MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 nguyên tắc nên nhớ nếu nhà lãnh đạo muốn gia tăng sự kính trọng và quyền lực

20-10-2018 - 21:15 PM | Sống

Càng được người khác kính trọng và nhìn nhận một cách chân thực, người lãnh đạo càng có nhiều quyền lực chính đáng đối với những người khác.

Bản chất của người lãnh đạo có ý nghĩa lớn hơn mọi điều mà họ có thể làm cùng hoặc làm cho những người đi theo. Tùy thuộc vào việc người lãnh đạo cư xử với những người khác như thế nào (bao gồm ý định và cảm nhận, khả năng tương tác và lịch sử tương tác), sự kính trọng và quyền lực chính đáng trong mối quan hệ mà những người đi theo dành cho họ sẽ tăng lên hay giảm đi.

Sau đây là mười gợi ý về các quy trình và nguyên tắc làm gia tăng sự kính trọng và quyền lực của người lãnh đạo.

1. Thuyết phục: bao gồm việc chia sẻ các lý do và lý lẽ, củng cố lập luận cho quan điểm hay ý muốn của bạn, trong khi vẫn tôn trọng ý kiến và quan điểm của những người đi theo; giải thích rõ nguyên nhân và bản chất vấn đề; cam kết tiếp tục quá trình trao đổi ý kiến cho đến khi đạt được kết quả có lợi, thỏa mãn cả hai bên.

2. Kiên nhẫn: đối với quy trình và con người. Bất chấp mọi thất bại, khiếm khuyết hay sự bất tiện do những người đi theo gây ra; bất chấp sự nôn nóng hay dự kiến của bạn về việc đạt được các mục tiêu của mình, hãy duy trìmột tầm nhìn dài hạn và kiên định với các mục tiêu dù trước mắt đang gặp phải chướng ngại và sự chống đối.

3. Sự nhẹ nhàng: không khắc nghiệt, cứng nhắc hay thô bạo khi xử lý các vấn đề dễ gây tổn thương, những tâm sự thầm kín hay cảm nghĩ mà những người đi theo có thể bày tỏ.

10 nguyên tắc nên nhớ nếu nhà lãnh đạo muốn gia tăng sự kính trọng và quyền lực - Ảnh 1.

4. Biết lắng nghe, học hỏi: luôn tâm niệm rằng bạn không biết hết mọi thứ, do đó bạn coi trọng các quan điểm khác biệt, phán đoán và các kinh nghiệm của những người đi theo.

5. Biết chấp nhận: cân nhắc khi phán đoán, chấp nhận ý kiến người khác khi không chứng minh được họ sai, không đòi hỏi bằng chứng hay thành tích cụ thể như một điều kiện để thừa nhận giá trị.

6. Tử tế: nhạy cảm, quan tâm, chu đáo, không quên những nghĩa cử nhỏ (mà thực ra là chuyện lớn) trong các mối quan hệ.

7. Sự phân minh: tìm hiểu thông tin chính xác về triển vọng và quan điểm của những người đi theo, trong khi vẫn tôn trọng họ đúng với con người như hiện nay, bất kể họ sở hữu, kiểm soát hay làm gì; cân nhắc đầy đủ các ý định, ước muốn, giá trị và mục tiêu của họ, thay vìchỉ tập trung chú ý vào hành vi của họ.

8. Đồng cảm khi phải đối đầu: ghi nhận sai lầm, khiếm khuyết và nhu cầu của những người đi theo để "sửa sai" với tinh thần quan tâm chăm sóc chân thật, nồng ấm, làm cho những người đi theo cảm thấy an tâm chấp nhận rủi ro.

9. Tính nhất quán: phong cách lãnh đạo của bạn không phải là một thủ thuật thao túng để sử dụng mỗi khi gặp rắc rối, khủng hoảng hay thách thức, hay khi bạn cảm thấy bị bế tắc. Bạn phải xem nó là một giá trị, một chuẩn mực phẩm chất cá nhân, là sự thể hiện tính cách của bạn, phản ánh bạn là con người thật của bạn – hiện nay cũng như sau này.

10. Sự chính trực: gắn kết một cách chân thật lời nói và cảm xúc với suy nghĩ và hành động của bạn. Bạn không mong muốn gìhơn những điều tốt đẹp cho mọi người khác, không ác ý hay lừa dối, lợi dụng, thao túng hay kiểm soát; thường xuyên rà soát ý định của mình trong khi vươn tới sự đồng nhất với những người khác.

Đối với một số người, các nguyên tắc này và những lý tưởng liên quan chỉ xuất hiện ở các nhà lãnh đạo xuất chúng, và rất khó tìm thấy trong cuộc sống thường ngày. Nhưng khi được hỏi, Mahatma Gandhi chỉ nói: "Tôi là một người bình thường với khả năng dưới mức trung bình. Tôi không phải nhà tiên tri. Tôi là một người theo chủ nghĩa lý tưởng thực tiễn. Tôi cũng không coi những gìtôi đã đạt được bằng sự nghiên cứu miệt mài là thành tựu đặc biệt. Tôi không hề có chút nghi ngờ nào rằng bất cứ ai, đàn ông hay phụ nữ, đều có thể làm được điều tôi đã làm, miễn là người đó cũng nỗ lực và nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng giống như tôi".

Theo Thảo Nguyên

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên