5 quy tắc vàng không người thành đạt nào có nhu cầu chia sẻ: Muốn nhanh chóng thoát nghèo, bạn phải thuộc làu làu
Làm người trưởng thành thực sự rất khó khăn. Bạn bắt đầu phải tập làm quen với những điều chưa từng thấy, phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình mà rất nhiều khi không có ai giúp đỡ. Khi vừa giải quyết xong, bạn tưởng sóng gió đã qua, không hề hay rằng những đợt sóng khác đang trên đường ập đến.
- 25-08-2019Cả đời nhớ lấy: Tử tế với chính mình là để lại 3 con đường dẫn tới "kho báu"
- 25-08-2019Kevin O’Leary: Dừng ngay việc viết email dài lê thê đi, sẽ không có nhà quản lý nào muốn đọc nó đâu
- 25-08-2019Bi kịch xã hội hiện đại Trung Quốc: Cha mẹ về già bị con cái bỏ rơi, sống cô quạnh, không một lời hỏi thăm, chết không ai biết
5 quy tắc dưới đây, bạn bắt buộc phải thuộc và hiểu thấu, nếu không muốn ăn phải những "Trái đắng" và bị cuộc đời đẩy vào chốn khốn ải, khiến bản thân không bao giờ gượng dậy lại được.
Quy tắc 1: Không chia sẻ quá nhiều chuyện của bản thân cho người khác
Có rất nhiều người bị tổn thương bởi những người mà họ tin tưởng.
Em gái của tôi chơi với hai người bạn cũng khá lâu. Có chuyện gì em cũng kể với hai người bạn kia.
Em nói rằng, em rất tin hai người bạn đó, cảm thấy thật thoải mái khi được giải tỏa những bực dọc trong người hay chia sẻ niềm vui với họ.
Cả ba đều quyết định thi lên cao học. Em gái tôi đã làm không tốt một số chỗ và cảm thấy rất buồn.
Vậy mà, ngay trong chính thời điểm đó, em đã vô tình nghe thấy hai người bạn kia nói chuyện với nhau rằng: "Con bé ấy luôn cao điểm hơn tụi mình trong các môn học trước giờ. Không ngờ đến lúc quyết định lại làm sai những chỗ ngớ ngẩn, haha."
Những điều vô tình nghe thấy hoặc biết được, thường sẽ đem đến cho bạn niềm hạnh phúc vô cùng hoặc thất vọng đến tột độ. Và em tôi thuộc trường hợp thứ hai.
Không phải cứ khi nào bạn trân trọng một mối quan hệ thì tức là sẽ được những người trong cuộc đối xử như thế. Vậy nên, có những bí mật nên giữ cho riêng mình. Không phải chuyện vui, chuyện buồn nào của bản thân cũng đem chia sẻ với người khác.
Quy tắc 2: Không trông chờ vào sự giúp đỡ của bất kì ai
Có những người rất vô lý. Khi nhờ được ai đó giúp đỡ thì vô cùng vui vẻ. Nhưng khi bị từ chối thì lại tỏ ra khó chịu, cau có.
Bạn chớ quên một điều rằng, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn.
Những người chịu giúp đỡ bạn, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, đó thực sự là một người đáng chân trọng.
"Sẵn tiện lấy giùm mình cái này, pha giùm tôi tách cà phê,…"
Những câu này chắc chắn sẽ không khiến bạn khó chịu khi nghe lần đầu hay lần thứ hai. Nhưng nếu diễn ra liên tục, chắc chắn bạn sẽ chẳng vui vẻ gì.
Với những người cả nể, họ sẽ vẫn miễn cưỡng làm điều đó nhưng trong bụng chẳng lấy gì làm vui vẻ. Còn với những người thẳng tính, có thể mối quan hệ giữa hai người sẽ không còn được như ban đầu.
Vậy nên, nếu ai đó sẵn lòng giúp bạn nghĩa là họ đang nể tình, nể nghĩa với bạn. Còn nếu ai từ chối giúp bạn thì không việc gì phải ấm ức.
Việc của mình thì mình tự làm, đừng nên trông đợi vào sự giúp đỡ của người khác. Việc trông đợi này vô cùng tai hại. Nếu được giúp thì cười nói không sao, còn nếu không được giúp ta lại nghĩ xấu về người.
Xã hội chính là "tôi quả thực không thể giúp bạn hoặc tôi thực sự không muốn giúp bạn". Bạn có việc của mình thì họ cũng đang rất bận rộn. Bạn đi làm được trả lương, vậy cớ sao lại cứ trông chờ vào người khác giúp mình khi chẳng trả được cho họ cái gì?
Quý tắc 3: Người có tài năng, không đặt quan hệ xã hội lên hàng đầu
Rất nhiều nhân viên lấy việc nhậu nhẹt bù khú với đồng nghiệp, cấp trên để biện minh cho việc "tôi cần giao thiệp để có thêm nhiều mối quan hệ."
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của những mối quan hệ trong xã hội. Nhưng thực sự thì, có nhiều mối quan hệ không khiến bạn trở thành người tài năng hơn.
Dù bạn có nhiều mối quan hệ tới đâu đi nữa nhưng tài năng có hạn thì làm ở đâu cũng không bền, cũng không được người khác xem trọng.
Bạn có bao giờ tự hỏi những người thành công thì quan hệ xã hội từ đâu mà có không? Đó chính là vì họ giỏi và có năng lực thì tự nhiên người khác sẽ tìm đến mà thôi.
Nâng cao năng lực bản thân chính là chìa khóa giúp bạn có thể làm bền, làm lâu và thăng tiến dù xuất phát ở bất kì vị trí nào.
Quy tắc 4: Biết kiểm soát chi tiêu, hạn chế vay mượn tiền
Có người nói rằng, bạn có thể bỏ qua bất cứ mối quan hệ nào, nhưng phải đối xử thật tốt với những người cho bạn vay tiền khi gặp khó khăn.
Chắc chắn, cũng đã có lúc bạn cho người khác vay tiền không phải vì bạn thừa tiền. Có thể bạn cũng chẳng dư dả gì hơn họ mà chẳng qua hoàn cảnh của bạn đỡ hơn của người ta một chút.
Mỗi người nên học cách kiểm soát chi tiêu để cố gắng đừng vay tiền. Còn nếu đã vay tiền thì nhất định phải luôn nhớ: "Có nợ thì phải trả. Đã trả phải đúng hẹn."
Trên mạng lan truyền không ít những câu chuyện đi đòi tiền đầy "khốn đốn" của người cho vay. Lúc mượn thì ai cũng nói lời tử tế nhưng đến kì hạn thì nhiều người chẳng biết vô tình hay cố ý mà lại "quên mất".
Nếu một người nào đó thực sự coi bạn là bạn bè thì chắc chắn, có vay sẽ có trả. Chẳng một người bạn thực sự nào lại muốn tình bạn sứt mẻ chỉ vì những đồng tiền giúp nhau trong lúc khó khăn.
Còn với những ai đã cho vay mà thấy hoài không trả thì cũng đừng cảm thấy ngại khi đòi lại. Vì đó là số tiền của bạn, cũng phải cực khổ mới có được. Bạn không có nghĩa vụ vừa phải làm người tốt lại vừa phải làm người nhân ái trong những hoàn cảnh như vậy.
Rất nhiều người rơi vào trường hợp này đã nói rằng: "cho bạn mượn tiền bạc lúc khó khăn giúp tôi nhận ra mình có chơi nhầm bạn hay không."
Quy tắc 5: Đừng gửi tin nhắn thoại - tiện cho mình nhưng bất tiện cho người khác
Nhiều người có thói quen thích gửi tin nhắn thoại cho nhanh, gọn. Nhưng không phải lúc nào tin nhắn thoại cũng khiến người khác cảm thấy thoải mái.
Trong công việc, trừ khi có việc gì quá gấp, tôi mới gọi điện cho người phụ trách, còn không mọi thứ đều được xử lý qua tin nhắn hay email. Hãy nhớ rằng, ở văn phòng, nếu có thể im lặng được thì tốt nhất đừng lên tiếng.
Lẽ ra chỉ cần mất mấy giây để đọc hết nội dung tin nhắn nhưng vì bạn gửi ghi âm nên người nhận lại phải bật để nghe xem bạn nói gì. Chưa kể, trong trường hợp họ không có tai nghe thì "tin nhắn riêng tư" giữa 2 người sẽ bị người khác nghe thấy.
Nếu là người thích gửi tin nhắn thoại, bạn nên kiềm chế lại và chỉ gửi cho những người thân thiết như ba mẹ, anh chị em, bạn bè mà thôi.
Lời nhắn nhủ của tôi dành riêng cho bạn
Trên đây mới chỉ là 5 nguyên tắc trong số rất nhiều nguyên tắc mà người trưởng thành, nhất là những người thành đạt thường làm. Quả thực, để trở thành một người thành đạt không dễ dàng gì vì xung quanh toàn những điều phức tạp.
Khi còn là một đứa trẻ hầu hết chúng ta không màng đến những quy tắc. Có thể thoải mái vui đùa, thoải mái nghịch ngợm, tuy bị rầy la chút xíu nhưng cũng chẳng sao.
Càng lớn, ta sẽ nhận ra xung quanh có rất nhiều những quy tắc ngầm. Nếu không thích nghi với chúng, hoặc bạn sẽ phải chịu tổn thương, hoặc bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng từ người khác.
Có thể bạn không có quyền thay đổi những quy tắc bất di bất dịch, nhưng bạn hoàn toàn có thể học cách sống chung với chúng.
Làm người trưởng thành thực sự rất khó khăn. Bạn bắt đầu phải tập làm quen với những điều chưa từng thấy, phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình mà rất nhiều khi không có ai giúp đỡ. Khi vừa giải quyết xong, bạn tưởng đã ổn rồi nhưng vấn đề khác lại ập đến. Vì bạn đang học cách trưởng thành từng ngày nên nếu trốn tránh bạn sẽ chẳng là gì. Tiếp tục đối diện với thực tế, giải quyết vấn đề đến khi ổn thỏa, đó mới là cách những người thành đạt đang làm.
Trí thức trẻ