, làm cảnh quan cho khu đô thị, vừa đẹp, vừa có thể tái sử dụng để tưới cây. Đấy chẳng phải công nghệ sao?

Để xây dựng Thung lũng Silicon, điều quan trọng là môi trường, hạ tầng để thu hút những người làm công nghệ về một chỗ. FPT chọn xây dựng thành phố công nghệ tại Đà Nẵng bởi điều này đồng hành với định hướng phát triển của thành phố, mọi hạ tầng từ kết nối sân bay quốc tế, cáp quang gần bờ,… đến nguồn nhân lực cùng với vị thế ngày càng tăng của Đà Nẵng là những yếu tố vô cùng thuận lợi.

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 6.

Anh có nhắc đến tôn chỉ xây dựng FPT City là ‘khu đô thị thực sự xanh và thông minh’. Anh có thể lý giải thêm về điều này?

Khu đô thị xanh và thông minh là xu hướng tất yếu của thế giới. Chúng tôi cũng không làm gì đặc biệt, chỉ là áp dụng các chuẩn của thế giới thôi. Tôi nghĩ ai cũng có nhu cầu ở trong một môi trường trong lành, sạch sẽ, tiện lợi và an toàn.

Đối với FPT City, xanh không chỉ là nhiều cây xanh, mà xanh là áp dụng những công nghệ, thiết kế thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, ví dụ như tiết kiệm nước - xử lý nước thật sạch để tái sử dụng, thiết kế nhà đón gió, nắng để tiết kiệm điện hay sử dụng những vật liệu tiết kiệm năng lượng ngay khi sản xuất ra nó như gạch không nung, nhựa đường carboncor,…

Còn ‘thông minh’ không chỉ là lắp đặt các thiết bị công nghệ như cách mọi người vẫn hình dung về ‘căn nhà thông minh’ mà đối với một khu đô thị, quan trọng là sự tiện lợi cho cư dân. Khi làm quy hoạch với SOM, tôi đã đặt bài toán cho họ làm sao mọi tiện ích cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của cư dân từ siêu thị, nhà hàng, trường học, công viên… chỉ trong vòng 3 phút đi bộ. Hoặc thông minh là thiết kế ngôi nhà sao cho công năng của nó đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, từ ở đến kinh doanh hoặc đầu tư cho thuê. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng giải được bài toán đó trên diện rộng lại không phải là việc dễ dàng.

Anh nhắc nhiều đến đơn vị quy hoạch SOM (NV: Skidmore, Owings & Merill – Mỹ), được biết là một trong những công ty hàng đầu thế giới về quy hoạch đô thị. Vì sao FPT City lại quan tâm nhiều đến vấn đề quy hoạch như vậy?

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 7.

Quy hoạch là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phát triển bất động sản mà ở đó thể hiện tầm nhìn chiến lược cho hàng chục, hàng trăm năm. Sai lầm trong quy hoạch thì không thể sửa được nên tốt nhất mình thuê những người giỏi nhất.

Tôi rất thích công ty này, nhóm thực hiện đều là những người trẻ rất giỏi, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng hàng đầu như Harvard, Yale,… Họ mất tới nhiều tháng để nghiên cứu kỹ càng  khí hậu, địa hình, văn hóa, con người Việt Nam mới ra được quy hoạch. Những ý tưởng thiết kế, kiến trúc bền vững của họ trùng với quan điểm chiến lược của Tập đoàn FPT.

Việc thuê những công ty danh tiếng làm quy hoạch không những rất đắt tiền mà bản thân thiết kế cũng đòi hỏi rất nhiều tiền đầu tư cho hạ tầng. Bởi, họ có những yêu cầu rất cao để đảm bảo cho sự phát triển hàng trăm năm nên các yếu tố phải tốt từ tránh ngập lụt, giao thông, từ khu đô thị thân thiện với người đi bộ, chỗ chơi cho trẻ con, không gian cho người già…

Nếu họ nhận thấy mình đưa những yêu cầu làm tổn hại đến môi trường hoặc không cam kết với thiết kế thì dù có tiền họ cũng từ chối không làm. Đấy cũng là rủi ro, vì không phải người mua nhà nào cũng quan tâm đến điều đó, nhiều khi chỉ hỏi bao nhiêu tiền một m2. Chỉ đến khi sống một thời gian họ mới dần dần cảm nhận được, như một số cư dân ở đây đã bắt đầu nhận thấy như trong mấy đợt mưa vừa qua, trong khi những nơi khác ngập thì ở đây không sao, không có dây điện rơi xuống đường,…

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 8.

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 9.

Nhiều người vẫn so sánh ngôi nhà của FPT City đắt hơn so với những khu đất ở bên ngoài, anh nghĩ thế nào về điều này?

Tôi không cho là như vậy. Nhiều khi họ so sánh giữa đất nền với một bên là có cả đất, cả nhà, cả tiện ích, cảnh quan, hạ tầng đồng bộ thì bảo đắt hơn. Tôi thấy tất nhiên là vô lý.

Chúng tôi tâm niệm chất lượng nhưng giá cả phải cạnh tranh. Bài toán đó mới khó, chứ cứ chi thật nhiều tiền thì tốt là đương nhiên. Tôi tự tin cho rằng, cùng một diện tích đất như vậy khó mà có được ngôi nhà vừa có thiết kế tốt và chất lượng với chi phí thấp hơn ở FPT City, bởi, làm số lượng lớn như vậy mới có ưu thế về giá, thuê được những công ty xây dựng, thiết kế có tên tuổi để bảo đảm chất lượng tốt.

Vậy, theo anh, điểm khác biệt lớn nhất của FPT City so với các dự án BĐS khác là gì?

Tôi vẫn thường nói với anh em là: Mình không bán một khoảnh đất mà mình cùng nhau tạo ra một phong cách sống. Mà cuộc sống chất lượng không chỉ cần một căn nhà, tiện ích mà còn cần không gian trong lành, thư giãn bên thiên nhiên, chia sẻ thú vui với gia đình, bạn bè, hàng xóm, kết nối cộng đồng,…

Thế nên, FPT City là không gian mở, không chỉ dành cho người FPT mà dành cho cả cộng đồng, những người trí thức chung hoài bão, cùng đam mê, có chung nhu cầu về một khu đô thị có cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, an ninh, thân thiện môi trường, gặp gỡ nhau, chia sẻ cơ hội, cuộc sống. Một người có thể không làm được gì lớn, nhưng tập hợp những con người như vậy sẽ tạo nên sức mạnh.

Xây nhà ‘kiểu’ FPT: “Cái đích của mọi công nghệ là để kết nối cộng đồng và trở về với thiên nhiên” - Ảnh 10.

Kiều Thuật
Mai Lân
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ10/1/2017

PV

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên