"Biệt đội giải cứu quốc gia" đã đưa thị trường chứng khoán Trung Quốc thoát khỏi "cái búng tay" của ông Trump như thế nào?
Chứng khoán Trung Quốc chứng kiến đà tăng mạnh vào phiên chiều ngày 10/5, bất chấp thông báo chính thức nâng thuế từ Mỹ.
- 10-05-2019Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt dù bị Mỹ đánh thuế
- 10-05-2019Chứng khoán toàn cầu mất 2,1 nghìn tỷ USD trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung
- 10-05-2019Chứng khoán Mỹ thêm một phiên lao đao, Dow Jones mất gần 140 điểm
Sau thông báo Mỹ chính thức tăng thuế đối với 200 tỷ hàng hoá, các quỹ nhà nước Trung Quốc chính thức "nhảy vào" thị trường, tích cực mua cổ phiếu nội địa trong phiên chiều ngày thứ Sáu để khắc phục tình trạng lao dốc "không phanh".
Các quỹ nhà nước đã can thiệp ngay sau kết thúc giờ nghỉ trưa, khi đó Shanghai Composite đã mất 0,4% dù tăng 2,6% trong phiên sáng, theo một nguồn thạo tin. Điều này cũng có thể lý giải tại sao biến động của Trung Quốc trong ngày hôm nay lại có hình chữ V.
Đến cuối phiên, Shanghai Composite lấy lại được đà tăng, tăng 3,1%. Ngược lại, chứng khoán Nhật Bản dù khởi sắc trong phiên sáng nhưng lại đỏ lửa khi những lo ngại về mâu thuẫn thương mại được đẩy lên cao.
Sau khi Mỹ tuyên bố sẽ nâng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, chính quyền nước này cũng ngay lập tức đáp trả, cho biết sẽ có "biện pháp đối phó" cần thiết. Giới đầu tư cũng trông đợi Trung Quốc đưa ra phản ứng về chính sách hỗ trợ kinh tế, đặc biệt là khi số liệu kinh tế được công bố hôm thứ Năm cho thấy tăng trưởng tín dụng của quốc gia này đã chậm lại trong tháng 4.
Các quỹ nhà nước được cho là đã chủ động mua cổ phiếu nội địa từ hồi đầu tuần này, khi thị trường Trung Quốc lao dốc mạnh sau dòng tweet đe doạ của ông Trump. Dẫu vậy, những biện pháp này lại chưa đủ hiệu quả để kìm chế đà giảm 5,6% của Shanghai Composite hôm thứ Hai, đà giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016. Hiện tại, Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vẫn chưa phản hồi về thông tin trên.
Vậy "biệt đội giải cứu" thị trường chứng khoán Trung Quốc là gì và họ "cao tay" đến thế nào?
1. "Biệt đội giải cứu quốc gia" là gì?
Đó là biệt danh dành cho một nhóm các công ty được nhà nước hậu thuẫn, được chính quyền Trung Quốc chỉ định mua cổ phiếu trong thời điểm thị trường biến động mạnh. Các tập đoàn nhà nước đã mua cổ phiếu nội địa từ rất lâu, trước vụ nổ "bong bóng" hồi năm 2015. Tuy nhiên, đà sụt giảm thẳng đứng khi ấy - Shanghai Composite mất tới hơn 40% từ đỉnh trong 2 tháng rưỡi, đã hồi phục.
2. "Tay đấu" chính gồm những ai?
Goldman Sachs miêu tả "biệt đội" này là một nhóm được chính phủ hậu thuẫn, được thành lập trong cuộc khủng hoảng năm 2015, hoặc "những công ty đã hoạt động trước sự sụp đổ của thị trường nhưng vẫn tích cực nắm giữ cổ phiếu loại A trong thời điểm biến động mạnh". Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng những công ty dưới đây là "tay đấu" chính:
· China Securities Finance Corp: thành lập năm 2011 nhằm cấp vốn cho các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao.
· Central Huijin Investment: thành lập năm 2003, một nhánh của quỹ đầu tư quốc gia, với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp tài chính nhà nước.
· Central Huijin Asset Management: thành lập trong giai đoạn biến động năm 2015 với mục đích mua vào cổ phiếu.
· Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (State Administration of Foreign Exchange – SAFE), một bộ phận của PBOC.
· Quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc - National Social Security Fund.
· Cùng với đó là một số công ty môi giới được chính phủ hậu thuẫn.
3. "Biệt đội" này lợi hại đến thế nào?
Các chuyên gia thị trường đã nhắc đến động thái mua cổ phiếu của những "tay to" sẽ giúp tâm lý thị trường phần nào ổn định hơn khi có nhiều mối lo ngại xuất hiện. Điều này đặc biệt quan trọng ở Trung Quốc, một thị trường hiếm khi dựa vào các nhà đầu tư nhỏ lẻ. "Biệt đội giải cứu quốc gia" đã giúp thị trường xác định được mức đáy hồi đầu năm 2016. Và giờ đây, họ lại tiếp tục thực hiện việc này thêm một lần nữa.