2 tàu chiến Mỹ "im ắng bất thường" khi Tomahawk giội xuống Syria: Cái bẫy cao tay?
Mặc dù cả 2 con tàu mang được tới 90 tên lửa Tomahawk- vũ khí chủ lực Mỹ sử dụng trong cuộc không kích đêm 13/4 vào Syria - nhưng rốt cuộc, không một tên lửa nào được chúng bắn ra.
- 15-04-2018Mỹ phản bác Nga về con số tên lửa bị Syria bắn hạ
- 15-04-2018Ảnh vệ tinh: Syria bị tàn phá như thế nào trong vụ không kích của Mỹ và đồng minh
- 15-04-2018Những "giới hạn mong manh" nào của luật pháp cho phép ông Trump tấn công Syria?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện rõ ràng sự phẫn nộ của mình đối với cuộc tấn công hóa học - được cho là do quân chính phủ Syria tiến hành - nhằm vào Douma. Lần thứ 2 trong nhiệm kỳ Tổng thống, Tổng Tư lệnh tối cao của Mỹ đã ra lệnh tấn công trả đũa.
Trong cuộc họp báo sau cuộc không kích vào Syria đêm 13/4 (theo giờ địa phương, tức sáng 14/4 theo giờ Việt Nam), Lầu Năm Góc cho biết liên quân Anh-Pháp-Mỹ đã bắn tổng cộng 105 tên lửa nhằm vào các mục tiêu tại Syria, với đội hình tham chiến bao gồm:
Từ Biển Đỏ:
- Tàu USS Monterey (tuần dương hạm lớp Ticonderoga): 30 tên lửa Tomahawk.
- Tàu USS Laboon (khu trục hạm lớp Arleigh Burke): 7 tên lửa Tomahawk
Từ vịnh Bắc Ả Rập:
USS Higgins (khu trục hạm lớp Arleigh Burke): 23 tên lửa Tomahawk
Từ đông Địa Trung Hải:
- Tàu ngầm USS John Warner (tàu ngầm lớp Virginia) - 6 tên lửa Tomahawk
- Khinh hạm Pháp Aquitaine: 3 tên lửa (phiên bản hải quân của tên lửa SCALP).
Từ trên không:
2 máy bay ném bom B-1 Lancer: 19 tên lửa JASSM.
Các chiến đấu cơ Tornado và Typhoon của Anh: 8 tên lửa Storm Shadow
Các tiêm kích Rafale và Mirage của Pháp: 9 tên lửa SCALP
Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ tàu chiến Mỹ trong đợt tấn công Syria đêm 13/4 (theo giờ địa phương)
Theo tờ Chicago Tribune, nếu để ý kỹ, có thể thấy trong đội hình trên hoàn toàn thiếu vắng tàu khu trục USS Donald Cook - chiến hạm được cho là áp sát gần nhất Syria trước khi diễn ra vụ không kích.
Ngoài ra, sau vụ tấn công hóa học tại Douma, Mỹ đã triển khai thêm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Winston Churchill tới Địa Trung Hải để gia nhập đội tàu chiến của liên minh, trong đó có tàu USS Donald Cook.
Mặc dù cả 2 con tàu này mang được tới 90 tên lửa Tomahawk - loại vũ khí chủ lực đã được Mỹ sử dụng trong cuộc không kích đêm 13/4 vào Syria nhưng rốt cuộc, không một tên lửa nào được chúng bắn ra.
Tàu khu trục USS Donald Cook trong một đợt triển khai tới Syria.
Chicago Tribune dẫn một nguồn tin nắm rõ kế hoạch tấn công của Nhà Trắng cho biết, thực chất, việc triển khai tàu USS Winston Churchill và USS Donald Cook tới Địa Trung Hải là một phần trong kế hoạch của Mỹ nhằm đánh lạc hướng Nga và đồng minh Syria.
Và theo Chicago Tribune, cách này đã thực sự hiệu quả. Hôm thứ Bảy, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ gặp phải rất ít sự kháng cự trong vụ tấn công nhằm vào 3 cơ sở vũ khí hóa học tại Syria.
Trung tướng Mỹ Kenneth McKenzie nói với các phóng viên rằng, phần lớn các biện pháp đối phó của Syria, như tên lửa đánh chặn, chỉ được bắn ra sau khi các tên lửa của Mỹ và đồng minh đã đánh trúng mục tiêu.
"Không thứ vũ khí nào của Syria phát huy được hiệu quả trước những gì chúng tôi đã làm", ông McKenzie nói, đồng thời mô tả cuộc không kích của liên quân Anh-Pháp-Mỹ là "chính xác, choáng ngợp và hiệu quả".
Đặc biệt, theo Lầu Năm Góc, trong số vũ khí được sử dụng để tấn công Syria lần này có 19 tên lửa JASSM mới với "tầm bắn mở rộng" (do Lockheed Martin sản xuất) được phóng đi từ 2 máy bay ném bom B-1B đóng tại căn cứ không quân Al Udeid, Qatar. Các tên lửa này chưa từng được thực chiến trước đây.
Trí thức trẻ
- Mỹ dội 105 tên lửa, tại sao Syria không chặn được cái nào?
- Tổng thống Pháp "rượu vào lời ra" tiết lộ về cuộc tấn công Syria?
- Bị chất vấn về vụ tấn công Syria, Thủ tướng Anh chối: Không nghe theo lệnh của ông Trump
- Nga tiết lộ mục tiêu thực sự của Mỹ trong vụ tấn công Syria
- Nga chặn đứng tàu ngầm Anh chất đầy tên lửa Tomahawk tiến về Syria: Ép phải quay đầu?