MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các quỹ của Dragon Capital đang nắm giữ những cổ phiếu gì?

Tính đến 31/12/2009, ba quỹ đầu tư cổ phiếu của Dragon Capital đang nắm giữ lượng cổ phiếu niêm yết trị giá 680 triệu USD.

Dragon Capital trong số những tổ chức đầu tư nước ngoài lớn nhất và hoạt động lâu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện DC có 3 quỹ chuyên về cổ phiếu có giá trị tài sản ròng (ngày 31/12/2009) đạt xấp xỉ 920 triệu USD:

  • Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL): 481 triệu USD
  • Vietnam Growth Fund Ltd (VGF): 264 triệu USD
  • Vietnam Dragon Fund Ltd (VDF): 174 triệu USD

Bên cạnh đó, DC còn đang quản lý 4 quỹ khác là VRI (Vietnam Resource Investments), VRI Warrants, VdeF (Vietnam Debt Fund) và VPF (Vietnam Property Fund Limited).

Bắt đầu hoạt động từ tháng 7/1995, VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài đầu tiên hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam và là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất vào thị trường cổ phiếu niêm yết. Cả 3 quỹ này đều có tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu niêm yết ở mức trên 70%.
 
Cơ cấu danh mục đầu tư của VEIL, VGF và VDF
(đv: triệu USD)
 
So với thời điểm cuối năm 2008, NAV của VEIL tăng 31,9%. Mức tăng tương ứng của VGF và VDF lần lượt là 27,18% và 25,85%.

Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của Vn-Index (56,76%) là do các quỹ này nắm giữ một lượng lớn các cổ phiếu ngân hàng – nhóm cổ phiếu không tăng mạnh trong năm 2009. Đồng thời, việc đầu tư vào VRICL-Tiberon chưa đem lại hiệu quả.

VOF – quỹ đầu tư chuyên về cổ phiếu thuộc VinaCapital - có quy mô lớn hơn VEIL. Tính đến cuối tháng 11/2009, NAV của VOF đạt 779 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu niêm yết chỉ có 40%, tương đương 311 triệu USD.

Lượng cổ phiếu niêm yết mà 3 quỹ trên đang nắm giữ trị giá tới 680 triệu USD. Trong đó những khoản đầu tư lớn nhất là: VNM (124 triệu USD), ACB (96,5 triệu USD), HAG (68,6 triệu USD), STB (62,6 triệu). Ngoài ra còn có nhiều bluechips khác như PVD, FPT, REE…

Xét về lĩnh vực đầu tư thì ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của DC với 3 cổ phiếu ACB, STB và VP Bank.

Trong năm 2009, các quỹ thuộc DC đã bán ra toàn bộ 12 triệu cổ phiếu VCG cùng một lượng lớn các cổ phiếu như CII, BT6, REE…
 
 
Giá trị
(tr. USD)
Tỷ trọng (*)
VNM
123.9
13.5%
VRICL-Tiberon
141.3
15.4%
ACB
96.5
10.5%
HAG
68.6
7.5%
STB
62.6
6.8%
FPT
42.9
4.7%
PVD
42.1
4.6%
REE
29.3
3.2%
VP Bank
16.5
1.8%
Olympus Pacific
16.4
1.8%
10 khoản đầu tư lớn nhất của 3 quỹ VEIL, VGF và VDF
tính theo giá ngày 31/12/2009
 
Danh mục cổ phiếu OTC trị giá 44,6 triệu USD, trong đó có VP Bank (16,5 triệu USD), Coteccons (6,6 triệu USD), Becamex IJC...
 
Cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Cotec (Coteccons) sẽ niêm yết tại HoSE vào ngày 20/1 với giá tham chiếu 95.000 đồng. Quỹ VPF cũng đang sở hữu một lượng cổ phiếu CTD trị giá 6,7 triệu USD. VPF và VDF đang sở hữu 11,5% vốn của Coteccons.

Một điểm đáng chú ý là tại thời điểm 31/12/2009, cả 3 quỹ này gần như đã giải ngân toàn bộ nên lượng tiền mặt rất thấp, chỉ chiếm từ 1-3% NAV. Rất ít quỹ đầu tư có tỷ trọng tiền mặt thấp như vậy.

Khoản đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân (Private Equities) trị giá 165 triệu USD. Trong đó, riêng khoản đầu tư vào VRICL-Tiberon chiếm hơn 141 triệu USD.

Tiberon là 1 trong 3 bên tham gia góp vốn vào dự án khai thác mỏ đa kim Núi Pháo (Núi Pháo-VICA). Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản. Theo giấy phép, dự án có quyền thăm dò, khai thác và chế biến wolfram, fluorite, bitmut, quặng đồng và vàng.

Đến tháng 8/2009, sau hơn 5 năm kể từ khi Núi Pháo-VICA nhận được giấy phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND Tỉnh Thái Nguyên rút giấy phép do những chậm trễ trong việc triển khai dự án.
 
K.A.L
Trích theo báo cáo Dragon Capital

duchai

Trở lên trên