MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai cũng cho rằng thời gian là điều quan trọng nhất, nhưng tài sản quý giá nhất của cuộc đời chúng ta là một điều mà ít ai nghĩ tới

16-10-2017 - 17:52 PM | Sống

Thứ quý giá nhất trong cuộc đời không phải là thời gian mà chính sự để tâm. Những kinh nghiệm trong cuộc sống không phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu giờ một ngày mà là bạn đã trải qua chúng thế nào.

“Tiền bạc không phải là thứ quan trọng nhất, thứ quan trọng nhất chính là thời gian".

Rất nhiều người trên thế giới này đều nói với chúng ta như vậy. Hầu hết chúng ta đều sẽ nhận ra rằng tiền chỉ là một phương tiện, chứ không phải là một đích đến. Nó mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội, nhưng như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lợi ích tiền bạc mang lại cho chúng ta sẽ giảm dần theo thời gian. Thời gian có hạn và cuộc sống thì ngày càng phát triển khiến cho chúng ta có nhiều cơ hội để trải nghiệm cuộc sống hơn.

Bạn nghĩ rằng đó là tất cả ư? Tất nhiên là không.

Tôi có một cách nhìn khác, thứ quý giá nhất trong cuộc đời không phải là thời gian mà chính sự để tâm. Những kinh nghiệm trong cuộc sống không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu giờ một ngày mà là bạn đã trải qua chúng thế nào.

Bạn có thể dành đến 80 năm cuộc đời với vô số những khoảng thời gian rảnh rỗi như bạn muốn và không đạt được nhiều như những người chỉ sống khoảng 40 tuổi nhưng họ biết cách quản lí và sử dụng thời gian một cách thích hợp.

Mặc dù thời gian thực sự có hạn, nhưng với sự quan tâm chăm sóc thì trông nó có vẻ sẽ dài hơn so với những gì người ta thấy là cùng một thời gian. Thật không may, nghe có vẻ khó khăn để xảy ra điều này.

Một trong những vấn đề lớn nhất của thế hệ chúng ta chính là khả năng làm cho sự chăm sóc ngày càng có giá trị, thế giới xung quanh ta được tạo ra để ăn cắp chúng càng nhiều càng tốt.

Internet và các công ty công nghệ được xây dựng để có được cơ hội dân chủ hóa. Thật là khó để phản đối hiệu quả mà những đổi mới này mang lại. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó miễn phí.

Nghiện điện thoại và căng thẳng do công nghệ gây ra là có thật. Những công ty như Google hay Facebook đều không tạo thêm bất cứ một cái gì mới mẻ khác nữa. Vào năm ngoái, Tristan Harris, một cựu chuyên gia trong thiết kế của Google đã chia sẻ cách những nhà thiết kế tạo ra chức năng sản phẩm khai thác xung lực tinh thần của chúng ta như thế nào.

Họ phát hiện ra những điểm mù trong nhận thức của chúng ta, họ sử dụng chúng để ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta mà bản thân chúng ta không hề nhận ra. Mỗi thông báo hay email bạn nhận được hay mỗi trang web bạn truy cập đều được đảm bảo cho bạn có thể tiết kiệm thời gian lớn nhất cho thời gian cho người dùng.

Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần lấy lại sự lí trí để kiểm soát cuộc sống của chính mình. Và thật may mắn, có khá nhiều cách để lấy lại nó. 3 phương pháp dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

1. Ngồi thiền

Trong truyền thống Phật giáo và điều trị tâm lí hiện đại, ngồi thiền được sử dụng để người ta tu tập chánh niệm và là một phương pháp hiện hữu vô điều kiện.

Bạn sẽ ngồi trong một không gian tĩnh lặng và nhắm mắt lại để tập trung, quan sát những gì đang diễn ra trong cơ thể mình, tâm trí mình. Ngồi thiền được dùng để thư giãn, giảm stress và tách rời khỏi phân tâm.

Cách luyện tập khá đơn giản. Bạn chỉ cần ngồi và tập trung vào một thứ duy nhất xung quanh bạn. Phần lớn mọi người chọn hơi thở. Cách họ hít vào, thở ra và cả cách họ giữ cho mình sự chú ý trong việc làm này.

Suy nghĩ và tâm trí được thả lỏng một cách tự nhiên. Vấn đề là không nhất thiết phải loại bỏ bất cứ hoạt động nào cả.

Qua thời gian, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhưng nếu không làm việc, tôi đã nhìn thấy một kết quả tương tự bằng cách hạn chế sự quan tâm của tôi đến một phần nào đó trong môi trường xung quanh khi tập thể dục, làm một vài việc đơn giản hay những công việc lặp đi lặp lại khác. Bằng cách ép chính mình tập trung tâm trí vào một thứ, bạn sẽ giúp não phát triển ý thức kiểm soát sự chú ý của mình.

2. Tập thói quen giải quyết từng việc riêng lẻ

Trái với những gì người ta tin tưởng, thực hiện nhiều công việc cùng lúc hiếm khi đem lại hiệu quả tốt, nhất là khi làm việc trí óc. Không chỉ vậy, nó còn nguy hiểm cho não của bạn. Tất cả thời gian bạn chuyển từ việc này sang việc kia, não sẽ không thể tiếp nhận và xử lý tất cả các thông tin hiệu quả.

Thậm chí việc chuyển đổi giữa nhiều dự án và môi trường làm việc trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới khả năng tập trung vào nhiệm vụ mới. Những nhiệm vụ riêng lẻ với sức tập trung sâu giúp chống lại những tác dụng bất lợi nêu trên. Nó mang lại hiệu quả cao hơn và tốt đẹp hơn. Trên thực tế, hiệu quả của những nhiệm vụ riêng lẻ tương đương với những tác động của sự chú ý, càng làm nó tốt, bạn càng có khả năng thực hiện nó hướng sự chú ý của bạn đến những nơi quan trọng.

3. Sự tập trung

Mỗi lần bạn kéo điện thoại để xem các tin tức trên mạng xã hội của mình, mỗi lần khoảng 10 phút, não bạn sẽ xây dựng nên một thói quen, lặp lại hành vi này nhiều lần. Thông thường, các thiết bị và công nghệ là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, nhưng để chúng trở nên hữu ích thì hãy đặt ra ranh giới cho chính mình. Sự tách biệt không còn chỉ là ý tưởng, mà nó thực sự quan trọng.

Cá nhân tôi không kiểm tra thông báo hay mail ít nhất tới 3h chiều, và vào những ngày tôi làm được điều đó, tôi cảm thấy sự khác biệt hoàn toàn trong khả năng kiểm soát mà tôi có. Tôi cũng thường xuyên không động vào điện thoại hay máy tính 24 - 48 giờ.

Những thứ khác nhau sẽ làm cho con người ta khác nhau, nhưng bạn không nhận ra được những thứ bạn đang quan tâm đã lấy đi của bạn những gì cho tới khi bạn từ bỏ chúng.

Hà Thu

Medium

Trở lên trên