5 kiểu tư duy khiến bạn nghèo vẫn hoàn nghèo: Tưởng xa lạ nhưng ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời mà không hay biết
Đôi khi không phải vì thiếu tiền, bạn nghèo có thể vì không thoát ra được lối tư duy nghèo nàn dưới đây.
- 07-01-2023‘Ông hoàng kinh doanh’ Nhật Bản tiết lộ: Còn giữ 2 suy nghĩ này thì nghèo mãi hoàn nghèo, cuộc đời khó sang trang
- 06-01-2023Bí mật làm giàu của cậu bé nghèo trở thành vị vua không ngai vàng ở phố Wall: Muốn lấy 10 USD từ túi người khác cách dễ nhất là giúp anh ta kiếm được 100 USD trước
- 04-01-2023Chuyện 'góp Tết' nội - ngoại của các cặp vợ chồng trẻ: Nhiều gia đình cãi vã không hồi kết, nhà thu nhập thấp nhưng biết vun vén để đủ đầy 2 bên
1. Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc
Ngoài chợ, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng hai người đứng mặc cả mớ rau với nhau hết nửa buổi. 1-2 đồng bạc đó đáng giá bằng nửa ngày trời của bạn sao?
Bạn cần hiểu: Thời gian của con người là vô giá! Tuy nhiên, nhận thức được giá trị của thời gian không phải là một công việc đơn giản.
Mặc cả với nhau hết nửa ngày chỉ để được rẻ hơn vài đồng. Phải đi công chuyện nhưng lại đứng tán gẫu với người quen. Xếp hàng dài chờ khuyến mãi trong siêu thị. Khi làm những điều này, chúng ta đang sử dụng thời gian quý báu của mình để đổi lấy chút lợi ích.
Đây là tư duy điển hình của người không thể giàu lên. Họ chẳng bao giờ cảm thấy thời gian của mình quý giá, mà chỉ than phiền rằng tại sao mình lại nghèo dù làm việc rất chăm chỉ.
Người giàu đang làm gì khi người bình thường lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa? Họ học hỏi kiến thức, xây dựng các mối quan hệ, tích góp vốn và mở đường cho thành công trong tương lai.
Tiền hết có thể kiếm lại, nhưng thời gian đã trôi qua thì không còn cách nào cứu vãn. Thời gian đáng giá ngàn vàng, vậy nên đừng lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa hoặc ít đem lại lợi ích gì.
Ảnh: Internet
2. Xem nhẹ mục tiêu cá nhân
Một món đồ có đủ 3 kích cỡ lớn, vừa và nhỏ (với giá gốc lần lượt là 300.000 VNĐ, 250.000 VNĐ và 200.000 VNĐ), hiện được giảm đồng giá còn 150.000 VNĐ. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường thường có xu hướng mua loại lớn để tiết kiệm tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Đây chính là một loại tư duy sai lầm. Người thiếu thốn thường quá tập trung vào việc tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua những giá trị khác quan trọng hơn, chẳng hạn như mục tiêu của bản thân.
Một cặp vợ chồng muốn mua nhà nhưng không có đủ tiền đặt cọc. Người chồng khuyên nên đợi thêm một thời gian để tích cóp, nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Tranh luận hồi lâu, người chồng đành chiều ý vợ mình. Cả hai chạy đi vay mượn khắp nơi để đủ tiền.
Ngay từ đầu, đôi vợ chồng này đã vướng phải lỗi tư duy. Vấn đề chẳng phải họ có đủ tiền hay không, quan trọng là việc mua nhà có thật sự cần thiết hay không.
Tư duy của người nghèo được xác định bởi việc họ có làm được hay không, trong khi tư duy của người giàu là đề cao tính mục tiêu của hành động.
Khi mua nhà, người không có tiền thường nghĩ đến vấn đề: Phải đặt cọc trước bao nhiêu? Liệu thu nhập hàng tháng có đủ để trả tiền vay? Có nên mua nhà không? Mua loại nào thì phù hợp?
Ngược lại, khi mua nhà, người giàu trước tiên sẽ hỏi: Mình có thật sự cần mua nhà không? Muốn mua một căn nhà như thế nào? Sau đó, họ mới bắt đầu triển khai kế hoạch.
Nếu mục tiêu đủ hợp lý, chúng ta sẽ không thể viện lý do "không đủ nguồn lực" để không làm.
Ảnh: Internet
3. Tự hạn chế mọi khả năng
Mọi người thường quan niệm, càng có ít tiền thì ý chí càng mạnh mẽ. Thế nhưng, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Trong kinh tế học hành vi, có một khái niệm được gọi là "sự mệt mỏi khi quyết định". Chúng ta càng đưa ra nhiều quyết định trong một khoảng thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, chúng ta không còn sức để cân nhắc ưu, nhược điểm, dẫn đến nhiều quyết định mang tính ngẫu nhiên hơn.
Khi mua nhà, người bình thường quan tâm hơn đến giá cả vì họ đã quen so sánh giá nhiều lần mỗi khi muốn mua một thứ gì đó. Do vậy, họ thường có xu hướng chọn những ngôi nhà có giá trị thấp nhất khi đầu tư hoặc thay đổi chỗ ở.
Đây chính là cốt lõi của "tư duy nghèo túng": Nếu chỉ tập trung vào tiền, bạn sẽ lãng phí tiền bạc; nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, bạn sẽ thắng một trận nhỏ nhưng thua cả trận chiến.
4. Luôn suy nghĩ theo hướng tiêu cực
Giả sử có một ngọn núi phía trước mặt, điều đầu tiên mà những người có "tư duy nghèo nàn" sẽ nghĩ là "mình không thể leo lên ngọn núi này". Vừa được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ đã nghĩ đến việc thất bại, bị xem thường, vậy sao có thể tạo ảnh hưởng gì đến đối tác?
Một khi bị chi phối suy bởi các suy nghĩ tiêu cực này, bạn sẽ bước hoàn toàn vào trạng thái "tư duy nghèo nàn". Chỉ cần gặp khó khăn, "tư duy nghèo nàn" sẽ khiến bạn nghĩ mình không thể làm được và bỏ cuộc.
Người có "tư duy nghèo nàn" chưa chắc đã không có tiền, hoặc không có khả năng kiếm tiền. Thực chất, họ đang phủ nhận khả năng kiếm tiền và thành công của chính mình.
Ngược lại, người giàu khi gặp bất cứ vấn đề gì đều tin rằng mình sẽ làm được, đồng thời nghĩ đến cách giải quyết vấn đề, rồi huy động mọi nguồn lực xung quanh để thực hiện điều này.
Ảnh: Internet
5. Bằng lòng với hiện tại và không dám chấp nhận rủi ro
Nhiều người chỉ muốn theo đuổi cuộc sống ổn định, sáng cắp ô đi tối cắp ô về, an phận cả đời như vậy. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn.
Chúng ta luôn thích cuộc sống hiện tại, nghĩ rằng chỉ cần ổn định thì mọi chuyện sẽ bình yên. Tuy nhiên, thực tế thường rất phũ phàng. Một tai nạn, một cơn bệnh, một công ty phá sản là đủ để hủy hoại cuộc đời của chúng ta.
Nếu bạn là người nghèo, chẳng có gì gọi là an toàn, chẳng có lối thoát nào tồn tại nếu bạn không dám chấp nhận rủi ro. Đáng sợ hơn, nhiều kẻ nghèo không dám tự mình mạo hiểm mà còn chê cười những người dám mạo hiểm.
Nếu bạn chấp nhận rủi ro, người sở hữu "tư duy nghèo nàn" sẽ cho rằng bạn may mắn; nếu bạn thất bại, kẻ đó sẽ châm chọc: "Tôi đã bảo rồi!". Nếu xung quanh có người như vậy, bạn cần tuyệt đối tránh xa.
Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không giống như đánh bạc. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm, kể cả khi đang an toàn, và luôn dũng cảm tiến lên phía trước. Đó là một lựa chọn có toan tính sau nhiều lần cân nhắc rủi ro.
Tư duy quyết định đẳng cấp. Người giàu luôn nâng lên đặt xuống vấn đề trên nhiều phương diện rồi mới hành động. Người nghèo luôn nghĩ đến khó khăn trước, sau đó viện cớ để từ bỏ.
Thế giới sẽ không bao giờ đối xử tốt hơn với bạn chỉ vì bạn nghèo. Nếu muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên bạn cần thay đổi tư duy của mình.
Thể thao & Văn hoá