MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ khuyến cáo 1 quy định ăn uống bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ để tránh đường huyết tăng vọt sau khi ăn

27-02-2022 - 23:12 PM | Sống

Mặc dù từng bệnh nhân tiểu đường có bệnh lý cụ thể sẽ được khuyến cáo những chế độ ăn khác nhau, nhưng chúng ta vẫn cần tuân thủ quy định trong ăn uống để kiểm soát đường huyết.

Thức ăn là một trong những thành phần quan trọng nuôi dưỡng chúng ta hàng ngày. Nhưng thức ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết. Ăn nhiều thực phẩm nhóm tinh bột sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Trong khi đó, với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng.

Vậy, thực phẩm có ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết như thế nào? Bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý gì trong chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết?

BS Dương Thị Phượng, Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế, BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ:

Thực phẩm có ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết như thế nào  

Chỉ số đường huyết được định nghĩa là lượng đường tăng lên trong máu sau khi ăn, đo lường được sau khi ăn 2 giờ tăng lên bao nhiêu. Mỗi thực phẩm có chỉ số đường huyết khác nhau. Trong dinh dưỡng, thực phẩm được chia thành các nhóm:

- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết rất cao: Bánh mì trắng, gạo trắng, miến dong...

- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình: Gạo lứt, khoai củ, hoa quả...

- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Khoai lang, khoai tây, táo, bưởi, lê...

- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cực thấp: Rau xanh.

Mỗi cá thể, thể trạng dinh dưỡng khác nhau sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ đái tháo đường cao thì cần nhu cầu năng lượng thấp hơn. Bệnh nhân suy dinh dưỡng, thấp cân thì nhu cầu có thể cao hơn...

Tuy nhiên, thay vì kiêng hoàn toàn thực phẩm tinh bột như sai lầm nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc phải thì nên chọn thực phẩm có lượng đường huyết thấp, hấp thu từ từ và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra, mặc dù đối với từng bệnh nhân tiểu đường có bệnh lý cụ thể sẽ được khuyến cáo những chế độ ăn khác nhau, nhưng chúng ta vẫn cần tuân thủ quy định trong ăn uống như sau:

- Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

- Ăn đa dạng thực phẩm trong một bữa ăn.

- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau xanh, vỏ trái cây, một số loại ngũ cốc...

Mục tiêu kiểm soát của những bệnh nhân đái tháo đường là lượng đường trong máu tăng từ từ, tránh tăng vọt sau ăn. Vì vậy, mọi người cần chú ý để đảm bảo sức khỏe của mình tốt nhất.

Bác sĩ khuyến cáo 1 quy định ăn uống bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ để tránh đường huyết tăng vọt sau khi ăn - Ảnh 2.
https://afamily.vn/bac-si-khuyen-cao-1-quy-dinh-an-uong-benh-nhan-tieu-duong-can-tuan-thu-de-tranh-duong-huyet-tang-vot-sau-khi-an-20220227162806854.chn

Theo HN

Pháp luật và Bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên