5 loại cá vốn đã bổ dưỡng, giá lại rẻ bèo nay còn ăn đúng vào mùa thu thì tốt gấp bội cho sức khỏe
Nếu ăn đúng 5 loại cá này vào trúng thời điểm mùa thu, cơ thể của bạn sẽ được bơm căng tràn sức sống, vô cùng tốt cho sức khỏe.
- 14-10-2020Chuyên gia tiết lộ cách ăn thịt "thông minh": Không chỉ tăng cơ, giảm mỡ, mà còn khỏe hơn
- 14-10-202054% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc "Burnout": Nguyên nhân thực sự và giải pháp hữu ích nào sẽ giúp họ?
- 14-10-2020Nghiên cứu mới: Xác nhận 5 chất độc trong một số sữa tắm, dầu gội, tích lũy nhiều gây nguy cơ ung thư, sảy thai
Có thể bạn đã từng nghe qua câu này của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Cảnh Nhàn: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá". Miễn bàn về những ý nghĩa sâu xa của câu thơ, nếu chỉ đọc riêng câu thơ, chúng ta có thể luận ra rằng ý nhà thơ nói đến việc mùa nào thì nên ăn thức đấy. Thực vậy, người xưa vốn đã nắm bắt được mỗi mùa trong năm có những loại thực phẩm nào, đặc biệt, loại thực phẩm nào ăn thì tốt cho sức khỏe.
Cá cũng là một trong số những loại thực phẩm được người xưa xem xét để chọn ăn theo mùa. Vốn đã là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều không sợ béo, ăn đúng loại cá vào trúng thời điểm sẽ mang lại lợi ích gấp bội cho sức khỏe.
Thời tiết hanh khô của mùa thu dễ làm tổn thương phổi khiến con người mắc các bệnh về đường hô hấp như khô mũi, ho, tức ngực. Do đó, chế độ ăn uống mùa thu nên dựa trên nguyên lý dưỡng âm, dưỡng ẩm. Dưới đây là 5 loại cá được khuyến khích ăn vào mùa thu, vô cùng bổ dưỡng.
1. Cá chép bạc
Cá chép bạc có công dụng thanh nhiệt bổ khí, làm ấm bụng, dưỡng da, là thực phẩm thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe rất tốt. Cá chép bạc có thể cung cấp lượng protein keo dồi dào tốt cho thể lực và sắc đẹp, là món ăn lý tưởng để chị em dưỡng da.
Nó cũng có tác dụng chữa da sần sùi, bong vảy, dễ rụng tóc là món ngon mà chị em không thể bỏ qua. Người bình thường ăn được, người tỳ vị nhiệt không nên ăn, người bệnh ngứa ngoài da, nóng trong, mề đay, hắc lào không nên ăn.
2. Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ là loại cá rất phổ biến, trên bàn nhậu của mọi người ai cũng dễ dàng bắt gặp. Cá trắm cỏ tuy thông dụng nhưng có tác dụng làm ấm bụng, mát gan, xua gió, là món ăn bồi bổ sức khỏe thanh nhiệt trung ấm, bồi bổ cơ thể thiếu hụt, rất thích hợp để thêm vào chế độ ăn mùa thu.
Cho cá trắm cỏ nấu chung với đậu phụ ăn có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa dạ dày, bổ thủy, tiêu sưng, đặc biệt có tác dụng tăng trưởng cơ tim và xương trẻ em, dùng được cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành, lipid máu cao, trẻ em thiểu sản, phù thũng, lao phổi, phụ nữ ít sữa sau sinh. Cá trắm cỏ hấp với trứng hoặc kho tiêu có tác dụng bổ mắt, ích trí, thanh nhiệt cho người cao tuổi.
Tuy nhiên, lưu ý mật của cá trắm cỏ có độc, không ăn được.
3. Cá hố
Cá hố là một loại cá biển có tác dụng làm ấm bụng, bổ sung sự thiếu hụt, dưỡng da, xua gió, diệt trùng, bồi bổ ngũ tạng. Nó có tác dụng bổ trợ điều trị tốt đối với bệnh viêm gan tiền biên và viêm gan mãn tính. Cần lưu ý rằng bản thân đuôi cá đã tanh hơn nên khi nấu bạn nên áp dụng phương pháp om hoặc nấu chua ngọt để giảm bớt mùi.
Sách thuốc thủy, y học cổ đại và hiện đại phương Đông đều ghi lại rằng vảy của cá hố là nguyên liệu để sản xuất viên nén hạ sốt và thuốc chống khối u. Thịt cá có chứa nhiều loại axit béo không bão hòa, có thể làm giảm cholesterol đáng kể, thích hợp cho người bệnh mãn tính và suy nhược cơ thể, thiếu máu, chóng mặt, khó thở và mệt mỏi. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tạo cảm giác ngon miệng, làm ấm dạ dày và tăng cường sinh lực cũng như dưỡng ẩm cho da và làm đẹp. Tuy nhiên, những người bị ghẻ lở nên ăn ít hơn.
4. Mực nang
Mực nang có công dụng dưỡng gan thận, dưỡng khí, ích huyết, thông dạ dày, thanh nhiệt, dưỡng huyết, cải thiện thị lực, điều kinh, chống động thai, chuyển dạ, cầm máu, tăng tiết sữa.
Theo lý luận của y học cổ truyền phương Đông, mực nang có vị mặn, tính bình có thể chữa cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bị phù nề, ẩm ướt, trĩ, nấm da chân và các triệu chứng khác. Toàn bộ con mực nang không bỏ phần nào đều có thể dùng làm thuốc.
Tuy nhiên, lưu ý người bị bệnh suy dạ dày, tăng lipid máu, tăng cholesterol máu, xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch khác và bệnh nhân bị bệnh gan nên ăn ít. Đối với người bị chàm, nổi mề đay, bệnh gút, bệnh thận, tiểu đường và người dễ dị ứng các bệnh khác không nên ăn.
5. Cá chép
Cá chép có chức năng bổ tỳ vị, khai vị, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm ho và giảm hen suyễn, an thai và loại bỏ độc tố... Hàm lượng đạm của cá chép không chỉ cao mà còn có chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người đạt 96%, cung cấp các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A và vitamin D.
Cứ 100g thịt cá chép chứa 17,6g đạm và 4,1g chất béo, 50mg canxi, 204mg photpho và nhiều loại vitamin. Chất béo của cá chép hầu hết là axit béo không no, có tác dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.
Nguồn tham khảo: Aboluowang, Healthline, Japan News, Eat This. Ảnh: Pinterest
Báo Dân sinh