11 thực phẩm dù tốt cho cơ thể nhưng vẫn có thể gây hại nếu ăn sai thời điểm
Cho dù đó là những thực phẩm lành mạnh, rất có lợi cho sức khỏe thì cũng không có nghĩa là bạn muốn ăn bao nhiêu, ăn lúc nào cũng được.
- 18-04-2020Ám ảnh những mảnh đời ung thư, bác sĩ “vạch trần” kiểu ăn uống rất nhiều người thích nhưng lại là nguyên nhân số 1 gây ung thư
- 17-04-2020Bác sĩ chỉ cách ăn uống giúp lá gan nghỉ ngơi, hồi phục tổn thương không cần thuốc
- 17-04-20206 loại rau tốt lành hơn "thuốc", trị được nhiều bệnh: Ăn đều đặn mỗi ngày hiệu quả vô cùng
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội bằng cách ở nhà nhiều thời gian nhất có thể nhằm hạn chế sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, rất nhiều người đã tìm cho mình niềm vui trong chuyện ăn uống. "Làm bạn" với thực hiện, thực hiện món này món kia cũng là một cách để giảm stress. Thế nhưng, cho dù đó là những thực phẩm lành mạnh , rất có lợi cho sức khỏe thì cũng không có nghĩa là bạn muốn ăn bao nhiêu, ăn lúc nào cũng được.
Và dù mọi người đang có ý thức hơn về chế độ ăn uống của mình, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng để thực hiện tất cả các quy tắc ăn uống lành mạnh, bao gồm cả chuyện ăn đúng thực phẩm đúng thời điểm. Ví dụ, ăn táo không đúng lúc thực sự có thể gây ra các vấn đề về đường ruột thay vì cải thiện tiêu hóa.
Dưới đây là 12 thực phẩm bạn nên hay không nên ăn vào một số thời điểm trong ngày:
1. Chuối: Không nên ăn khi đói bụng
Mặc dù có vẻ là lựa chọn tốt để khởi đầu buổi sáng, nhưng nếu ăn chuối khi bụng đói, chúng thực sự có thể làm giảm mức năng lượng của bạn. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy tăng năng lượng nhờ hàm lượng đường cao trong chuối, nhưng sau một vài giờ, bạn có thể phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi và đói trở lại. Ăn chuối khi đói cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích bởi nó gây tiêu chảy.
Nếu bạn không sẵn sàng bỏ chuối vào bữa sáng, hãy kết hợp chúng với một số thực phẩm khác, tốt nhất là với những thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh như bơ đậu phộng.
2. Cà phê: Không nên uống ngay sau khi thức dậy
Đối với nhiều người, nhâm nhi một tách cà phê ngay sau khi thức dậy là việc làm tự nhiên nhất, nhưng trên thực tế, nó lại khá vô dụng. Uống cà phê trước bữa ăn giúp cải thiện khả năng dung nạp caffeine của chúng ta. Trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy, cơ thể sản sinh cortisol vì vậy, việc không phá vỡ quy trình này cũng như nhịp sinh học tự nhiên của chúng ta có vai trò vô cùng thiết yếu.
Đó là lý do bạn nên chờ một chút để thưởng thức ly cà phê của mình. Nhưng hãy nhớ rằng, sẽ tốt hơn nếu bạn tuân thủ khuyến nghị về lượng caffeine hấp thụ hàng ngày. Không nên uống cà phê vào thời điểm gần tối để ngăn ngừa chứng mất ngủ.
3. Đường: Không ăn như một bữa ăn nhẹ lúc đói
Tốt hơn hết là tránh xa đường tinh luyện nếu bạn đang cố gắng tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng đôi khi thoát khỏi cám dỗ của đồ ngọt lại là "nhiệm vụ bất khả thi". Sai lầm nghiêm trọng chúng ta thường mắc phải là ăn đồ ngọt như một bữa ăn nhẹ lúc đói. Bằng cách này, lượng đường trong máu tăng lên, gây ra hiện tượng đường tăng cao, giảm mạnh, khiến bạn rơi vào trạng thải mệt mỏi và lo lắng.
Nếu bạn không thể chống lại sự cám dỗ của đường, hãy tự thưởng cho mình một món tráng miệng nào đó ngay sau bữa ăn chính. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ không tăng đáng kể.
4. Sữa: Một số người không nên uống sữa vào buổi sáng
Một số người đã quen với việc bắt đầu ngày mới bằng một ly sữa từ khi còn nhỏ, nhưng thói quen này không có tác dụng tốt đối với người lớn. Sữa rất khó tiêu hóa, vì vậy uống sữa vào buổi sáng và kết hợp nó với các thực phẩm khác có thể gây ra chứng ợ nóng và đau dạ dày, nhất là với những người có vấn đề về tiêu hóa.
Buổi tối là thời gian tốt nhất để có một ly sữa ấm. Nó giúp làm dịu cơ thể và thúc đẩy giấc ngủ ngon lành.
5. Thịt bít tết: Không ăn ngay trước giờ ngủ
Thịt là một nguồn protein và vitamin B tuyệt vời nhưng nó có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Đó là lý do tại sao tốt hơn nên tránh ăn bít tết ngay trước giờ ngủ. Chọn thịt nạc và ăn ít nhất 3 giờ trước khi lên giường thực sự là một lựa chọn tốt vì nó mang lại cảm giác no và không chứa nhiều calo đến mức có thể gây tăng cân.
Bạn có thể ăn thịt trong suốt cả ngày để có đủ protein. Nhưng hãy cẩn thận với việc ăn thịt vào buổi sáng, vì một bữa ăn quá giàu năng lượng như vậy có thể gây quá nhiều khó khăn cho cơ thể trong quá trình tiêu hóa.
6. Các loại hạt: Không nên ăn vào buổi tối
Đây là một nguồn tuyệt vời cung cấp chất béo và calo lành mạnh, nhưng dùng các loại hạt làm món ăn nhẹ vào buổi tối không phải là lựa chọn tốt nhất. Với một số hạt, tác dụng đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Nhưng nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa và bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về giấc ngủ.
Chọn các loại hạt cho bữa sáng hoặc làm bữa ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa chính là cách tận dụng mọi lợi ích của chúng: Tăng cường sức khỏe tim mạch, bình thường hóa mức cholesterol và góp phần giảm cân, làm đẹp cho làn da và mái tóc của bạn.
7. Phô mai giàu chất béo: Không ăn trước khi đi ngủ
Thưởng thức bánh mì nướng với phô mai trước khi đi ngủ có thể rất hấp dẫn, nhưng tốt hơn hết là tránh xa món ăn này. Phô mai giàu chất béo có thể khó tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc nó gây ra cảm giác khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn nếu ăn nó vào buổi tối gần với giờ đi ngủ.
Ngược lại, thêm chút phô mai vào bữa sáng giúp cung cấp cho cơ thể lượng canxi rất cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp cũng như sức khỏe xương.
8. Trái cây có múi: Không ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn
Khởi đầu ngày mới với một ly nước ép cam quýt tươi có vẻ có lợi cho sức khỏe, nhưng sự thật không phải như vậy. Trái cây có múi có tính axit cao. Ăn chúng trong hoặc ngay sau bữa chính làm tăng sự hình thành axit, có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa khó chịu như ợ nóng, cảm giác nặng bụng và chậm hấp thu chất dinh dưỡng. Chỉ cần đợi một chút sau bữa ăn, bạn có thể thoải mái thưởng thức ly nước ép trái cây của mình.
9. Đậu đỗ: Không ăn vào ban đêm
Đậu đỗ có nhiều chất xơ, vì vậy ăn chúng vào ban đêm gây đầy hơi và giảm chất lượng giấc ngủ đố với một số người. Tốt hơn nên cẩn thận với loại thực phẩm này.
Đậu đỗ là lựa chọn hoàn hảo cho bữa trưa hoặc bữa tối sớm. Bằng cách này, tất cả các thành phần hữu ích của đậu đỗ sẽ được tiêu hóa, nhưng bạn ít có khả năng cảm thấy đầy hơi và quá no.
10. Táo: Không ăn vào buổi tối
Táo giàu chất xơ và chứa axit tự nhiên giúp cải thiện tiêu hóa và chức năng ruột kết. Nhưng nếu bạn ăn táo vào buổi tối, axit từ chúng có thể tích tụ trong dạ dày gây ra một số khó chịu. Ăn táo vào buổi tối cũng có thể dẫn đến sự hình thành khí quá mức và các vấn đề liên quan tới nhu động ruột. Xảy ra tình trạng như vậy vì quá trình tiêu hóa chậm lại vào buổi tối và cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa bất kỳ thực phẩm nào.
Thời gian tốt nhất để ăn táo là vào buổi sáng. Khi đó, bạn có thể kích thích nhu động ruột sau một giấc ngủ dài. Nó sẽ đặc biệt có lợi nếu hôm trước, bạn ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh.
11. Sữa chua: Không ăn khi bụng đói hoặc trước bữa ăn
Tốt hơn là tránh ăn sữa chua khi bụng đói hoặc trước bất kỳ bữa ăn nào. Sữa chua chứa axit lactic có thể làm giảm độ axit của dạ dày. Nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa trong khi bạn ăn bữa chính.
Thưởng thức một hộp sữa chua khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn chính sẽ giúp bạn tận dụng tất cả lợi ích của axit lactic đối với tiêu hóa. Ăn một phần nhỏ sữa chua trước khi đi ngủ có vẻ là một lựa chọn tốt vì nó sẽ lấp đầy cơ thể bạn bằng protein, góp phần phát triển cơ bắp.
Theo Brightside
Báo Dân sinh