MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ấn Độ áp đặt thuế 20% với gạo đồ xuất khẩu

27-08-2023 - 08:18 AM | Tài chính quốc tế

Ấn Độ áp đặt thuế 20% với gạo đồ xuất khẩu

Chính phủ liên bang Ấn Độ đã áp đặt mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu.

Đây là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác.

Quyết định trên được Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo tối 25/8 nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng, trong khi đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường trong nước. Sắc lệnh được công bố lúc nửa đêm ngày 25 rạng sáng 26/8 và có hiệu lực ngay lập tức. Theo thông báo, mức thuế mới sẽ được áp đặt đến ngày 16/10/2023.

Với biện pháp mới này, Ấn Độ hiện đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo không phải là basmati, chiếm 25% tổng xuất khẩu gạo của nước này.

Việc áp đặt thuế suất 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có thể sẽ đẩy giá loại gạo này lên cao hơn nữa trên thị trường thế giới.

Ấn Độ áp đặt thuế 20% với gạo đồ xuất khẩu - Ảnh 1.

Thuế mới đối với gạo đồ có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 16/10/2023. (Ảnh: Reuters)

Tháng 7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu một số loại gạo, vì biện pháp này sẽ tác động đến lạm phát toàn cầu và làm gia tăng tình trạng bấp bênh về giá lương thực trên thế giới.

Hiện giá gạo thế giới đã tăng khoảng 20%, lên mức cao nhất 15 năm qua (kể từ năm 2008). Và nhiều người tin rằng việc áp thuế này càng làm cho cơn sốt giá cao trên toàn cầu càng trở nên gay gắt.

Reuters cho biết, Ấn Độ xuất khẩu 7,4 triệu tấn gạo đồ vào năm 2022.

Ấn Độ, nguồn cung gạo lớn nhất thế giới với 40% thị phần, đã ban bố lệnh cấm xuất khẩu gạo vào ngày 20/7/2023. Đầu tuần này, Bloomberg tiếp tục đưa tin, Ấn Độ sẽ áp thuế đối với gạo đồ xuất khẩu. Thông tin này sau đó được đại diện Chính phủ Ấn Độ phủ nhận, tuy nhiên đến ngày 26/8, lệnh cấm chính thức đã được công bộ.

Các chuyên gia nhận định, ngoài tác động trực tiếp của lệnh cấm lên thị trường lúa gạo trong bối cảnh nguồn cung giảm, giá gạo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, nó còn tạo tâm lý dây chuyền đến một số nguồn cung khác, đặc biệt khi mới đây một số nguồn đáng tin cậy cho biết, Myanmar có kế hoạch tạm dừng xuất khẩu gạo đến ngày 15/10.

Theo Quỳnh Chi

Báo Điện tử VTV News

Trở lên trên