Báo Nhật viết gì về việc Adayroi và VinPro đóng cửa?
"Ngoại trừ bất động sản, các lĩnh vực khác của Vingroup sắp kết thúc thời gian đầu tư và bắt đầu vào giai đoạn khai thác, vì vậy Vingroup sẽ phải chọn cách giảm áp lực duy trì lợi nhuận cho cả lĩnh vực bán lẻ và công nghiệp", một cố vấn chiến lược và tăng trưởng kinh doanh độc lập nói với Nikkei.
- 19-12-2019Người châu Á nghĩ gì về lao động nhập cư?
- 19-12-2019"Thờ ơ" với du lịch Nhật, khách Hàn đổ về Việt Nam
- 18-12-2019Nikkei: Dòng người di cư lên thành phố không có lỗi, hãy tối ưu quá trình đô thị hóa
Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup chuẩn bị rời khỏi hoạt động kinh doanh bán lẻ truyền thống. Vingroup cho biết hôm 18/12 rằng: Trung tâm thương mại điện tử Adayroi sẽ sáp nhập hoàn toàn vào Công ty cổ phần VinID kể từ ngày 31/12/2019 và Công ty VinPro dự kiến sẽ chính thức dừng hoạt động trong tháng 12/2019.
Động thái mới nhất nhằm đóng cửa VinPro, chuỗi bán lẻ thiết bị gia dụng của Vingroup với khoảng 80 cửa hàng, diễn ra tại thời điểm 2 tuần sau khi tập đoàn cho biết họ sẽ rút khỏi hoạt động kinh doanh siêu thị và cửa hàng tiện lợi khi sáp nhập Vincommerce với Masan Group. Masan sẽ nắm quyền kiểm soát Vinmart, Vinmart+ và VinEco trong khi Vingroup sẽ vẫn là cổ đông, theo thỏa thuận đó.
Báo cáo tài chính của Vingroup đã báo lỗ trong phân khúc bán lẻ, bao gồm hoạt động của siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi điện tử và Adayroi - trang web thương mại điện tử của tập đoàn trong vài năm qua. Theo báo cáo của tập đoàn, Vingroup đã công bố doanh thu 121,8 nghìn tỷ VND và lợi nhuận ròng 6 nghìn tỷ VND trong năm 2018.
Những thay đổi này là động thái tiếp theo trong lộ trình cơ cấu lại toàn bộ khối bán lẻ của tập đoàn này theo chiến lược tập trung cho các lĩnh vực mũi nhọn là công nghệ và công nghiệp như đã tuyên bố trước đó. Đầu tháng 12, Phó Chủ tịch kiêm CEO Nguyễn Việt Quang nói với Nikkei Asian Review rằng: "Vingroup đã quyết định thay đổi chiến lược tăng trưởng để tập trung vào công nghệ và công nghiệp, với tham vọng mở rộng toàn cầu".
Tập đoàn này gần đây đã bắt đầu sản xuất tivi, sau khi ra mắt một thương hiệu điện thoại thông minh vào năm ngoái, và triển khai thương hiệu xe hơi Việt Nam đầu tiên. Năm 2017, Vingroup tuyên bố sẽ gia nhập ngành công nghiệp ô tô và sản xuất thiết bị thông minh. Họ đã tung ra chiếc xe thương hiệu VinFast đầu tiên của mình vào tháng 6.
Điện thoại thông minh thương hiệu VinSmart không chỉ ở Việt Nam mà hiện còn có bán ở Tây Ban Nha, Myanmar và Nga. Smart TV đã ra mắt tại Việt Nam vào cuối tuần trước, trong khi các thiết bị khác bao gồm điện thoại thông minh thế hệ thứ năm và các thiết bị gia dụng được kết nối đang nằm trong kế hoạch của công ty này.
Vingroup cũng có kế hoạch sản xuất xe điện đầu tiên vào năm 2020. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News tuần trước, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập và chủ tịch của Vingroup, cho biết ông rất muốn đầu tư 2 tỷ USD vào xe điện, hy vọng sẽ xuất khẩu VinFast EVs sang Mỹ
Các nhà phân tích cho biết VinPro, gia nhập thị trường vào năm 2015, không thể cạnh tranh với các đối thủ khác, bao gồm chuỗi Điện Máy Xanh - có hơn 1.000 cửa hàng trong nước.
"Ngoại trừ bất động sản, các lĩnh vực khác của Vingroup sắp kết thúc thời gian đầu tư và bắt đầu vào giai đoạn khai thác, vì vậy Vingroup sẽ phải chọn cách giảm áp lực duy trì lợi nhuận cho cả lĩnh vực bán lẻ và công nghiệp", một cố vấn chiến lược và tăng trưởng kinh doanh độc lập nói với Nikkei.