MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 kiểu dùng điện thoại thường gặp ở giới trẻ nhưng bác sĩ Harvard nói là cực kỳ hại não

31-01-2024 - 10:55 AM | Sống

Có một số kiểu dùng điện thoại có thể tàn phá bộ não và khiến chúng ta căng thẳng hơn. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta vẫn làm điều này hằng ngày.

Ngày nay, chúng ta sử dụng điện thoại di động cho hầu hết mọi việc. Từ gọi điện, nhắn tin đến cập nhật tin tức mới nhất, xem video, nghe nhạc và thậm chí chơi trò chơi, không có gì mà điện thoại không thể làm được. Nhưng việc nhiều người trong chúng ta ‘dán mắt’ vào điện thoại vài giờ mỗi ngày có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Mới đây, một bác sĩ đã cảnh báo rằng một số thói quen khi sử dụng điện thoại có thể "tàn phá" bộ não của chúng ta.

3 kiểu dùng điện thoại thường gặp ở giới trẻ nhưng bác sĩ Harvard nói là cực kỳ hại não - Ảnh 1.

Một số thói quen khi sử dụng điện thoại có thể "tàn phá" bộ não của chúng ta. (Ảnh minh họa được tạo bởi AI)

Bác sĩ Aditi Nerurkar, bác sĩ tại Trường Y Harvard (Mỹ), giải thích rằng việc sử dụng điện thoại ở chế độ tăng sáng màn hình có thể khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, đặc biệt khi kết hợp với việc xem "nội dung độc hại" trên mạng xã hội và các nền tảng tin tức trước khi đi ngủ.

Xuất hiện trong một chương trình podcast, bác sĩ Nerurkar nói rằng nếu bạn muốn sống một cuộc sống căng thẳng và lo lắng, bạn chỉ cần "bật điện thoại lên, đảm bảo điện thoại ở độ sáng cao và xem mọi mạng xã hội, mọi nền tảng tin tức, xem nội dung độc hại, video về những điều khủng khiếp xảy ra trên thế giới vào lúc nửa đêm, và tiếp tục làm điều đó cho đến 4 hoặc 5 giờ sáng".

Vị bác sĩ cũng chia sẻ ba thói quen sử dụng điện thoại mà nhiều người trong chúng ta mắc phải đang tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn.

1. Xem điện thoại đêm khuya

3 kiểu dùng điện thoại thường gặp ở giới trẻ nhưng bác sĩ Harvard nói là cực kỳ hại não - Ảnh 2.

Bác sĩ Aditi Nerurkar, bác sĩ tại Trường Y Harvard (Mỹ).

Bác sĩ Nerurkar kêu gọi mọi người ngừng sử dụng điện thoại vào đêm khuya vì điều này có thể khiến chúng ta khó thư giãn và khó ngủ ngon.

Nữ bác sĩ khẳng định rằng mong muốn xem điện thoại là một "sự thôi thúc cơ bản" để tìm kiếm mối nguy hiểm, mà sự thôi thúc này xuất phát từ cảm giác căng thẳng. Vì vậy, việc đặt điện thoại xuống và làm việc gì đó khác để thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tránh được những thông tin khiến bạn căng thẳng thêm.

Bác sĩ Nerurkar giải thích: "Trong thời gian gần đây có rất nhiều tin xấu, trên thực tế, có vẻ như tin xấu liên tiếp xuất hiện, cho dù đó là thảm họa khí hậu hay xung đột ở một khu vực nào đó trên thế giới hay điều gì đó khác. Luồng thông tin diễn ra nhanh chóng, vì vậy chúng ta liên tục lướt điện thoại và dò tìm mối nguy hiểm".

2. Kiểm tra điện thoại quá thường xuyên

Nhiều người trong chúng ta kiểm tra điện thoại quá thường xuyên trong ngày, đặc biệt là khi chúng ta không có bất kỳ tin nhắn nào để trả lời và mở khóa màn hình mà không có lý do cụ thể.

Bác sĩ Nerurkar cho rằng việc kiểm tra điện thoại ngay khi thức dậy và trước khi đi ngủ có thể tạo ra tình trạng "phụ thuộc vào điện thoại di động" và khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn.

Theo nữ chuyên gia, trung bình, chúng ta kiểm tra điện thoại của mình 2.600 lần một ngày, với 62% trong kiểm tra điện thoại trong vòng 15 phút sau khi thức dậy và 50% kiểm tra điện thoại vào giữa đêm. Để tránh điều này, chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại ở mức 20 phút mỗi ngày và đặt báo thức cảnh báo dừng xem điện thoại.

3. Xem nhiều nội dung độc hại

Các nền tảng truyền thông xã hội thường chứa đầy nội dung đau buồn, thảm họa hoặc đơn giản là mọi người chia sẻ video về những cuộc tranh cãi giữa họ với mọi người trên đường phố. Việc xem những video này có thể dẫn đến cảm xúc đau khổ, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và chấn thương gián tiếp - và vì chúng khiến bạn cảm thấy căng thẳng nên bạn càng muốn tiếp tục xem.

3 kiểu dùng điện thoại thường gặp ở giới trẻ nhưng bác sĩ Harvard nói là cực kỳ hại não - Ảnh 3.

Có một số kiểu dùng điện thoại có thể tàn phá bộ não và khiến chúng ta căng thẳng hơn. (Ảnh minh họa được tạo bởi AI)

Bác sĩ Nerurkar giải thích: "Hình ảnh và video độc hại trên điện thoại có thể làm tăng nguy cơ mắc PTSD và các tình trạng sức khỏe tâm thần, vì nó kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy và có thể dẫn đến chấn thương gián tiếp. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc PTSD của bạn tăng lên khi bạn xem hình ảnh độc hại, ngay cả điều đó cách xa hàng ngàn dặm".

"Đó là một vòng lặp. Bạn càng xem nhiều video hoặc nội dung độc hại, hạch hạnh nhân của bạn càng hoạt động, ham muốn xem tiếp bắt đầu trở nên rối loạn, và sau đó bạn xem thêm một chút nữa, rồi bạn xem thêm một chút nữa vì bạn không cảm thấy an toàn. Đó là chuyện thường xuyên xảy ra".

Làm thế nào để giảm thời gian sử dụng điện thoại thông minh?

Sử dụng điện thoại thông minh một cách có hệ thống và hợp lý là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giảm thời gian sử dụng điện thoại thông minh:

1. Giám sát thời gian sử dụng điện thoại: Theo dõi thời gian sử dụng điện thoại để có cái nhìn rõ ràng về thói quen sử dụng điện thoại của bạn.

2. Lập kế hoạch sử dụng điện thoại: Đặt mục tiêu cho thời gian sử dụng điện thoại của bạn và tạo ra một kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

3. Tự thưởng cho bản thân mỗi khi bạn giảm được thời gian sử dụng điện thoại: Tạo động lực cho bản thân bằng cách thưởng cho mình mỗi khi bạn giảm thiểu thời lượng sử dụng điện thoại.

4. Giảm một cách từ từ: Bắt đầu giảm thời gian sử dụng điện thoại bằng cách giảm dần thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày.

5. Cất điện thoại của bạn ở nơi khác: Cất điện thoại của bạn ở một nơi khác để giảm khả năng sử dụng điện thoại.

6. Nghỉ sử dụng điện thoại vào thời gian nhất định trong ngày: Nghỉ sử dụng điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định để giảm căng thẳng và giúp tâm trí của bạn thư giãn.

7. Thay đổi cài đặt điện thoại: Thay đổi cài đặt điện thoại để giảm sự phụ thuộc vào điện thoại.

Hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn giảm thời gian sử dụng điện thoại thông minh một cách hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình.

Theo Trà My

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên