3 bài học từ "biểu tượng của sa mạc" sẽ giúp bạn xây dựng doanh nghiệp thành công: Điều đầu tiên là yếu tố không thể thiếu để phát triển vững chắc
Hình ảnh chú lạc đà có thể thích nghi và sống sót ở những môi trường khác nghiệt nhất là gợi tốt cho những người khởi nghiệp tăng cường khả năng phục hồi của doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển - thành công cho chặng đường dài.
- 19-11-2020Làm thế nào để vận dụng kiến thức đã học để xây dựng chiến lược thành công ngoài thực tế từ những bước nhỏ nhất? Câu trả lời gói gọn trong 3 từ
- 19-11-20203 bài học từ vị tu sĩ bán chiếc xe Ferrari để "tìm lại chính mình": Thành công đích thực là làm chủ cuộc đời, sống theo cách mình muốn
- 19-11-2020Từ 10 đến 20 là khoảng cách 10 năm, nhưng từ 20 đến 30 khoảng cách bằng cả cuộc đời! Được mấy ai hiểu hết?
Ai trong chúng ta cũng biết rằng trên sa mạc rộng lớn, lạc đà chính là một trong những loài động vật có sức bền lâu nhất sinh sống cũng như có thể chống chịu được cái nóng như thiêu của mặt trời ở những vùng đất này. Thậm chí, lạc đà còn có thể sống sót trong khí hậu vùng núi băng giá. Điều đó cho thấy rằng, càng những nơi khắc nghiệt, lạc đà càng cố gắng thích nghi và trở nên kiên cường hơn.
Aytekin Tank là người sáng lập và CEO của JotForm, công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến. JotForm đã được xếp hạng trong Danh sách Entrerpreneur 360 ™ năm 2016, một bảng xếp hạng hàng năm về các công ty tư nhân ở Hoa Kỳ.
Trong một bài viết trên Enterpreneur, Aytekin Tank sử dụng lạc đà như một phép ẩn dụ cho tinh thần kinh doanh của những doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Trong những năm gần đây, nhiều người đã quen với thuật ngữ “Kỳ lân” để chỉ những công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỷ USD đầu tư vào các ngành đầu tư mạo hiểm nhằm xây dựng một thị trường mới tốt hơn.
Tuy nhiên, trong đại dịch toàn cầu vừa qua, cách thức đầu tư này mang lại rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, đã đến lúc các doanh nhân bắt đầu suy nghĩ và thích ứng với sự khó khăn của thị trường như “Lạc đà” thay vì sự tăng trưởng nhanh nhưng đầy rủi ro như “Kỳ lân”. Dưới đây là 3 cách đơn giản từ hình ảnh chú lạc đà sa mạc giúp bạn tăng cường khả năng phục hồi của doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển - thành công cho chặng đường dài:
1. ‘Chậm nhưng chắc’ là yếu tố không thể thiếu để tạo ra quỹ đạo kinh doanh ổn định
Hồi học đại học, tôi đã từng ghen tị với một người bạn của tôi khi cậu ấy được bố mẹ chu cấp tiền đi học, còn tôi thì phải dựa vào số tiền học bổng và công việc bán thời gian để cố gắng trang trải cho 4 năm ấy. Tuy nhiên, khi nghĩ lại, tôi cảm thấy biết ơn vô cùng vì kinh nghiệm mà tôi có được khi làm việc thêm lúc đó. Tôi đã phát triển nhiều kỹ năng nghề nghiệp cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo để xây dựng sự nghiệp riêng của mình.
Sự gan dạ cũng là một trong những lợi ích mà tôi có được từ những ngày tháng khó khăn ấy. Đương nhiên, nếu bạn nhận được tài trợ, bạn có thể phát triển doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhưng nó không bền vững. Chính vì vậy, khi tôi bắt đầu làm JotForm, tôi không cần những công cụ mới và tiên tiến mà tôi vẫn chọn sử dụng Bootstrap vì nó đơn giản và phù hợp với tổ chức của mình. Tôi biết, việc sử dụng các công cụ cũ sẽ làm cho quá trình làm việc của tôi không được nhanh nhưng thành công không phải đến từ một sớm một chiều mà chúng ta phải cẩn thận, chăm chút và xây dựng nó mỗi ngày.
Alex Lazalow - một nhà đầu tư mạo hiểm từng nói: “Để có thể xây dựng một mô hình kinh doanh, chúng ta cần phải tìm một sản phẩm gây tiếng vang trên thị trường và phát triển nó ngày một tốt hơn để mở rộng quy mô”. Vì vậy, để có thể làm được điều đó, bạn cần phải là những người có sức bền lâu nhất để trụ vững trong cuộc chạy đua này.
2. Đừng chờ hoài cơ hội đến mà hãy tự mình xây dựng chiến lược cho bản thân
Nhiều người có suy nghĩ rằng, tinh thần kinh doanh thường được coi là “Chủ nghĩa cơ hội thuần túy”. Điều này giống như đột nhiên bạn nảy ra một ý tưởng tuyệt vời, sau đó có được cơ hội để thể hiện ý tưởng đó và thành công. Tuy nhiên, đối với những nỗ lực khởi nghiệp mà tôi đã từng trải qua, tôi tin rằng thành công thực sự nằm ở chiến lược. Hãy nhớ rằng chiến lược và chủ nghĩa cơ hội không loại trừ lẫn nhau, tuy nhiên để nắm bắt được cơ hội tốt nhất đi đến thành công thì bạn phải là người biết lập chiến lược ngắn hạn và lâu dài theo từng mục tiêu của mình.
Thậm chí, hãy coi các kế hoạch chiến lược của bạn như một chiếc khiên bảo vệ cho bạn cho những rủi ro từ việc kinh doanh. Harvard David Collis từng viết: “Các dự án không có chiến lược sẽ không thể thể có được lợi ích lâu dài. Bởi vì họ không tập trung các nguồn lực sẵn có của mình, nên họ sẽ không thể giành chiến thắng trong bất kỳ thị trường nào trong kinh doanh”.
Vậy làm thế nào để tạo được tấm khiên kiên cố đó? Thứ nhất, bạn phải thuê đúng người vào làm trong doanh nghiệp của mình - những người tràn đầy năng lượng và hiểu được tầm nhìn của bạn cũng như người có ý tưởng thực tế về cách kết nối sáng kiến của họ vào mục tiêu của bạn.
Thứ hai, tập trung vào thị trường mà bạn muốn nhắm đến và phát triển ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được việc đưa ra các quyết định hấp tấp. Ví dụ, Frontier Car Group từng tung ra các trung tâm dịch vụ của họ ở 5 thị trường khác nhau nhưng không phải tất cả đều thành công. Đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn, họ đã quyết định đóng cửa những thị trường không thành công và thay vào đó tập trung nỗ lực vào những thị trường thành công.
3. Tìm ra mục đích của bản thân
Giống như hầu hết mọi người, tôi và gia đình đã rất khó khăn khi phải đối mặt với cuộc sống trong thời kỳ đầu của đại dịch. Mọi thứ đều trở nên ảm đạm. Tuy nhiên, một vài tuần sau đó, tôi đã nhận được một cuộc gọi từ người bạn cũ. Cú điện thoại ấy đã nhắc nhở tôi rằng: “Tất cả chúng ta đều cần có mục đích để kiên trì”.
Ví dụ, khi bạn hiểu được mục đích của một người chồng, người cha là chăm sóc vợ con, thì bạn sẽ cảm thấy gắn bó cảm xúc nhiều hơn, hơn là coi điều đó là sự ràng buộc. Doanh nghiệp cũng như vậy, bạn cần tập trung vào mục đích của bạn để giải quyết các vấn đề xoay quanh khi quyết định thành lập một doanh nghiệp hay duy trì nó. Vì vậy, thay vì chỉ quan tâm đến các con số đo lường như doanh số thì hãy tập trung vào sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức để luôn cảm thấy mình được cống hiến và phát triển vì những mục đích mình đã đề ra.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rằng việc ghi nhớ những gì bạn đã đặt ra ngay từ đầu sẽ giúp cho những vấn đề quan trọng có thể được quan tâm kỹ lưỡng và quản lý tốt ngay từ đầu. Bởi vì khi bạn đã có mục đích rõ ràng trong đầu thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đưa ra những quyết định quan trọng.
Sau tất cả, như Collis viết: “Muốn biết một công ty có phát triển không, hãy nhìn vào kết quả của những quyết định quan trọng được thực hiện mỗi ngày của công ty đó.” Có thể bạn sẽ mất một thời gian để mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn, tuy nhiên, theo thời gian, bạn sẽ thấy sự tăng trưởng bền vững trong kinh doanh của mình khi làm theo 3 điều trên.
Theo Entrepreneur