1% tài năng và 99% chăm chỉ liệu đã đủ để thành công?: Nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra bạn cần thêm 3 yếu tố này
Chúng ta vẫn thường nghe câu nói thành công phụ thuộc 1% tài năng và 99% chăm chỉ và nỗ lực. Nhưng các giáo sư đại học Harvard đã chỉ ra, để thành công bạn cần thêm cả "tình yêu đích thực".
- 19-12-2022Gặp gỡ cả nghìn khách hàng, môi giới bất động sản hạng sang tiết lộ bí mật giới thượng lưu: Người giàu thực sự không giống như bạn tưởng tượng
- 18-12-2022Thường xuyên đăng 3 điều này lên mạng xã hội là dấu hiệu của người EQ thấp
- 17-12-2022Thần đồng 5 tuổi nói tiếng Anh lưu loát, 13 tuổi đỗ ĐH danh giá: Thành công từ cách giáo dục khác biệt của gia đình, 'tuột dốc' đáng tiếc vì một nguyên do
- 17-12-20223 yếu tố giúp thăng tiến thuận lợi
- 16-12-2022Ông trùm giáo dục Trung Quốc: Biết đối mặt với 3 nỗi sợ này mới có thể thoát nghèo, xoay chuyển vận mệnh chỉ trong lòng bàn tay
Các giáo sư đại học thực hiện một nghiên cứu trong hơn 70 năm, với sự tham gia của 268 sinh viên đại học Harvard và 456 người đến từ khu ổ chuột ở độ tuổi 19-90 để giải mã "Bí ẩn của một cuộc sống hạnh phúc".
Người quan sát và ghi chép chính của nghiên cứu này là giáo sư Robert Waldinger. Từ những dữ liệu thu được, ông đã rút ra được những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công và giàu có của một người.
1. Sức khoẻ tinh thần ổn định
Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đã xây dựng “Mười chỉ số của người chiến thắng trong cuộc sống", trong đó có 4 chỉ số về sức khoẻ: Ít căng thẳng tâm lý, Làm việc tốt ở tuổi 65, 75 tuổi bạn vẫn có thể làm nhiều việc với sức khoẻ tốt, 80 tuổi không nghiện rượu, trầm cảm, lo lắng và cho rằng mình hạnh phúc.
Nhắc đến khái niệm "sức khoẻ" luôn phải bao gồm 2 khía cạnh: sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất, chỉ chú trọng một khía cạnh không giúp chúng ta khoẻ mạnh. Nhiều người trẻ thường có lối sống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya khiến thể chất nhanh chóng tuột dốc không phanh. Sức khoẻ tinh thần cũng gặp vấn đề do những áp lực và căng thẳng tích tụ. Dần dần nó sẽ trở thành "vật cản" trên đường tới thành công của bạn.
Câu chuyện huyền thoại thể dục dụng cụ Mỹ Simone Biles bỏ cuộc giữa chừng tại Olympic Tokyo 2020 từng khiến không ít người bất ngờ. Giải thích về quyết định rút lui của mình, Biles cho biết khi thi đấu cô đã rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, hoảng sợ, toàn thân run lên. "Tôi cần tập trung vào sức khoẻ tinh thần của bản thân", VĐV người Mỹ nói.
Vận động viên Simone Biles. Ảnh: Time for Kids
Không chỉ Biles, nhiều VĐV khác cũng gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng khiến họ không thể đạt phong độ cao nhất khi thi đấu. Theo nhà tâm lý học Toni Martos, "trí óc cũng như cơ bắp, bạn cũng cần phải rèn luyện nó".
Vậy nên nếu một người thường xuyên ở trong trạng thái tinh thần không ổn định, người đó sẽ khó có được cuộc sống bình thường, chưa nói đến việc đạt những thành tựu lớn lao.
2. Tuổi thơ hạnh phúc
Nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng sự giàu có tuổi trưởng thành và hạnh phúc tuổi già liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm trong tuổi thơ. Các nhà nghiên cứu trích dẫn những dữ liệu:
Những người mối quan hệ tốt với anh chị em của họ khi họ còn trẻ có mức lương trung bình hàng năm cao hơn 51.000 USD so với những người không có sự kết nối với anh chị em.
Người có tuổi thơ ấm áp có mức lương trung bình cao hơn 66.000 USD so với những người không hạnh phúc khi còn nhỏ.
Người được mẹ yêu thương có mức lương trung bình cao hơn 87.000 USD so với những người không được mẹ chăm sóc.
Bên cạnh đó, nếu mối quan hệ của một người với mẹ không tốt, họ có khả năng mắc bệnh Alzheimer khi về già. Những đứa trẻ nhận được sự chăm sóc của bố sẽ ít lo âu và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn hơn khi trưởng thành.
Điều này chứng minh ảnh hưởng của gia đình cũng như trải nghiệm tuổi thơ ấu của một người đến sự nghiệp sau này. Tuổi thơ tốt đẹp và môi trường phát triển thuận lợi sẽ góp phần giúp những đứa trẻ dễ dàng thành công hơn.
3. Tìm thấy “tình yêu đích thực”
Một chỉ số quan trọng khác trong nghiên cứu của Harvard chính là “khả năng yêu” của một người. “Yêu” ở đây có 2 ý nghĩa: mối quan hệ tình cảm như tình yêu, tình bạn và việc bạn có đam mê, lý tưởng và sở thích.
Những ghi chép của giáo sư Robert Waldinger cũng nhấn mạnh những trải nghiệm thời thơ ấu không phải là tuyệt đối. Ngay cả khi bạn trải qua đau khổ khi còn nhỏ, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống tốt đẹp nếu tìm thấy “tình yêu” khi lớn lên. Waldinger nêu ví dụ về cuộc đời của nhân vật Adam Newman (tên đã được thay đổi), từng là sinh viên Harvard.
Giáo sư Robert Waldinger. Ảnh: TED
Newman sinh ra trong gia đình trung lưu, có tuổi thơ đen tối vì mẹ là người phụ nữ bạo lực và có mối quan hệ xa cách với cha. Newman có trí thông minh toàn diện, thành tích học tập rất tốt nhưng sức khỏe tinh thần hay thể chất đều không tốt, có xu hướng hành động bảo thủ và ít bạn thân.
Bước ngoặt xảy ra khi Newman cưới người bạn thân thời đại học của mình. Cuộc hôn nhân hòa thuận giữa 2 người đã thay đổi anh, giúp Newman biết cách làm việc hòa hợp với đồng nghiệp và trau dồi kỹ năng lãnh đạo, thành công trở thành quản trị viên NASA. Newman không ngừng điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ xã hội. Ngay cả khi con gái không ngoan, anh cũng không áp đặt lên con như cách mẹ đã dạy dỗ mình.
Về ý nghĩa thứ hai, điều này dễ dàng thấy được trong thực tế. Trước khi đạt được thành tựu, ít nhất bạn phải luôn tìm ra lĩnh vực bạn muốn phấn đấu để trở nên xuất sắc, thậm chí là xác định sẽ theo đuổi nó cả đời. Nếu bạn tìm thấy điều gì đó bạn vừa có khả năng, sự say mê và mong muốn gắn bó lâu dài, bạn đang trên con đường hướng đến thành công.
Thể thao & Văn hóa