MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Anh trai, chị dâu qua đời, tôi nhận nuôi cháu gái, ai cũng nói dại: 14 năm sau, tôi có biệt thự to nhất làng

13-03-2024 - 11:15 AM | Sống

Anh trai, chị dâu qua đời, tôi nhận nuôi cháu gái, ai cũng nói dại: 14 năm sau, tôi có biệt thự to nhất làng

Anh trai tôi không may qua đời, tôi nhận nuôi con gái vợ của anh. Khi ấy, mọi người đều nói tôi là ngốc nghếch.

Đây là chia sẻ của ông Lý Xuân Quang, 56 tuổi đang sinh sống ở Trung Quốc trên trang 163

Anh trai là người lo cho tôi ăn học

Nhà tôi có 5 anh chị em. Tôi là con thứ 4 trong nhà, trên tôi có hai anh trai, một chị gái và một người em gái út nữa.

Lúc đó, gia đình tôi rất nghèo. Anh cả thôi học từ năm 13 tuổi để ra ngoài làm việc kiếm sống. Bốn anh em chúng tôi đa phần là được anh nuôi. Nhất là tôi, nếu không có anh nuôi tôi hết năm nhất đại học thì lúc này tôi đã ở quê làm ruộng.

Anh trai, chị dâu qua đời, tôi nhận nuôi cháu gái, ai cũng nói dại: 14 năm sau, tôi có biệt thự to nhất làng- Ảnh 1.

Khi học hết cấp 2, tôi không thi đỗ cấp 3. Nhưng tôi không muốn làm nông giống như các anh chị em mìn, nên quyết tâm ôn tập lại một năm để thi lại. Đồng thời, lúc bấy giờ, bố tôi giờ đang ốm nặng nên trong nhà không có tiền. Vì vậy bố mẹ muốn tôi đi làm để trang trải kinh tế gia đình.

Nhưng anh trai tôi luôn ủng hộ tôi việc học hành. Để cho tôi có phí sinh hoạt anh đã lấy tiền tiết kiệm lấy vợ nuôi tôi. Với sự nỗ lực, không muốn anh trai thất vọng, cuối cùng tôi cũng thi đỗ. Khi tốt nghiệp tôi được phân đến tỉnh khác làm việc. Hai năm sau, tôi kết hôn và sống và làm việc ở đây luôn.

Còn anh trai, đến năm 34 tuổi, anh mới lấy vợ - người đã có 1 đời chồng, 1 con gái. Họ kết hôn một thời gian nhưng không sinh thêm con. Điều này khiến cha mẹ không hài lòng.

Vì thế, cha mẹ tôi dồn toàn bộ tiền tiết kiệm cho anh ba xây nhà và chuyển đến sống cùng anh chị ba. Con anh cả, mẹ chỉ cho 3 sào ruộng.

Mặc dù vợ chồng anh cả không có con chung nhưng tình cảm của họ rất tốt. Anh chăm sóc, coi đứa con của vợ như con ruột của mình.

Số phận thật biết trêu đùa con người

Năm 1996, anh lai chị dâu đi kiểm tra sức khỏe. Đi được nửa đường thì gặp tai nạn. Anh chị tôi đã mất tại chỗ. Còn chiếc xe gây tai nạn đã chạy mất nên một đồng cũng không được bồi thường.

Nhưng đau buồn nhất là chuyện, con của anh chị tôi sau này sẽ sống như thế nào. Bên nhà ngoại chị dâu không quan tâm, còn bố mẹ tôi thì cũng như vậy. Các anh chị em khác thì trốn tránh trách nhiệm, ai cũng bảo gửi hai đứa trẻ đến cô nhi viện.

Vì không nỡ để cháu đến cô nhi viện, tôi quyết định đưa cháu gái về nhà nuôi.

Khi ấy, gia đình tôi còn nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định. Vợ tôi mặc dù lương cũng khá ổn nhưng trong nhà đang phải nuôi hai con đang tuổi ăn học, vừa đúng lúc tôi mới mua nhà đồng thời đang vay họ hàng một khoản tiền không nhỏ nên áp lực kinh tế khá lớn.

Vậy nên, khi tôi nuôi cháu, bố mẹ tôi nhất quyết phản đối. Vợ tôi cũng khuyên hãy nghĩ cho kĩ, suy cho cùng đây cũng không phải là con ruột của anh trai, còn các anh chị em tôi nói tôi có ngốc thì mới làm vậy. Nhưng tôi nghĩ anh trai tôi rất quý đứa trẻ này. Nhớ lúc trước, anh trai là người cho tôi tiền để tôi đi học, tôi vẫn nợ anh một món nợ ân tình. Vậy nên tôi quyết tâm nhận nuôi cháu gái.

Mặc dù hai đứa con tôi cũng ngang tuổi nhưng con bé là đứa rất hiểu chuyện và chăm chỉ. Sau khi chuyển đến nhà tôi, cái gì cháu cũng làm hết từ việc quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo, rửa bát…đều giúp chúng tôi. Vợ tôi cũng dần dần thay đổi cách nhìn về con bé.

Không chỉ hiểu chuyện, con bé còn học hành rất giỏi, chưa bao giờ để tôi lo lắng chuyện này cả.

Vì nuôi 3 đứa ăn học cùng lúc, tôi đã nghỉ công việc hiện tại. Tôi quyết định làm việc ở nhà máy vợ đang làm việc. Để có thêm thu nhập ban ngày vợ chồng chúng tôi đi làm, còn buổi tối tranh thủ bán hàng thêm.

Hai đứa con của tôi không đỗ cấp 3, nên học trung cấp, sau đó đi làm luôn. Còn cháu gái tôi học hành khá tốt, thi đỗ một trường đại học có tiếng. Nhưng khi con bé vào đại học, vợ tôi bị đau xương sống thắt lưng, phải ở nhà nửa năm, thu nhập gia đình từ ấy cũng giảm, kinh tế bắt đầu khó khăn.

Anh trai, chị dâu qua đời, tôi nhận nuôi cháu gái, ai cũng nói dại: 14 năm sau, tôi có biệt thự to nhất làng- Ảnh 2.

Lúc ấy, tôi đã đến nhà anh chị em của tôi mượn vay chút tiền, nhưng ai cũng khuyên tôi không nên vay tiền để cho cháu học đại học. Ngộ ngỡ, sau này con bé về với bố ruột thì công sức chúng tôi nuôi nấng, dạy dỗ là vô ích sao. Nghe được mấy lời này, tôi quyết định không mượn từ của các anh chị tôi nữa. Sau này, tôi cũng xoay xở được một số tiền từ đồng nghiệp.

Cháu gái cũng rất thương tôi, bắt đầu từ năm thứ 2 đã đi làm thêm để trang trải tiền sinh hoạt, học phí. Vì mải đi làm nên cháu không về nhà thường xuyên, mỗi dịp Tết đến chỉ ở nhà vài ba hôm xong lại đi. Thấy vậy, vợ chồng tôi cũng lo lắng.

Về già viên mãn vì 3 đứa con hiếu thảo

Năm 2010, cháu gái tôi tốt nghiệp đại học, đi làm cho một công ty lớn, lương bổng và đãi ngộ khá tốt. Hai năm sau, con bé cũng kết hôn.

Từ khi đi làm, mỗi tháng cháu gái lại gửi cho chúng tôi một khoản tiền, cho dù vợ chồng chúng tôi vẫn đi làm và không muốn nhận. Khoản tiền cháu gửi biếu cho cô chú cứ tăng dần theo thời gian.

Anh trai, chị dâu qua đời, tôi nhận nuôi cháu gái, ai cũng nói dại: 14 năm sau, tôi có biệt thự to nhất làng- Ảnh 3.

Mặc dù con bé không hay về quê, nhưng Tết năm nào cũng mời chúng tôi sang tới nhà ăn Tết. Còn hai con của chúng tôi mặc dù cũng là đứa hiếu thảo, nhưng không quan tâm chu đáo bằng.

Hiện tại, kinh tế nhà tôi cũng gọi là khá ổn định. Mỗi dịp lễ Tết nào đó, 3 đứa con đều gửi cho cho tôi chút tiền, nhưng lúc nào cháu gái cũng cho tôi nhiều nhất. Năm ngoái, cháu về quê ăn Tết và bàn bạc để muốn sửa sang lại ngôi nhà cũ của vợ chồng tôi. 2 đứa con tôi cũng ủng hộ và đóng góp tiền.

Ban đầu, các con rằng muốn báo hiếu cha mẹ bằng 1 căn nhà nhỏ. Nhưng không ngờ, chúng xây cho vợ chồng tôi hẳn 1 căn biệt thự rộng rãi.

Ngày khánh thành nhà mới, tôi mời mọi anh em, hàng xóm tới ăn cỗ tân gia. Ai đến chúc mừng cũng cảm thấy ghen tị với cuộc sống của tôi. Những vất vả nhọc nhằn khi nuôi 3 đứa con của vợ chồng tôi cũng đã được đền đáp xứng đáng.

Lưu Ly

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên