8 kiểu "đồng nghiệp" nhất định phải cẩn thận, dù bạn làm việc ở nơi đâu
Một nghiên cứu từng khằng định, cứ ba nhân viên sẽ có một người phải chịu cảnh bị ăn hiếp nơi làm việc. Các chuyên gia cho rằng tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh do các nhân viên giảm năng suất hoặc xin nghỉ phép.
- 29-10-2016Không phải sếp, đồng nghiệp mới là yếu tố quyết định chốn công sở trở thành thiên đường hay địa ngục
- 06-10-2016Nếu đồng nghiệp có 17 dấu hiệu này, dừng ngay thái độ thiện chí: Bạn chỉ là cái gai trong mắt họ thôi!
- 04-10-2016Muốn sếp và đồng nghiệp nể, chớ có dại làm những điều này
- 30-09-2016Xao nhãng khiến bạn thua kém đồng nghiệp, đây là 10 bí kíp "thần thánh" cần bỏ túi ngay!
Dưới đây là 8 kiểu người luôn thích chèn ép, thậm chí "đâm sau lưng" đồng nghiệp:
Luôn hét lớn vào người khác
Đây là kiểu dễ dàng nhận biết nhất của những kẻ bắt nạt nơi làm việc. Họ thường hét to gây sự chú ý và buông những lời trách móc, làm nhục. Họ cho rằng, những người khác sẽ phải sợ họ.
Những kẻ hai mặt
Luôn tỏ ra là một người bạn, đồng nghiệp đáng tin cậy, tuy nhiên sau lưng lại phá hoại danh tiếng của người khác gây ảnh hưởng tới uy tín và hiệu quả làm việc.
Luôn chỉ trích
Dường như mục tiêu của những kẻ này là khiến đối tượng mất đi niềm tin của mọi người nơi làm việc bằng cách luôn buông lời chỉ trích, luôn nhăm nhe tìm mọi lỗ hổng hoặc những lỗi nhỏ của đồng nghiệp để lên án khiến họ bị mất uy tín. Thông thường, những kẻ như vậy hay cố tình tạo ra những số liệu sai hoăc bằng chứng giả để "dìm" đồng nghiệp.
Tự cho mình là nhất
Ở mỗi nhóm làm việc, luôn có một người dẫn đầu và họ luôn cho rằng mình có quyền trên tất cả mọi người. Họ luôn phủ nhận năng suất làm việc của người khác dù đó là người giúp quản lý thời gian, nắm bắt thông tin rất hiệu quả trong công việc.
Luôn muốn người khác chú ý đến mình
Đây là những kẻ muốn làm trung tâm của mọi việc. Họ tìm cách tự tâng bốc bản thân và cho rằng mình quan trọng, hữu ích với các nhân viên khác đặc biệt là những người mới. Tuy nhiên, nếu không được chú ý từ những người khác, họ sẽ nhanh chóng "lật mặt".
Những kẻ này thường quan trọng hóa các vấn đề xảy ra quanh cuộc sống của mình để tìm kiếm sự quan tâm từ mọi người. Đôi khi, những kẻ này có xu hướng dụ dỗ người mới để moi móc thông tin và sau đó, dùng chính những thông tin này để quấy rối người khác.
Luôn muốn, muốn, và muốn
Đây là những kẻ tự cho rằng mình không thể bị mờ nhạt và muốn được công nhận cho tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, họ thường không phải là nhân viên giỏi. Vì thế, để bù lại, họ dành phần lớn thời gian đi soi mói thành quả của những người khác để phàn nàn và chỉ trích.
Nhưng kẻ này sẽ muốn mọi thứ phải được thực hiện theo cách của họ, ngay cả khi có những cách tốt hơn để thực hiện công việc. Thực tế, họ luôn có ý kiến trái với số đông và sẽ làm mọi thứ trong quyền hành của mình để đạt được mục đích cá nhân.
Thiếu ý thức
Có thể những kẻ này là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, tuy nhiên lại là người chưa trưởng thành về mặt nhận thức. Họ luôn cảm thấy mình như đang vượt trội hơn so với đồng nghiệp vì thế chẳng cần bận tâm hành động của mình có ảnh hưởng tới ai.
Họ không hiểu những việc làm của mình có thễ dẫn đến sai lầm và đôi khi cũng không chịu trách nhiệm cho hậu quả mà luôn đổ lỗi cho người khác. Thêm vào đó, họ luôn cảm thấy “trên tất cả” nên không cần tuân theo bất kỳ nguyên tắc tập thể nào.
Được lòng mọi người tuy nhiên lại là những kẻ nguy hiểm
Thông minh, ăn nói lịch sự, duyên dáng và lôi cuốn, lại là những kẻ hay bắt nạt nhất. Lý do ư? Họ hoàn toàn không có sự đồng cảm với người khác. Thay vào đó, họ là những chuyên gia điều khiển cảm xúc của người khác để có được những gì họ muốn.
Những kẻ như vậy lại có xu hướng nắm quyền hành trong công ty, điều này khiến họ càng trở nên nguy hiểm. Những người này có xu hướng lôi kéo 1 nhóm người như là "tay sai" giúp họ làm bất kỳ điều gì họ yêu cầu.