7 loại quả toàn gọt vỏ bỏ đi, nhưng lại là vũ khí tế bào ung thư khiếp sợ nhất: Lãng phí bao lâu nay mà không biết
Vỏ thường bị loại bỏ do sở thích hoặc thói quen hoặc để giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, loại bỏ vỏ có thể đồng nghĩa với việc loại bỏ một trong những bộ phận giàu chất dinh dưỡng nhất của cây.
- 21-02-2022Đầu tư bao nhiêu mỗi tháng ở tuổi 20 để trở thành triệu phú: Lời khuyên của chuyên gia khác hẳn những gì bạn nghĩ
- 21-02-2022Học được 3 điều này từ một huyền thoại đã giúp Warren Buffett trở thành "thần đầu tư": Nếu biết sớm, bạn cũng có thể giàu có hơn
- 20-02-20224 con giáp bất ngờ đổi đời ngay nửa đầu năm 2022, tạm biệt hết cay đắng để hưởng tài lộc đếm không xuể
Theo Healthline, vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi với hàm lượng tùy thuộc vào từng loại trái cây hoặc rau củ. Tuy nhiên, nhìn chung, sản phẩm chưa gọt vỏ chứa lượng vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi khác cao hơn so với sản phẩm đã tách vỏ.
Trên thực tế, FoodData Central (Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng và thực phẩm được đánh giá cao từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) đã thống kê rằng: Một quả táo còn nguyên vỏ chứa nhiều hơn tới 332% vitamin K, 142% vitamin A, 115% vitamin C, 20% canxi và tới 19% kali hơn một quả táo đã gọt vỏ.
Tương tự, một củ khoai tây luộc nguyên vỏ có thể chứa nhiều hơn tới 175% vitamin C, 115% kali, 111% folate, và 110% magie và photspho so với một củ đã gọt vỏ.
Vỏ của một số loại rau củ quả cũng chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hơn đáng kể. Ví dụ, tới 31% tổng lượng chất xơ trong một loại rau củ có thể được tìm thấy trong vỏ của nó. Hơn nữa, mức độ chống oxy hóa trong vỏ trái cây có thể cao hơn tới 328 lần so với trong phần bên trong. Chất này đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại từ các gốc tự do.
Do đó, ăn trái cây và rau quả không gọt vỏ có thể thực sự làm tăng lượng chất dinh dưỡng của bạn.
Đặc biệt, vỏ của 7 loại quả lại là vũ khí tế bào ung thư khiếp sợ nhất:
Vỏ cam
Vỏ cam giàu vitamin C, carotene, protein và các chất dinh dưỡng khác. Vỏ cam sấy khô có thể pha trà, đem tới công dụng khai vị, thông khí, tinh thần sảng khoái.
Đặc biệt nhất là các flavonoids có trong vỏ cam là chất chống lại bệnh ung thư chủ yếu, tác dụng bao quanh tế bào và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các chất độc hại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều vỏ cam giúp làm giảm nguy cơ ung thư da, vú, ung thư dạ dày, ruột kết.
Vỏ nho
Resveratrol là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong vỏ nho đỏ. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, chất trung hòa các gốc tự do – được cho là nguyên nhân của sự lão hóa.
Nhờ chất này, người ta cho rằng thường xuyên ăn vỏ nho có khả năng ức chế sự phát triển của một loạt các dòng tế bào ung thư ở người, bao gồm cả ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, đại tràng, tuyến tụy và ung thư tuyến giáp.
Vỏ dưa chuột
Vỏ dưa chuột màu xanh, có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Do đó, không chỉ hệ miễn dịch được tăng cường mà tế bào ung thư cũng phải “sợ hãi” trước loại vỏ này.
Bên cạnh đó, vỏ dưa chuột còn giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn, kết hợp với chất nhựa trong vỏ dưa sẽ giúp tăng cường chức năng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
Vỏ củ cải trắng
Củ cải trắng cũng là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống mà đa phần mọi người đều bỏ vỏ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong vỏ của củ cải trắng có khả năng làm giảm huyết áp, giảm mỡ nhờ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B và kali.
Đặc biệt hơn hết, vỏ của củ cải trắng còn có vai trò phòng ngừa ung thư rất hiệu quả.
Vỏ củ cải tưởng chừng là vô dụng, nhưng thực chất nó lại đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ảnh: Internet
Vỏ chanh
Theo Healthline, vỏ chanh có thể có một số đặc tính chống ung thư. Ví dụ, lượng flavonoid dồi dào trong vỏ chanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và vitamin C. Đồng thời, các chất này cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bạch cầu, giúp loại bỏ các tế bào ung thư đột biến.
D-limonene cũng có thể có đặc tính chống ung thư, đặc biệt chống lại ung thư dạ dày. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hợp chất này giúp tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày.
Tương tự, một nghiên cứu kéo dài 52 tuần trên chuột đã ghi nhận rằng các nồng độ khác nhau của D-limonene ức chế ung thư dạ dày bằng cách tăng tỷ lệ chết của các tế bào đột biến.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ nên bổ sung vỏ chanh để cơ thể có thêm nhiều chất dinh dưỡng, gia tăng sức khỏe chứ không nên được coi là một phương pháp điều trị hoặc chữa bệnh ung thư.
Vỏ cà tím
Theo The Guardian, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả cà tím rất giàu ancaloit steroid. Vỏ của cà tím được báo cáo có hoạt tính chống oxy hóa vì nó chứa anthocyanin; delphinidine-3- (p-cumaroylrutinoside) - 5-glucoside (nasunin), các ancaloit steroid đem tới tác dụng chống ung thư. Tạp chí Cancer đã đăng tải một nghiên cứu về hiệu quả tiêu diệt có chọn lọc ung thư da (tế bào hắc tố) của vỏ cà tím.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Carcinogenesis & Mutagenesis đã chỉ ra rằng vỏ của cà tím cũng có tác dụng điều trị ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan).
Vỏ quả táo
Theo một nghiên cứu của Cornell, các nhà nghiên cứu đã xác định được hàng tá hợp chất - triterpenoids - trong vỏ táo có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt tế bào ung thư trong môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Rui Hai Liu, phó giáo sư khoa học thực phẩm của Cornell cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng một số hợp chất có các hoạt động chống tăng sinh mạnh mẽ chống lại các tế bào ung thư gan, ruột kết và ung thư vú ở người. Chúng cũng góp phần tác dụng lợi ích chống ung thư của cả quả táo.”
*Theo Healthline, Guardian, Cornell
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện
- Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư: 3 thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu