MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bốn sản phẩm mang lại lợi thế cho Trung Quốc trong chiến tranh thương mại

12-11-2018 - 19:27 PM | Tài chính quốc tế

Đây là 4 sản phẩm cho thấy sự phức tạp mà các doanh nghiệp đang gặp "bế tắc" giữa cuộc chiến của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm pin sạc, tấm pin mặt trời, các thiết bị giảm đau và bồn tắm nước nóng.

Mỹ và Trung Quốc sẽ đứng trên bờ vực của một cuộc Chiến tranh lạnh mới nếu hai quốc gia này không thể giải quyết những bất đồng trong chiến lược, với sự cảnh báo của các chuyên gia, như cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Hank Paulson.

Trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 30 tháng 11 đến 1 tháng 12 tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra dấu hiệu rằng ông đã sẵn sàng cho sự đồng thuận khi đàm phán. Tuy nhiên, ngay cả sự khác biệt sâu sắc của hai bên được khắc phục, thì bất kỳ tín hiệu hoà bình nào cũng sẽ phải mất đến hàng tháng để giải quyết và không thể đền bù cho các công ty ngay lập tức sau những đợt đáp trả thuế quan đầy căng thẳng.

Kết quả là, các công ty trên toàn thế giới đang bị buộc phải tái kiểm tra địa điểm sản xuất và mua các sản phẩm, linh kiện, với sự tập trung vào những gì đã trở thành rủi ro lâu dài đối với mô hình kinh doanh của họ. Hơn nữa, khi họ làm như vậy thì một thực tế đang nổi lên, rằng bất kỳ hoạt động di chuyển chuỗi cung nào cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn và rắc rối hơn so với lập luận "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump.

Dưới đây là 4 sản phẩm cho thấy sự phức tạp mà các doanh nghiệp đang gặp "bế tắc" giữa cuộc chiến của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việc nhìn nhận chặt chẽ về các chuỗi cung ứng này cho thấy sự kiểm soát nguyên liệu thô, lợi thế cạnh tranh và khả năng tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước của Trung Quốc, cũng như thuế quan và những đợt đáp trả đã ảnh hưởng tới giá của các sản phẩm trên khắp thế giới.

Pin Lithium

Chiến tranh thương mại của chính quyền Trump trực tiếp nhắm vào kế hoạch "Made in China 2025" của Bắc Kinh. Trong danh sách của kế hoạch này, những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu bao gồm: xe điện và tất cả những sản phẩm đi kèm, có cả pin lithium. Những cục pin này là một ví dụ điển hình về việc di dời chuỗi cung ứng khó khăn đến thế nào.

Hiện tại, các loại pin sạc của Mỹ hầu hết dựa vào những nhà sản xuất nước ngoài, đây là một sản phẩm mà Lầu Năm Góc coi là một mối lo ngại tiền ẩn về an ninh quốc gia đối với sự phụ thuộc của Mỹ vào các chuỗi cung ứng quốc tế.

Các nhà sản xuất ở Trung Quốc đã "thống trị" trong lĩnh vực sản xuất pin lithium và tiếp tục mục tiêu này trong vài năm tới. Trung Quốc hiện chiếm hơn 113 nghìn giờ megawatt trong tổng số 175 nghìn hiệu suất sản xuất trên toàn thế giới, trong khi đó Mỹ chiếm hơn 30 nghìn megawatt giờ, theo Bloomberg. Hơn nữa, hiệu suất của Trung Quốc dự kiến cũng sẽ tăng cao, có khả năng sẽ tăng gấp 3 lần trong 3 năm tới.

Trung Quốc cũng kiểm soát một phần đáng kể của thị trường đối với nguyên liệu thô được sử dụng trong pin lithitum, trong đó có lithium đã qua xử lý. Những "ông lớn" như Apple và Tesla đã "tranh giành" để có được nguồn của các kim loại như cobalt và lithium từ các nhà cung cấp ở những quốc gia khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đã vận động chính quyền loại trừ thuế quan đối với pin và các nguyên liệu thô.

Washington đã chấp thuận và loại bỏ những nguyên liệu thô này ra khỏi danh sách thuế quan 200 tỷ USD vào cuối tháng 9. Đến nay, giá thành của pin lithium cũng đã giảm. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ thay đổi và ông Trump sẽ đưa ra những lời đe doạ khác đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ biến tần năng lượng mặt trời (Solar Inverters)

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan Trump. Chính quyền Mỹ đầu năm nay đã áp đặt mức thuế "bảo vệ" tạm thời đối với những tấm năng lượng mặt trời nhập khẩu. Vào tháng 9, bộ biến tần cũng được thêm vào danh sách áp thuế.

Theo John Smirnow, cố vấn trưởng của Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời, phần lới những bộ biến tần được sử dụng ở Mỹ đều đến từ Trung Quốc. Điều này sẽ thay đổi trong vài tháng tới, nhưng chỉ bởi một số công ty Trung Quốc đang di chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Việc này sẽ khiến mức giá nhập khẩu vào Mỹ sẽ cao hơn khoảng 1/4.

Lựa chọn thay thế cho thuốc giảm đau opioid

Đối với Omron, một tập đoàn chế tạo robot, phụ tùng ôtô và thiết bị y tế của Nhật, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây ra những khó khăn cho họ khi đang giúp người Mỹ tìm kiếm cách thức giảm đau và họ băn khoăn không biết có nên tiếp tục nữa hay không.

Thiết bị "kích thích thần kinh bằng xung điện qua da", hay còn gọi là "TENS", hiện đang được bày bán tại Mỹ là một lựa chọn khác cho những loại thuốc giảm đau opoid có tính gây nghiện cao. Thiết bị này cũng được sản xuất tại Trung Quốc và đến tháng 9 cũng phải chịu mức thuế 10%. Năm ngoái, doanh thu đến từ các thiết bị TENS của Omron tại Mỹ là khoảng 10 đến 12 triệu USD và chỉ chiếm 1/10 doanh thu toàn cầu.

Việc di chuyển hoạt động sản xuất nhà máy từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ mất nhiều năm và liên quan đến quá trình phê duyệt rất phức tạp. Hơn nữa, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã diễn ra trong 1/4 thế kỷ và cho thấy đây là một lựa chọn không hề thực tế. Các nhà bán lẻ như Walgreens và Walmart cũng miễn cưỡng đồng tình với ý tưởng tăng giá sản phẩm.

Bồn tắm nước nóng

Tình huống trớ trêu mà nhà sản xuất bồn tắm nước nóng của Trung Quốc - Shenzhen Kingston Sanitary Ware đã cho thấy tất cả các bên đều bị tổn hại bởi chiến tranh thương mại. Kingston không cung cấp sản phẩm cho Mỹ nhưng lại bị ảnh hưởng bởi mức thuế 10% của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu các bảng điều khiển và vỏ acrylic do Mỹ sản xuất, những phần này chiếm đến 65% chi phí của sản phẩm.

Với động thái tăng thuế quan lên 25% vào tháng 1 tới và Trung Quốc có khả năng sẽ trả đũa, thì ông Cash Liu - giám đốc bán hàng của công ty - cho biết, Kingston đang cung cấp cho khách hàng hiện tại, chủ yếu đến từ châu Âu và Úc, một lựa chọn khác. Họ có thể chuyển sang sử dụng bảng điều khiển được sản xuất tại Canada và vỏ acrylic sản xuất ngay tại Trung Quốc.

Số 40% khách hàng muốn "gắn bó" với các thành phần do Mỹ sản xuất, thì họ sẽ phải chịu mức giá cao hơn. 60% còn lại sẵn sàng cho những lựa chọn khác thay vì Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ phải chịu tổn thất. Liu cho biết biên lợi nhuận của Kingston đã thấp xuống mức 10% và mức thuế cao hơn sẽ là mối đe doạ đối với toàn bộ ngành công nghiệp. Ông nói: "Đối với chúng tôi, đó là một cú sốc lớn."

Hương Giang

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên