70% người thành công đều là người hướng nội, đây là cách giúp họ cân bằng cá tính với đòi hỏi của xã hội
Hướng nội không phải khuyết điểm, tuy nhiên người có đặc điểm này cần "hòa nhập trước khi khác biệt" để tập sống chung với cộng đồng và tìm được những điều bù đắp cho thiếu sót của bản thân.
- 22-12-2018Vì sao 70% người thành công đều là người hướng nội? Là người hướng nội, không có lỗi!
- 22-11-2018Thích cô độc nhưng khao khát nhận được quan tâm, nhạy cảm và sĩ diện cao: Xin chúc mừng, bạn là mẫu người hướng nội điển hình
- 22-11-2018Muốn trở thành người tài năng được ghi nhận, nhưng lại sợ nổi lên là tâm điểm của tập thể: Mâu thuẫn nội tâm khốn khổ đeo bám cả cuộc đời người hướng nội!
Những người hướng ngoại luôn tràn năng lượng và thân thiện, dễ gần với mọi người xung quanh, trong khi năng lượng của người hướng nội lại hướng vào bên trong, họ quan tâm đến thế giới nội tâm hơn, bình lặng và thích một mình với những suy nghĩ riêng hơn.
Chính vì vậy, mọi người hầu hết đều yêu thích những người hướng ngoại. Điều đó khiến một người hướng nội luôn cảm thấy áp lực, cảm thấy mình không được yêu mến.
Nhưng bạn có biết rằng có tới 70% số người thành công trên thế giới là người hướng nội, ví dụ như Einstein, Bill Gates, Warren Buffett, Steven A. Spielberg, Murakami Haruki… V
Bill Gates, người sáng lập Microsoft, một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới, là một người hướng nội. Từng được hỏi về bí quyết thành công trong một thế giới dường như chỉ dành cho những người hướng ngoại, đây là những gì Bill Gates chia sẻ:
"Đúng vậy, tôi nghĩ người hướng nội có thể làm mọi thứ rất tốt. Nếu đủ tinh tế, bạn có thể học cách thu lượm lợi ích từ việc là một người hướng nội. Chúng có thể là sẵn lòng "đi trốn" một vài ngày và nghĩ giải pháp cho một vấn đề khó, đọc mọi thứ bạn có thể, nghiêm túc thúc đẩy bản thân để nghĩ vượt ra khỏi tầm của vấn đề đó. Sau đó, nếu bạn nghĩ ra một điều gì đó, nếu bạn muốn chiêu mộ người khác, hãy làm họ cảm thấy hào hứng và dựng lên một công ty xung quanh ý tưởng đó. Bạn cũng nên học những gì những người hướng ngoại học và nên chiêu mộ một số người hướng ngoại. Tận dụng cả hai xu hướng tính cách này, bạn sẽ có một công ty phát triển cả về suy nghĩ chuyên sâu và xây dựng đội ngũ."
Vậy người hướng nội nên sống thế nào để cân bằng với đòi hỏi của xã hội và có được thành công? Đoạn trích từ cuốn sách "Trưởng thành lấy đi điều gì?" sẽ cho bạn câu trả lời:
Tỷ phú Bill Gates cũng là một người hướng nội.
Từ lâu, người ta vẫn thường tranh cãi ưu điểm và nhược điểm của việc sống hướng nội và hướng ngoại. Người sống hướng nội vẫn thường được đánh giá là gặp nhiều vấn đề hơn so với người hướng ngoại. Một trong số những băn khoăn lớn nhất chính là làm thế nào để người đó có thể giao tiếp tốt hơn.
Từng là người gặp nhiều vấn đề trong công việc, tình cảm và các mối quan hệ khác trong cuộc sống bởi tính hướng nội của mình, tôi sẽ phân tích một số tâm lý trong tư duy của hội những-người-như-chúng- ta để từ đó tìm ra cách cân bằng giữa cá tính của bản thân cũng như sự đòi hỏi của xã hội.
Tôi thấy đa phần những người sống hướng nội rất đặc biệt, giống như cậu bé Nghiện Ảnh – một trong những đứa em học chung với tôi thời cấp hai. Bố mẹ cậu vốn là designer, cậu luôn tập trung nhiều hơn vào cuộc sống bên trong con người mình và những hình ảnh đầy hứng thú mà bố mẹ chỉ dạy.
Vì sở hữu trí thông minh hướng nội, cậu có thể dành hàng giờ để khám phá bản thân và lạc vào những lối tư duy lạ. Nhưng cũng chính vì sự khác biệt đó mà cậu lại bị trói buộc trong thế giới của mình. Cậu giao tiếp với mọi người bằng thứ ngôn ngữ mà chính cậu cũng không biết là đúng hay sai, là vừa vặn hay "quá lố".
Là người hướng nội, cậu bé Nghiện Ảnh ít chia sẻ suy nghĩ. Cậu khiến người đối diện lâm vào trạng thái bối rối bởi không thể hiểu được điều gì đang xảy ra giữa hai người.
Là người hướng nội, hãy nói với người khác theo cách bạn muốn nghe. Cậu bé Nghiện Ảnh từng mời người ta ăn trưa như kiểu ra lệnh, từng bày tỏ tình yêu như cái cách mà cậu ấy tranh luận trong phòng họp.
Vậy nên, nhớ chú ý tông giọng khi nói, trầm bổng hay ho, đừng trả bài vì bạn đã hết thời đi học lâu rồi. Hãy dùng thêm những cử chỉ để mô tả những gì bạn muốn nói và muốn truyền tải tới người khác. Khi đã giao tiếp 1-1, bạn hãy luôn nhớ rằng không chỉ tồn tại một mình bạn ở đó. Tập quan sát nét mặt, cử chỉ của đối phương để chọn ra thái độ phù hợp nhất khi nói chuyện.
Dĩ nhiên, khi giao tiếp, một quy luật quen thuộc và quan trọng chính là luôn nhìn vào mắt đối phương theo cách trân trọng và chân thành nhất, điều đó giúp bạn thể hiện rằng bạn tập trung và tôn trọng người đang nói chuyện với mình.
Trong lúc trò chuyện, cậu bé Nghiện Ảnh lúc nào cũng quá chằm chằm tập trung vào người đang nói, sau này, cậu mới hiểu là cũng phải có lúc nhìn xuống, nhìn lên, nhìn sang ngang để vừa bớt cảm giác ngột ngạt cho đối phương, quan trọng là bản thân cũng cảm thấy thoải mái và… đỡ mỏi mắt.
Hãy luôn nhớ rằng, bạn đặc biệt thì đối phương cũng là một người đặc biệt. Người ta không hiểu bạn không có nghĩa là người ta dở, chỉ là bạn giỏi một mảng nào đó thì người ta cũng vậy. Bạn nói những câu chuyện mà đối phương không mấy quan tâm thì chẳng trách sao cuộc đối thoại ấy lại thất bại.
Đừng đánh giá người khác nếu người ta không hiểu bạn. Quan trọng là, hãy lưu ý một nguyên tắc, mọi câu chuyện đều bắt đầu từ những điểm chung. Chắc hẳn bạn sẽ chán khi phải nói chuyện thời tiết, chính trị… ban đầu nhưng khi càng thấy nhiều điểm giống nhau hơn, cả hai sẽ có thể đi sâu vào những câu chuyện có ý nghĩa hơn.
"Hòa nhập trước khi khác biệt" – sáu chữ vàng để những người hướng nội tập sống chung với cộng đồng. Đừng nghĩ điều đó sẽ làm bạn mất đi cái chất riêng của bản thân, đó chỉ là sự linh động mà thôi. Cứ tập luyện dần dần, thất bại "sấp mặt" mấy lần thì bạn sẽ hiểu ra được những điều còn thiếu sót.
Tính hướng nội không có lỗi, lỗi là do ta chưa đủ mạnh mẽ để điều khiển được cảm xúc, hành vi của bản thân mà thôi.
*Tham khảo từ sách "Trưởng thành lấy đi điều gì", tác giả Gari.