Bác sĩ bệnh viện K: Quan niệm ung thư "không thuốc chữa" khiến nhiều bệnh nhân khổ sở chịu đau đớn
Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư, người bệnh có thể chết vì suy kiệt, đau. Yếu tố tâm lý tác động rất lớn đến mức độ đau đớn và sự phát triển của bệnh ung thư. Các biện pháp giảm đau, khích lệ tinh thần cần được lồng ghép trong suốt quá trình điều trị.
- 27-06-2017Bị ung thư, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ vẫn sống khoẻ gần 30 năm nhờ một quyết định đúng
- 27-06-2017Nghiên cứu mới: Không phải do thực phẩm bẩn hay môi trường ô nhiễm, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư là do lỗi sao chép DNA
- 27-06-2017Lý do người Việt Nam thuộc nhóm dễ mắc ung thư vòm họng nhất thế giới
- 26-06-2017Ung thư dạ dày: Những lời khuyên cần biết để không khiến bệnh trầm trọng hơn
- 25-06-2017Loại quả chống ung thư, giải độc gan, thận có nhiều ở Việt Nam: Bạn nên dùng đều đặn hàng ngày
Đối với bệnh nhân ung thư, đau là một dấu hiệu thường gặp. Ở các nước phát triển, việc chăm sóc để giảm các triệu chứng đau cho bệnh nhân ung thư được lồng ghép vào suốt quá trình điều trị bệnh. Còn ở nước ta, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vì thế, nhiều bệnh nhân vẫn phải chịu đau đớn, nhất là ở giai đoạn cuối của bệnh.
Trong chương trình Cùng bạn sống khỏe được phát trên kênh VOV FM89, bác sĩ Nguyễn Phi Yến, phó trưởng khoa điều trị chống đau, bệnh viện K chia sẻ những phương pháp giúp gia đình và người thân chăm sóc để hạn chế đau đớn cho bệnh nhân ung thư.
Trầm cảm là nhân tố khiến bệnh nhân ung thư đau đớn hơn
Ở Việt Nam, việc chăm sóc điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư chưa được quan tâm thỏa đáng. Một phần, do các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và ít người có đủ điều kiện kinh tế để sử dụng các thuốc giảm đau đắt tiền. Thêm vào đó nhiều người có quan niệm, ung thư là căn bệnh không có thuốc chữa. Nên khi phát hiện ung thư, bệnh nhân thường chấp nhận chịu đau đớn mà không tìm hiểu và áp dụng các liệu pháp điều trị giảm đau.
"Đó là một suy nghĩ tiêu cực từ phía bệnh nhân và người thân. Khi người ta bị đau, các vấn đề nảy sinh như khó khăn trong ăn uống, trò chuyện, mất ngủ... Từ đó gây ra các hệ lụy phía sau như trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư bị trầm cảm rất cao, do họ vừa phải chịu đựng bệnh tật, đau đớn vừa có tâm lý bi quan".
Yếu tố tinh thần của chính người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và cải thiện tình trạng bệnh, giúp họ biết cách thoát ra khỏi bệnh tật. Trung bình, cứ 10 bệnh nhân thì có 6 người có triệu chứng trầm cảm, trong đó có 4 người trầm cảm ở mức độ nặng.
"Phương châm của khoa điều trị chống đau là đừng cố thêm ngày vào sự sống, hãy thêm sự sống mỗi ngày. Các bệnh nhân nên điều chỉnh tâm lý để sống mỗi ngày trong sự thoải mái, tích cực, có ý nghĩa. Để làm được điều đó, bản thân bệnh nhân phải biết cách khống chế cơn đau của mình, điều chỉnh tinh thần. Điều đó cũng cần sự phối hợp của người bệnh với gia đình và các nhân viên y tế", theo bác sĩ Nguyễn Phi Yến.
Giảm đau cho bệnh nhân ung thư bằng cách nào?
Tinh thần lạc quan và sự quan tâm của người thân hỗ trợ việc giảm đau đớn trong điều trị ung thư.
Nguyên nhân của sự đau đớn do chính khối u gây ra khi xâm lấn, tổn thương các tổ chức xung quanh, do các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, các tác dụng phụ của thuốc gây viêm dây thần kinh ngoại vi, các dư chấn của bệnh tật, chấn thương trước đó và đặc biệt là yếu tố tâm lý. Người bệnh càng căng thẳng, lo lắng thì càng đau đớn nhiều. Cơ thể họ suy kiệt do bệnh tật và chịu đựng các phương pháp điều trị. Các bác sĩ dựa vào mức độ đau đớn của bệnh nhân và thể trạng để chỉ định các biện pháp xoa dịu, dùng thuốc giảm đau.
Nhiều người cho rằng, dùng morphin là cách giảm đau duy nhất của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp kiểm soát, chống đau cho người bệnh rất đa dạng. Phương pháp chính là thuốc giảm đau, xoa bóp tại chỗ, phong bế thần kinh, đặt máy kích thích khiến xung điện dẫn đau ngừng lại...
"Người bệnh ung thư không nên lạm dụng morphin để giảm đau bởi các loại thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như suy gan, xuất huyết dạ dày, táo bón... Bởi vậy, dù tình trạng sức khỏe ra sao, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Các bác sĩ luôn cố gắng sử dụng phương pháp có thể giảm tối đa mức độ đau của người bệnh và hạn chế tác dụng phụ", bác sĩ Nguyễn Phi Yến nhấn mạnh.