10 thói quen xấu của những người thất bại, điều số 1 và 4 nhiều người mắc phải
Thay vì tìm những thói quen tốt để noi theo, hãy tập trung vào những thứ nên tránh.
- 20-01-2020Tính cách quyết định số phận, thất bại chắc chắn tại cảm xúc: Cầm lên được, bỏ xuống được, bạn mới có thể làm nên chuyện
- 09-01-2020Những người luôn hoài nghi với thành công: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?”
- 03-01-2020Câu chuyện "Chặt thông hay bạch dương trước" hé lộ nguyên nhân thất bại của không ít dân công sở
Chúng ta quá thường xuyên chấp nhận thái độ cứng nhắc về một chuyện gì đó: "Nếu tôi làm x, tôi sẽ thành công". Nhưng nếu thành công là dễ dàng và có thể dự đoán được, chúng ta sẽ không tìm kiếm lời khuyên để biết cách đạt được nó. Thay vì nghiên cứu cái gì thực sự có hiệu quả đối với người khác, tôi đã làm theo lời khuyên của bạn bè, chú ý đến những thói quen khiến mọi người không thể tiến đến mục tiêu của mình.
Dưới đây là 10 trong số các rào cản phổ biến nhất. Nếu bạn thấy mình có một trong những điều dưới đây, hãy cố gắng làm ngược lại.
1. Luôn bị phân tâm
Greg McKeown, nhà tư vấn quản lý thời gian, trong cuốn sách Essentialism đã kể rằng ông tình cờ gặp lại một người bạn học cũ, người đang tìm kiếm lời khuyên nghề nghiệp. Trong lúc nói chuyện, người đàn ông này liên tục nhìn xuống điện thoại và bắt đầu nhắn tin.
McKeown kể lại: "10 giây trôi qua. Rồi 20s. Tôi chỉ đơn giản đứng đó khi anh ấy tiếp tục nhắn tin một cách khí thế." Sau vài phút, ông ta thôi không nhắn nữa và bỏ đi.
Tôi luôn nghĩ đến câu chuyện này mỗi khi có quá nhiều việc khiến mình dễ bị phân tâm, như một cách nhắc nhở bản thân tập trung vào thời điểm mà tôi và mọi người đang ở cùng với nhau. Nếu người bạn học cũ của McKeown, đã tự nhắc nhở mình như vậy, ông có thể đã tạo ra một kết nối hoặc nhận được một vài lời khuyên trong công việc.
2. Nói suông
"Tôi đang tập marathon", "Tôi sẽ mở công ty", bạn biết thay vì cứ thông báo trên mạng xã hội thì làm gì sẽ tốt hơn không. Đó là thực hiện nó.
Derek Sivers đã lập luận rằng việc công khai các kế hoạch của bạn có thể phản tác dụng hơn là thúc đẩy. Mọi người sẽ thường hoan nghênh chỉ đơn giản là vỗ tay cho ý định của bạn và một cách phản trực quan, tiếng vỗ tay đó có thể phá không cho ý chí của bạn thực hiện theo các kế hoạch mà bạn đã vạch ra.
Sivers giải thích: "Khi bạn nói với ai đó mục tiêu của bạn và họ thừa nhận nó, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng hiện tượng đó có tên là ‘thực tế xã hội’. Tâm trí rất dễ bị lừa vào cảm giác rằng nó đã làm xong mọi chuyện. Bởi vì bạn đã cảm nhận được sự hài lòng đó, bạn ít có động lực để chăm chỉ làm theo mục tiêu bạn đề ra."
Bạn chia sẻ niềm vui của bạn, điều đó không có gì là sai. Nhưng hãy giữ bí mật cho đến khi bạn đạt được điều gì đó, đừng chỉ kể về ý định của bản thân mình.
3. Dành thời gian cho không đúng đối tượng
Những người xung quanh bạn có thể khiến bạn tốt hơn hoặc trở thành phiên bản tồi tệ nhất của chính mình. Ví dụ, bạn có một mục tiêu làm sao sống lành mạnh hơn đúng không? Hãy chơi với những người sẽ khuyến khích bạn thực hiện những thay đổi trong cuộc sống của bạn. Hay bạn muốn hoàn toàn thất bại trong mục tiêu đó? Nếu vậy hãy chơi với những người không bao giờ bỏ thói quen xấu của họ. Và rồi mọi người sẽ bị lây năng lượng cho nhau.
4. Luôn tập trung vào những điều tiêu cực
Như bạn tôi đã chỉ cho tôi nhiều năm trước khi ông nói với tôi về nỗi đau của mình, bạn có thể tập trung vào sự tích cực mà không phải giả vờ rằng cuộc sống là dễ dàng. Bạn có thể có một viễn cảnh thực tế mà không phải liệt kê ra cái xấu trong mọi thứ bạn nhìn thấy.
Chúng ta đều biết những người phàn nàn về mọi thứ. "Ừ, sáng nay trời mưa và giày tôi giờ ướt chèm nhẹp hết rồi." Ừ, bực mình thật. Nhưng không, bạn chẳng thể làm chủ thời tiết. Bạn có thể thay một đôi giày mới mà.
Có một ngày tồi tệ không sao hết. Thỉnh thoảng mọi người đều trở nên cáu kỉnh. Nhưng nếu bạn luôn ghét mọi thứ, bạn sẽ có một cuộc sống tồi tệ. Đơn giản vậy thôi.
5. Trì hoãn
Lúc còn đi học, tôi đã từng yêu cầu một giáo sư gia hạn thời hạn cho một bài luận. Ông trả lời: "Tôi hoàn toàn vui mừng khi gia hạn thời hạn thêm một tuần. Điều duy nhất tôi muốn hỏi em là, bài luận của em sẽ hay hơn nếu em viết nó trong một tuần nữa chứ?"
Chúng tôi đều biết câu trả lời sẽ là "không". Tôi phải cật lực để hoàn thành bài luận đúng giờ.
Hãy nhớ rằng: Chỉ trì hoãn mọi thứ khi bạn sẽ làm tốt hơn với thời gian thêm đó. Làm ngay bây giờ, hoặc sau thời gian đó phải làm tốt hơn.
6. Không lắng nghe người khác
Trở thành một người giỏi lắng nghe, bạn sẽ đi đúng hướng, nhưng về lâu dài, nó cũng giúp bạn duy trì các mối quan hệ gần gũi và có giá trị.
Mọi người có thể ôm nhau, nhưng không phải ai cũng gọi chỉ để hỏi: "Bạn có khỏe không?" Hãy dành thời gian. Hỏi han, lắng nghe, quan tâm và lặp lại.
7. Cho phép bản thân lười biếng
Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc mà chúng ta muốn hủy bỏ kế hoạch. Đôi khi, chúng ta sẽ có cảm giác một thế lực ghê gớm nào đó đang cản mình, không thể nào ra khỏi nhà, mặc dù có một sự kiện rất "vui" đang chờ mình.
Nhưng những trải nghiệm mới lạ là những gì làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp. Khi bạn cho phép mình lười biếng, bạn sẽ không sống một cuộc sống tròn đầy của chính mình. Điều này chẳng công bằng với bạn bè, gia đình, đối tác của bạn chút nào và cả đối với những người muốn chia sẻ nó với bạn.
8. Không biết tò mò
Trước đây, nếu bố bạn là nông dân, bạn cũng sẽ trở thành nông dân. Phụ nữ đã không được chọn những gì họ muốn. Và bạn bị hạn chế, không được học những điều mới lạ ở thế giới ngoài kia, nếu không muốn nói là không thể.
Ngày nay, việc truy cập thông tin trở nên dễ dàng hơn so với trước đây. Rõ ràng, vẫn còn những rào cản giới hạn những gì mọi người có thể làm. Nhưng những người tận dụng quyền truy cập thông tin này, những người đọc sách, đặt câu hỏi, khám phá sự tò mò của bản thân, có khả năng hình dung và định hình tương lai của họ tốt hơn. Thật khó để mơ về những gì bạn không biết.
9. Không tốt
Chỉ cần là một người tốt. Nếu bạn còn băn khoăn, không biết "người tốt" là gì, thì đích thị bạn không phải là một người tốt.
10. Bỏ cuộc
Có lần, Thomas Edison nói: "Cách tốt nhất để thành công là luôn luôn cố gắng thêm một lần nữa." Cho dù bạn có định nghĩa thành công là như thế nào đi chăng nữa, thì thành công cũng không bao giờ đến với những người không biết cố gắng. Và thường, thành công sẽ đến sau thất bại lần đầu, và cứ lặp lại như vậy.
Nhịp sống Kinh tế