MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"3 giờ sáng dưỡng gan, 5 giờ sáng dưỡng phổi": Ngủ không sâu giấc vào 3 khung giờ này thì tự rước bệnh vào người, sức khỏe "tàn phai"

01-09-2021 - 20:55 PM | Sống

"3 giờ sáng dưỡng gan, 5 giờ sáng dưỡng phổi": Ngủ không sâu giấc vào 3 khung giờ này thì tự rước bệnh vào người, sức khỏe "tàn phai"

Tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn có thể ảnh hưởng đến quá trình cơ thể tái tạo tinh khí, phục hồi tình thần. Nếu muốn khỏe mạnh, bạn đừng để bản thân mất ngủ ở 3 khung giờ này!

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thức đêm là nguyên nhân gây hại cho gan mất nói riêng và sức khỏe tổng thể của bạn nói chung.. Bởi vì hormone vỏ thượng thận và hormone tăng trưởng đều tiết ra vào ban đêm khi con người chìm vào giấc ngủ.

Từ 21 giờ đêm là thời gian hoạt động của hệ miễn dịch và các cơ quan đào thải chất độc như gan, mật, phổi, ruột già, ruột non. Các cơ quan này sẽ hoạt động có hiệu quả nhất khi chúng ta đi ngủ sớm và có giấc ngủ say.

Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì các bộ phận này không có điều kiện tốt nhất để làm việc, dẫn đến sự thiếu hụt máu, dễ bị tổn thương tế bào, khó hồi phục và sữa chữa những tế bào hỏng. Vì đây là đặc điểm cố định của đồng hồ của sinh học nên việc bạn thức quá khuya hay dậy quá trễ đều gây hại đến hoạt động và nghỉ ngơi của các bộ phận trong cơ thể.

23h - 1h: Dưỡng túi mật

“Khi nói về dưỡng sinh trong Trung y, giữ gìn sức khỏe chính là làm những việc theo bản tính tự nhiên của con người, giờ nào việc đó”.

23h tối đến 1h sáng hôm sau là “khung giờ” của túi mật. Trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh” của Trung Quốc có một câu: “Mười một nội tạng, túi mật là quan trọng nhất.” Nếu túi mật khỏe, con người tự khắc sẽ mạnh. Túi mật hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian 23h - 1h. Điều bạn cần làm trong lúc này là ngủ, đảm bảo cơ thể được ngủ sâu giấc.

3 giờ sáng dưỡng gan, 5 giờ sáng dưỡng phổi: Ngủ không sâu giấc vào 3 khung giờ này thì tự rước bệnh vào người, sức khỏe tàn phai - Ảnh 1.

Ngủ sâu giấc lúc 23 giờ giúp mật hoạt động tốt nhất. ẢNh: Internet

1h - 3h sáng: Dưỡng gan

1h đến 3h sáng là “khung giờ vàng” của gan. Muốn bồi bổ gan thì phải ngủ đúng giờ đủ giấc, nếu không gan sẽ bị tổn thương.

Gan có nhiệm vụ dự trữ máu, 1h - 3h sáng là thời điểm tốt nhất để nuôi dưỡng máu cho gan. Ví dụ: học sinh bị cận thị, quầng thâm mắt, kinh nguyệt ra ít ở phụ nữ đều là do máu ở gan ít mà ra. Vì vậy, để bổ máu cho gan thì chất lượng giấc ngủ rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên ấn huyệt thái xung, huyệt thái xung nằm ở ngay mu bàn chân của con người. Huyệt thái xung được xem là huyệt gốc của gan, giúp gan hoạt động thông suốt, hiệu quả, giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông, cải thiện sắc mặt và loại bỏ bớt tình trạng da xỉn màu theo thời gian.

3 giờ sáng dưỡng gan, 5 giờ sáng dưỡng phổi: Ngủ không sâu giấc vào 3 khung giờ này thì tự rước bệnh vào người, sức khỏe tàn phai - Ảnh 2.

Vị trí huyệt thái xung. Ảnh: Internet

Dùng ngón tay cái bấm huyệt này trong lúc rảnh rỗi có thể mang lại rất nhiều hiệu quả, chỉ cần bấm 5 giây, thấy tê tê thì thả lỏng ra nghỉ 5 giây, rồi tiếp tục như vậy khoảng 1 phút là được.

3h - 5h sáng: Dưỡng phổi

3h - 5h sáng là lúc kinh mạch phổi hoạt động mạnh nhất. Khoảng thời gian này là khởi đầu của dương khí, là lúc con người chuyển từ trạng thái tĩnh sang động và quá trình chuyển hóa diễn ra, nên đòi hỏi chúng ta phải trong trạng thái ngủ sâu.

Phổi chi phối khí của toàn cơ thể, nó có chức năng điều hòa tạng phủ, kinh mạch của toàn cơ thể. Lúc này chúng ta rất dễ bị tỉnh giấc, đa số là do không khí trong phổi không đủ.

3 giờ sáng dưỡng gan, 5 giờ sáng dưỡng phổi: Ngủ không sâu giấc vào 3 khung giờ này thì tự rước bệnh vào người, sức khỏe tàn phai - Ảnh 3.

Ngủ sâu vào lúc gần sáng để dưỡng phổi. Ảnh: Internet

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cơ thể con người có huyết áp thấp nhất vào sáng sớm, nhịp đập và số lần hô hấp cũng ít, lượng máu cung cấp cho não ít nhất, sinh khí lúc này cũng yếu nhất.

Người bị bệnh tim, bệnh phổi, bệnh mạch máu não dễ tử vong vào lúc 3 - 4h sáng nhất, nguyên nhân là do khí huyết không đủ. Nói chung, người cao tuổi có chức năng tim kém hoặc mắc bệnh tim nên dậy muộn hơn, đồng thời nên dậy chầm chậm và không nên tập thể dục lúc quá sớm.

Theo Aboluowang

Hoàng Lan

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên