Bác sĩ khuyến cáo 1 quy định ăn uống bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ để tránh đường huyết tăng vọt sau khi ăn
Mặc dù từng bệnh nhân tiểu đường có bệnh lý cụ thể sẽ được khuyến cáo những chế độ ăn khác nhau, nhưng chúng ta vẫn cần tuân thủ quy định trong ăn uống để kiểm soát đường huyết.
- 26-02-2022Loại hạt này tốt ngang với insulin tự nhiên, là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
- 25-02-2022Loại thịt giúp ổn định đường huyết, là "thuốc quý" của bệnh nhân tiểu đường, lại bổ máu cho phụ nữ: Nhưng khi ăn cần ghi nhớ 1 điều quan trọng
- 25-02-2022Nêm nếm quá đà, 6 BỆNH TRỌNG rình rập: Nhẹ thì loãng xương, nhiễm trùng, nặng thì đau dạ dày, huyết áp cao, nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường cũng tăng
Thức ăn là một trong những thành phần quan trọng nuôi dưỡng chúng ta hàng ngày. Nhưng thức ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết. Ăn nhiều thực phẩm nhóm tinh bột sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên.
Trong khi đó, với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng.
Vậy, thực phẩm có ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết như thế nào? Bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý gì trong chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết?
BS Dương Thị Phượng, Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế, BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ:
Thực phẩm có ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết như thế nào
Chỉ số đường huyết được định nghĩa là lượng đường tăng lên trong máu sau khi ăn, đo lường được sau khi ăn 2 giờ tăng lên bao nhiêu. Mỗi thực phẩm có chỉ số đường huyết khác nhau. Trong dinh dưỡng, thực phẩm được chia thành các nhóm:
- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết rất cao: Bánh mì trắng, gạo trắng, miến dong...
- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình: Gạo lứt, khoai củ, hoa quả...
- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Khoai lang, khoai tây, táo, bưởi, lê...
- Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cực thấp: Rau xanh.
Mỗi cá thể, thể trạng dinh dưỡng khác nhau sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ đái tháo đường cao thì cần nhu cầu năng lượng thấp hơn. Bệnh nhân suy dinh dưỡng, thấp cân thì nhu cầu có thể cao hơn...
Tuy nhiên, thay vì kiêng hoàn toàn thực phẩm tinh bột như sai lầm nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc phải thì nên chọn thực phẩm có lượng đường huyết thấp, hấp thu từ từ và tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn.
Ngoài ra, mặc dù đối với từng bệnh nhân tiểu đường có bệnh lý cụ thể sẽ được khuyến cáo những chế độ ăn khác nhau, nhưng chúng ta vẫn cần tuân thủ quy định trong ăn uống như sau:
- Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn đa dạng thực phẩm trong một bữa ăn.
- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau xanh, vỏ trái cây, một số loại ngũ cốc...
Mục tiêu kiểm soát của những bệnh nhân đái tháo đường là lượng đường trong máu tăng từ từ, tránh tăng vọt sau ăn. Vì vậy, mọi người cần chú ý để đảm bảo sức khỏe của mình tốt nhất.
Pháp luật và Bạn đọc
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ