Bệnh viện ở Vũ Hán quá tải, người dân xếp hàng 7 tiếng đồng hồ dù đang sốt cao
Nhiều chuyên gia cho rằng những hàng dài xếp hàng trước các bệnh viện để được kiểm tra và điều trị có nghĩa là tình hình dịch bệnh có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các con số thống kê chính thức.
- 03-02-2020Trung Quốc cáo buộc Mỹ lan truyền nỗi sợ hãi về dịch bệnh virus corona
- 03-02-2020Trung Quốc phát hiện virus corona trên tay nắm cửa
- 03-02-2020Virus corona: Bên trong bệnh viện dã chiến 1.000 giường vừa được xây dựng "thần tốc" tại Vũ Hán
Bị sốt cao nhưng An Jianhua đã phải xếp hàng tới 7 tiếng đồng hồ bên ngoài bệnh viện, trong thời tiết giá rét, để được xét nghiệm xem bà có mắc phải virus corona mới hay không, dù bà được các bác sĩ nghi ngờ là đã nhiễm bệnh.
Bà An (67 tuổi), cần kết quả chẩn đoán chính thức từ 1 bệnh viện để đạt đủ điều kiện được điều trị. Nhưng cuối tuần trước bà và con trai đã đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác mà không được tiếp nhận, thậm chí còn không được kiểm tra vì các bệnh viện đều đã quá tải. Cuối cùng bà được truyền tĩnh mạch, nhưng đó là tất cả những gì họ nhận được.
Kể từ đó đến nay, bà An tự cách ly tại nhà. Hai mẹ con ăn riêng, đeo khẩu trang và khử trùng căn hộ. Sức khỏe của bà nhanh chóng đi xuống.
"Tôi không thể để mẹ mình chết ngay tại nhà, ngày nào tôi cũng khóc, nhưng chẳng có giọt nước mắt nào. Chúng tôi không còn hi vọng", người con trai He Jun nói.
Trong khi các quốc gia đều đang chạy đua đối phó với dịch bệnh đã bắt đầu lây lan ra toàn cầu, đe dọa khiến nền kinh tế thế giới xáo trộn, có thể nói người dân Vũ Hán hàng ngày đều đang phải vật lộn trực tiếp với dịch bệnh đã khiến 4.100 người ốm và giết chết 224 người ở chỉ riêng thành phố này.
Cuối tháng 1, nhằm quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh, Trung Quốc ra lệnh cách ly hoàn toàn Vũ Hán, cấm gần như mọi phương tiện công cộng và tư nhân di chuyển trên đường phố. Giờ đây nhiều người dân Vũ Hán cho rằng họ gần như không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế mà họ rất cần đến ngay lúc này để điều trị, hoặc thậm chí là chẩn đoán họ có mắc virus mới hay không.
Các bác sĩ cho biết họ bị thiếu các bộ xét nghiệm và những thiết bị y tế khác. Giao thông bị cấm cản khiến một số người dân phải đi bộ tới vài giờ để có thể đến được bệnh viện. Xe cấp cứu cũng thiếu hụt, có người gọi điện đến số điện thoại cấp cứu những chỉ nhận được câu trả lời là có hàng trăm người đang xếp hàng đợi.
Nhiều chuyên gia cho rằng những hàng dài xếp hàng trước các bệnh viện để được kiểm tra và điều trị có nghĩa là tình hình dịch bệnh có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các con số thống kê chính thức. Những người được bệnh viện tiếp nhận cho biết họ phải đợi hàng giờ trong phòng chờ, nơi nguy cơ lây nhiễm rất cao.
"Tình hình mà chúng tôi chứng kiến tồi tệ hơn nhiều so với các báo cáo chính thức", Long Jian, 32 tuổi, người có bố đang được điều trị tại bệnh viện, nói. Long cho biết bố anh đã phải chuyển qua 6 bệnh viện và đợi 7 ngày mới có thể được xét nghiệm.
"Những người được điều trị tại bệnh viện là rất may mắn, quanh nhà tôi có nhiều người không được như vậy và đã qua đời tại nhà riêng", Long nói. Trong bệnh viện nơi bố anh đang điều trị, những chiếc giường xếp dọc hàng lang chật hẹp bên ngoài phòng cấp cứu. Một người đàn ông thậm chí đang được truyền ngay trong xe ô tô của mình.
Theo thông báo chính thức hôm 24/1, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ sẽ được khuyến khích tự cách ly tại nhà, còn những người nặng hơn thì được ủy ban y tế địa phương xác nhận và sắp xếp xe cấp cứu để chuyển đến bệnh viện. Trên cả thành phố 11 triệu dân có khoảng hơn 20 bệnh viện chuyên điều trị virus corona. Nhưng trên thực tế quá trình này rất mất thời gian, và tiêu chuẩn về "triệu chứng nặng" đang được đặt ở mức quá cao, vì thế đa phần người dân bỏ cuộc và chọn cách khổ cực xếp hàng tại bệnh viện.
Amy Hu cho biết me cô (64 tuổi) đi khám từ 10 ngày trước, sau khi xuất hiện các dấu hiệu sốt, ho, thở gấp và tiêu chảy. Bác sĩ chẩn đoán bà đã nhiễm virus mới, nhưng hiện chưa thể làm xét nghiệm cần thiết để khẳng định điều này. Không được xét nghiệm, mẹ cô cũng không thể nhập viện và phải tự theo dõi ở nhà.
Hi vọng đang được đặt vào 2 bệnh viện dã chiến được gấp rút xây dựng chỉ trong vài ngày, trong đó có 1 bệnh viện quy mô 1.000 giường vừa mở cửa vào hôm nay. Chính phủ cho biết 1.400 nhân viên y tế của quân đội sẽ được điều động đến đó làm việc.
Nhưng đối với một số người như Gan Hanjiang, chừng đó là chưa đủ nhanh. Tháng trước, bố anh sốt cao và ho. Ông được xét nghiệm nhưng kết quả là âm tính. 10 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, ông đã qua đời. Bệnh viện cho rằng nguyên nhân là "viêm phổi nghiêm trọng", nhưng Gan tin rằng bố anh đã mắc phải virus corona. Mới đây một vài chuyên gia đã khẳng định cần đến vài bước xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác.
Tham khảo New York Times
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai