MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 sai lầm tài chính không ngờ ở độ tuổi 40 có thể khiến bạn lụn bại

13-12-2017 - 10:43 AM | Sống

Đổi nhà to hơn hay cố gắng cho con đi học trường có học phí cao khi chưa đủ khả năng tài chính có thể sẽ khiến bạn hối hận sau này.

Khi ở độ tuổi 20, bạn dồn tất cả mọi thứ để thiết lập tài chính và tạo ra những thói quen tốt. Đến 30 tuổi, đấy là khoảng thời gian lí tưởng để bạn xây dựng một mái ấm hạnh phúc, có những đứa con tạo dựng sự nghiệp. Trong độ tuổi 40, mọi thứ còn thay đổi nhiều hơn nữa, bạn có những đứa con đã trưởng thành, bố mẹ đã già yếu, và những gì bạn thiếu là thời gian rảnh rỗi cho gia đình. Có rất nhiều điều bạn có thể làm trong độ tuổi 40 để bảo vệ tài chính và chăm lo cho gia đình khi đến tuổi về hưu. Dưới đây là những điều mà bạn cần tránh để đảm bảo sự bền vững tài chính của gia đình:

Mua nhà ngoài khả năng tài chính

Với một gia đình đang lớn lên từng ngày, một không gian chật hẹp ở khu vực thiếu thốn không còn đáp ứng được nhu cầu của bạn nữa. Và bạn muốn sở hữu một không gian rộng rãi hơn để con cái bạn có thể vui chơi, học tập và được lớn trên trong một khu phố với bạn cùng trang lứa. Bạn muốn chọn những ngôi nhà có diện tích lớn, không gian rộng và nằm ở một khu phố cao cấp; nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn phải chi trả một khoản tiền lớn hơn để mua nhà, chi phí bảo trì và thuế bất động sản cũng tăng theo.

Thật dễ hiểu khi sau gần 2 thập kỉ ở trong những căn nhà đi thuê hay là chung cư, bạn muốn dành quãng đời còn lại sống trong một ngôi nhà tiện nghi, rộng lớn. Nhưng hãy suy nghĩ thật kĩ. Nhà không phải là khoản cần đầu tư lớn, vì vậy, bạn cần suy nghĩ thực tế về ngân sách và tránh dùng hết tất cả tài khoản tiết kiệm để mua nhà.

Thế chấp không hợp lí

Hãy xem xét việc hoàn trả tiền vay nếu bạn định ở lại trong ngôi nhà của bạn ít nhất một vài năm nữa. Giả sử, tôi thường vay thế chấp với 15 năm hoàn trả tiền. Trong khi đó, thời gian 30 năm cho phép bạn thanh toán tiền lãi hàng tháng thấp hơn, tuy nhiên việc đó sẽ khiến giai đoạn nghỉ hưu của bạn bị quấy rầy bởi khoản thế chấp vẫn còn đó lúc bạn 60 hay 70 tuổi. Thêm vào đó, bạn phải trả tiền lãi nhiều hơn.

Ví dụ cụ thể, bạn có khoản vay là 250.000 USD. Bạn có thể nhận được khoản vay thế chấp trong 15 năm với tỉ lệ lãi suất là 3,14%, và mỗi tháng bạn phải trả 1.743 USD. Tiền thế chấp trong 30 năm sẽ có tỉ lệ lãi suất là 3,81% và khoản thanh toán hàng tháng là 1.166 USD. Chênh lệch 600 USD mỗi tháng là không đáng kể, nhưng thực tế, bạn sẽ phải chi trả 106.073 USD cho lãi suất trong suốt thời hạn vay.

Tiêu tốn quá nhiều tiền cho con cái

Một con đường để theo kịp xã hội, khẳng định bản thân là rót tiền vào đầu tư cho con cái: gia sư, thể thao, du lịch, chi phí trường tư, trại hè, các lớp kĩ năng,... Danh sách là vô tận. Thật khó để chối từ những thứ như vậy, không chỉ bởi bạn yêu con bạn, mà vì cả xã hội đều làm như vậy.

Đây là thời điểm tốt để định mức lại giá trị tiền bạc của bạn và dạy cho lũ trẻ về việc tạo ra hệ thống giá trị của chúng. Bằng cách đó, cả gia đình bạn sẽ sử dụng đồng tiền và thời gian một cách hợp lí hơn là những người khác đang làm.

Không tiết kiệm tiền để nghỉ hưu mà tiết kiệm tiền học đại học cho con cái

Có nhiều bậc cha mẹ dùng tiền tiết kiệm nghỉ hưu của mình để tài trợ cho việc học đại học của con cái họ. Họ nghĩ cho con cái trước bản thân. Đó là bố mẹ tốt ư? Thực tế, con cái bạn có thể vay tiền để học đại học, còn bạn thì không thể vay tiền để nghỉ hưu. Bạn đang cố sắp xếp để buộc con cái bạn phải chăm sóc bạn khi về già trong khi họ còn có những đứa con nhỏ của riêng mình. Điều này thực sự là một gánh nặng cho con bạn, vì vậy, hãy ưu tiên việc tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, sau đó hãy lo đến tiết kiệm tiền cho con cái học đại học.

Không có quỹ dự phòng đủ lớn

Khoản tiền 1000 USD có thể là vừa đủ cho những hỗ trợ bản thân ở tuổi 22. Nhưng khi bạn đã có một gia đình, khoản tiền ấy phải được tăng lên, chi tiêu cũng cao hơn. Bạn cứ tưởng tượng, khi còn trẻ, bạn mất việc, bạn có thể vi phạm hợp đồng thuê nhà và chuyển về nhà bố mẹ. Nhưng thật khó khăn khi bạn mất việc và bên cạnh vẫn còn một khoản thể chấp 3.500 USD hàng tháng, thanh toán cho 2 chiếc xe hơi, học phí, chi phí sinh hoạt cho vợ chồng và 3 đứa trẻ. Hãy luôn trang bị cho mình một tài khoản dự phòng trong 3-6 tháng, hoặc cả khi bạn nghỉ việc một thời gian dài.

Không đề phòng rủi ro tài chính cho một cuộc ly hôn

Ở độ tuổi 40, thực tế là có khá nhiều cặp vợ chồng ly hôn. Điều này có thể tàn phá tài chính, đặc biệt của người vợ. Đó là lí do tại sao, cả 2 vợ chồng nên tham gia tích cực vào kế hoạch tài chính của gia đình. Nếu một người nắm giữ tài chính gia đình, người còn lại sẽ có những bất ngờ khi hôn nhân đổ vỡ.

Nếu cuộc hôn nhân của bạn có nguy cơ, đừng ngần ngại liệt kê chi tiết tài sản của gia đình và thuê luật sư để giúp bạn hiểu được luật pháp về tài sản bạn muốn có.

Thu Hoài

Business Insider

Trở lên trên