MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nơi tụ hội của các đại gia toàn cầu

15-03-2011 - 20:32 PM |

Nơi Bill Gates và Larry Summers tán gẫu cùng Chủ tịch Deutsche Bank, ông chủ hãng Shell, người đứng đầu Chương trình lương thực thế giới và Thủ tướng Tây Ban Nha.

Bài viết này nằm trong chuỗi Báo cáo đặc biệt của tờ The Economist về giới lãnh đạo toàn cầu.
 
 
Hội nghị Bildergerg

“Chẳng làm gì được các thuyết âm mưu,” Etienne Davignon thở dài. Ông ngồi trong một văn phòng với tầm nhìn bao quát toàn thành Brussels.

Etienne là một nhà quý tộc, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và đã từng tham gia HĐQT vài công ty, nhưng đó không phải lý do người ta nghĩ ông rất quyền lực. Ông chủ trì nhóm Bilderberg, một tổ chức vẫn bị đồn đại đang thống trị thế giới.

Ít nhất thì đó là những gì rất nhiều trang web viết (ngoài ra còn có “liên hệ mật thiết với Al-Qaeda”, “cất giấu thuốc chống ung thu”, và “muốn sáp nhập Mỹ với Mexico”).

Thực tế, Bilderberg là một hội nghị hàng năm của vài chục nhân vật giàu ảnh hưởng nhất thế giới. Năm ngoái Bill Gates và Larry Summers gặp gỡ Chủ tịch Deutsche Bank, ông chủ hãng Shell, người đứng đầu Chương trình lương thực thế giới và Thủ tướng Tây Ban Nha ở đây. Mỗi năm hội nghị mời 1-2 nhà báo với điều kiện họ biết tiết chế ngòi bút của mình.

Vì không có tài liệu nào ghi lại cuộc gặp mặt nên nó trở thành đối tượng yêu thích của những người theo thuyết âm mưu. Nhưng rõ ràng nó rất hấp dẫn đối với những người tham dự.

Ông Davignon nói họ có thể nói thẳng mà không sợ ngày mai lời mình sẽ bị đưa lên các tít báo lớn. Vì thế họ biết được những người giàu ảnh hưởng khác nghĩ gì. Các ý tưởng lớn được trao đổi thẳng thắn. Ông Davignon cho rằng cuộc gặp mặt trên đã giúp đặt nền tảng cho sự ra đời của đồng euro.

Ông nhớ lại những bất đồng sâu sắc về Iraq: một số người tham dự ủng hộ cuộc tấn công, một số phản đối và một số khác lại muốn thực hiện theo cách khác. Năm ngoái chủ đề là các vấn đề về ngân sách của Châu Âu và liệu đồng euro có tiếp tục tồn tại.

Nơi tinh hoa tụ hội

Thế giới rất phức tạp với cả một đại dương thông tin luôn cuộn sóng. Để điều hành một tổ chức đa quốc gia, biết được ngoài kia họ đang nghĩ gì rất quan trọng. Có quan hệ thân mật với các “globocrat” (tạm dịch: “quý tộc toàn cầu”) cũng có nhiều tác dụng.

Vì thế giới tinh hoa thế giới (các nhà tài chính thế giới, quan chức, nhà nghiên cứu, người đứng đầu tổ chức từ thiện) liên tục gặp gỡ và nói chuyện. Họ đổ đến các dịp gặp gỡ của giới tinh hoa như Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Ủy ban ba bên (Trilateral Commission) và Diễn đàn Bác Ngao tại Trung Quốc.

Họ thành lập các câu lạc bộ. Doanh nhân gốc Ấn khắp thế giới gia nhập TiE (The Indus Enterprise). Các VIP ở New York và Washington tham dự Hội đồng quan hệ đối ngoại, nơi họ có thể lắng nghe Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuần này và CEO Intel vào tuần sau.

Người giàu nhất thế giới kiêm trùm viễn thông Mexicon Carlos Slim chủ tọa buổi gặp mặt thường niên của các tỷ phú Mỹ Latin, một dịp gặp gỡ lẫn nhau dưới vỏ bọc thảo luận về đói nghèo trong khu vực.

Davos có lẽ là dịp gặp gỡ phù phiếm nhất của giới “globocrat”. Hàng trăm nhân vật tai to mặt lớn tới khu trượt tuyết ở Thụy Sỹ này mỗi năm. Các buổi nói chuyện rất thú vị nhưng điều thu hút nhất là cơ hội nói chuyện với những nhân vật quyền lực khác ở bên ngoài hành lang.

Những dịp tán gẫu như thế đôi khi cũng đem lại kết quả. Năm 1988 Thủ tướng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gặp gỡ tại Davos và ký một bản tuyên bố đã có thể ngăn được chiến tranh.

Năm 1994, Bộ trưởng Ngọai giao Israel Shimon Peres và Yasser Arafat đạt được một thỏa thuận về Gaza và Jericho. Năm 2003, Bộ trưởng Ngoại giao Anh có cuộc gặp không chính thức trong phòng khách sạng của mình với Tổng thống Iran (hai nước vốn không có quan hệ ngoại giao).

Nhưng Davos không phải nơi bí mật gì, nơi đây đầy các phóng viên. Các cuộc gặp gỡ khác của giới “globocrat” cũng đang dần công khai. Ngay cả Bilderberg gần đây đã bắt đầu công bố danh sách người tham dự trên website của mình.

“Cơ chế đối thoại phi chính thức của các siêu cường”

Một số tổ chức ở Mỹ, như các viện nghiên cứu về chính sách đối ngoại, cũng là nơi hay diễn ra các cuộc trao đổi tầm cỡ thế giới.

Ví dụ như Quỹ Hòa bình quốc tế đã biến mình thành một nơi trao đổi được tin cậy trên toàn cầu, với các văn phòng tai Bắc Kinh, Beirut, Brussels, Moscow và Washington, dù nó vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện chấm dứt hoàn toàn chiến tranh của người sáng lập Andrew Carnegie.

Chìa khóa để tạo nên ảnh hưởng, theo Chủ tịch Jessica Mathews của Quỹ Carnegie, “rất đơn giản, thuê những người giỏi nhất.”

Ở các nước mà viện nghiên cứu trực thuộc nhà nước như Nga và Trung Quốc, các tổ chức nước ngoài như Carnegie có tiếng là độc lập. Nếu đưa ra được lập luận hợp lý, họ có thể thay đổi cả chính sách.

Ví dụ như các học giả ở quỹ Carnegie đã tư vấn cho các tác giả hiến pháp Nga thời hậu Xô viết. và Khi quan hệ giữa Nga và Mỹ đóng băng thời TT George W. Bush, văn phòng quỹ Carnegie tại Moscow trở thành đường dây liên lạc giữa hai chính phủ.

Các cuộc gặp gỡ ấy là “một phần quan trọng trong câu chuyện về “siêu tầng lớp””, ông Rothkopf, tác giả cuốn sách cùng tên, nói. Điều họ có là con đường tiếp cận “một số lãnh đạo kín tiếng và ẩn dật nhất thế giới”.

Vì thế, đó là một trong những “cơ chế đối thoại phi chính thức của các siêu cường quốc tế”.

Một số globocrat nghĩ tầm quan trọng của các diễn đàn như Davos đã bị nói quá. CEO Sony Howard Stringer là người được kỳ vọng sẽ hứng thú với những buổi gặp gỡ này. Sinh tại xứ Wales, mang quốc tịch Hoa Kỳ, Stringer tiếp quản công ty được ngưỡng mộ nhấ Nhật Bản năm 2005 khi nó đang rất khó khăn. Sau đó ông xoay chuyển tình thế bất chấp những trở ngại ghê gớm về văn hóa. Ông nói trước kia ông cũng thích tới Davos nhưng năm nay thì không, thà lắng nghe 167.000 nhân viên của mình còn hơn.

Bề ngoài mà nói thì ắt có nhiều điều để nói về chuyện các VIP gặp gỡ bàn chuyện thường xuyên. Nhưng dù cho có rất nhiệt tình trao đổi thông tin, họ vẫn không đoán trước được khủng hoảng tài chính.

Mạng lưới quan hệ của họ đã đưa ra vài lời cảnh báo, nhưng không đủ để kịp thời hành động.

Bàn nhiều đôi khi cũng không nên chuyện

Jim Chanos, nhà quản lý quỹ đầu cơ làm giàu nhờ đặt cược Enron đã bị định giá quá cao, từng cảnh báo Bộ trưởng Tài chính G8 hồi tháng 04/2007 rằng các ngân hàng và công ty bảo hiểm sắp gặp phải vấn đề.

Ông lại kiếm bộn khi cổ phiếu ngân hàng tuột dốc nhưng vẫn rất bực bội vì lời cảnh báo của mình bị lờ đi một cách lịch sự.

Ông nghĩ thật đáng giận vì vài nhà quản lý cao cấp thời đó hiện vẫn tại vị. Ông còn buộc tội một số nhà ngân hàng “ăn cướp cả hệ thống ngân hàng” khi tự thưởng cho mình dựa trên thứ mà họ phải biết là lợi nhuận ảo. Ông nghĩ họ phải bị truy tố.

Globocrat không ngăn được khủng hoảng, nhưng họ đã hành động mạnh mẽ khi nó xảy ra. Các nước giàu đồng loạt ra tay cứu ngân hàng bằng tiền của người nộp thuế.

Ở Mỹ, chiến dịch được chỉ đạo bởi bộ ba có quan hệ rất rộng: Hank Paulson, Bộ trưởng Tài chính của George Bush đệ nhị va cựu CEO Goldman Sachs; Tim Geithner, Bộ trưởng Tài chính của Barack Obama, cựu Chủ tịch FED New York và là một người nhẵn mặt với IMF, Hội đồng quan hệ đối ngoại và tổ chức Kissinger Associates; và Ben Bernanke của những Havard, MIT, Stanford, Princeton, Nhà trắng thời Bush, nay là Chủ tịch FED.

Đâu đâu cũng ghét cứu trợ, nhưng nó đã ngăn được hệ thống ngân hàng toàn cầu không sụp đổ.

Các chính phủ nay đang cố đưa ra các điều luật đề ngăn nó tái diễn. Rất nhiều người đã đưa ra lời khuyên. Trong số các đóng góp nặng ký có báo cáo của nhóm G30, một tập hợp không chính thức của các cựu và đương kim Thống đốc NHTW.

Báo cáo Volcker đề xuất một cơ thế thanh toán tập trung cho giao dịch phái sinh và cấm ngân hàng tự doanh đã giúp hình thành dự luật cải cách tài chính Dodd-Frank của Mỹ.

Giám đốc G30 Stuart Mackintosh nói họ giàu ảnh hưởng vì có những người nhiều kinh nghiệm thực thi chính sách. Vì thế đề xuất của họ rất có tính thực tế.

Bài sau: “Cũng Havard ra à? Hồi xưa mình cũng thế!”
 
 
Minh Tuấn
Theo Economist

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên