Loại thịt giúp ổn định đường huyết, là "thuốc quý" của bệnh nhân tiểu đường, lại bổ máu cho phụ nữ: Nhưng khi ăn cần ghi nhớ 1 điều quan trọng
Trong Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng, có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ chỉ khái, lương huyết, giải độc.
- 21-02-2022Loại quả quét sạch mỡ máu, giàu chất xơ, ngay cả bị tiểu đường cũng có thể ăn thường xuyên
- 20-02-2022Bé gái 13 tuổi mắc tiểu đường, chỉ số đường huyết 4 con số gây sốc, nguyên nhân đến từ thứ nước hầu hết trẻ nào cũng mê
- 19-02-2022Người có đường huyết cao "không làm 2" vào buổi trưa và "ít đụng 3" vào buổi tối sẽ giúp đường huyết từ từ hạ xuống, tuân thủ nghiêm túc không lo SÁT THỦ tiểu đường
Loại thịt giúp ổn định đường huyết , là "thuốc quý" của bệnh nhân tiểu đường
Có một loại thịt giàu đạm nhưng lại chứa lượng cholesterol rất thấp, lành tính với bệnh nhân tiểu đường đó chính là: Thịt thỏ!
Thịt thỏ là món ăn yêu thích của người Việt vì hương vị thơm ngon, ngọt mềm nhưng không phải ai cũng biết hết được những lợi ích mà loại thịt này mang lại. Thịt thỏ được mệnh danh là vua của các loại thịt.
Trong Đông y, thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng, có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ chỉ khái, lương huyết, giải độc. Thích hợp cho người suy kiệt gầy sút, mới ốm dậy, nôn ói, táo bón, đại tiện xuất huyết và đái tháo đường. Có tác dụng làm tăng hoạt tính của tế bào da, tăng tính đàn hồi của da, trẻ hóa da phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy thịt thỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protit, lipit, canxi, phốt pho, sắt, vitamin PP. Đặc biệt, một chiếc đùi thỏ, có thể cung cấp 30% omega-3 nhu cầu trong ngày (cao gấp 3 lần các loại thịt khác) và hầu như không có cholesterol. Ngoài ra, loại thịt này nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa hơn hẳn so với bò, lợn dê.
Nói về thịt thỏ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết đây thực sự là một món ăn ngon miệng và đem lại nhiều dinh dưỡng. Nếu biết tận dụng, thịt thỏ có thể trở thành món ăn/bài thuốc trị suy nhược, tiểu đường rất tốt.
Bài thuốc/món ăn điều trị đái tháo đường từ thịt thỏ:
Bài 1: Câu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Cho vào nồi rồi đổ nước hầm nhỏ lửa cho đến khi thỏ chín thì cho thêm gia vị… Ăn một lần trong ngày, dùng 10 ngày một đợt.
Bài 2: Thịt thỏ hầm với một số vị thuốc nam như thục địa, đương quy, xuyên khung, xích thược, hoàng kỳ, gia vị vừa đủ ăn, dùng trong ngày.
Ngoài ra, thịt thỏ có thể sử dụng theo những cách sau đây để đem lại lợi ích chữa bệnh
1. Trị suy nhược cơ thể sau khi bệnh, phụ nữ huyết hư, gầy yếu
Cách làm: Thịt thỏ 120g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g, táo đỏ 30g, câu kỷ tử 15g cùng với hành, gừng, rượu vang, muối. Đem các nguyên liệu trên đi nấu thành canh ăn. Khi ăn thì bỏ hành, gừng, ăn thịt thỏ uống nước canh.
2. Bổ máu
Những người bị thiếu máu nên ăn nhiều thịt thỏ bởi nó có chứa nhiều vitamin B12, rất cần thiết cho người thiếu máu, bồi bổ hệ thần kinh. Ngoài ra, thịt thỏ còn chứa nhiều sắt, vitamin B… vô cùng tốt cho người cao niên, phụ nữ sau sinh. Các món giúp bổ máu từ thịt thỏ: thịt thỏ hấp, thỏ xào sả ớt, thỏ sốt vang, thỏ roti...
3. Tốt cho phụ nữ huyết hư, gầy yếu
Cách làm: Chuẩn bị thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo tàu (20g), dùng nóng. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, cứ 10 ngày là một liệu trình. Có thể nghỉ vài ngày rồi tiếp tục cho đến khi phục hồi sức khỏe.
4. Trị gầy còm, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối
Cách làm: Dùng thịt thỏ 500g, mè (vừng) đen 30g, hành, gừng, muối, dầu vừng, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn thịt.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thịt thỏ
Người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục... không nên ăn thịt thỏ kẻo có thể gây ra các tác dụng phụ. Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với các loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy. Cần tránh ăn thịt thỏ cùng củ cải, rau cải vì dễ trúng độ.
Nhịp sống Việt
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường