MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Burnout - hội chứng dễ cướp đi mạng sống: BS cảnh báo nhóm người dễ mắc trong cuộc chiến chống "giặc" COVID-19 ở Việt Nam

30-06-2021 - 19:42 PM | Sống

Burnout - hội chứng dễ cướp đi mạng sống: BS cảnh báo nhóm người dễ mắc trong cuộc chiến chống "giặc" COVID-19 ở Việt Nam

Cuộc chiến với "giặc" COVID-19 tại Việt Nam đã kéo dài gần 2 năm, một trong những người phải chịu sức ép lớn nhất trong cuộc chiến này không ai khác chính là nhân viên y tế (NVYT).

3 vấn đề sức khỏe tâm thần dễ phát sinh trong mùa dịch ở nhân viên y tế

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện E (Hà Nội) tỏ ra rất lo ngại cho sức ép của dịch bệnh lên đội ngũ NVYT.

Trong cuộc chiến chống COVID-19 người mệt mỏi nhất, người cần được nghỉ ngơi nhất chính là nhân những VNYT trên tuyến đầu chống dịch.

Nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài, bác sĩ Chung nhận thấy đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế.

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra có 3 vấn đề nhân viên y tế hay gặp nhất: lo âu, trầm cảm, stress (căng thẳng). Tỷ lệ người gặp 3 vấn đề gồm lo âu, trầm cảm và căng thẳng có khi được ghi nhận lên tới mức lần lượt là 67,55%, 55,89% và 62,99%.

Bác sĩ Chung tin rằng ở những nơi hệ thống y tế bị "vỡ trận" thì tỷ lệ lo âu, trầm cảm và căng thẳng sẽ còn ở mức cao hơn.

Trong đó, y tá, lao động nữ, nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên y tế trẻ, NVYT làm trong khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao sẽ dễ gặp phải những vấn đề rối loạn trên nhiều nhất.

Burnout - hội chứng dễ cướp đi mạng sống: BS cảnh báo nhóm người dễ mắc trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh 1.

Cuộc chiến COVID kéo dài sẽ khiến cho nhân viên y tế dễ bị đuối sức.

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến sức khoẻ tâm thần của NVYT. Tuy nhiên, bác sĩ Chung tin rằng số lượng NVYT tại Việt Nam gặp phải các vấn đề như: trầm cảm, lo âu, stress là không hề nhỏ.

Một trong những rối loạn thường gặp nhất đối với NVYT trong mùa dịch bệnh chính là stress. Stress đối với cơ thể: cơ thể chịu nóng trong bộ đồ bảo hộ, nhiều công việc cần giải quyết, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn tới: kiệt sức (burnout), mất ngủ, đau đầu, mất tập trung, giảm trí nhớ...

Và các stress tinh thần: lo sợ bị nhiễm bệnh, áp lực từ người bệnh cần được điều trị, người được cách ly, luôn trong trạng thái sẵn sàng điều động chống dịch, bị khiển trách – phạt khi không may làm sai, và nỗi nhớ người gia đình – người thân,… Tình trạng này kéo dài không chỉ làm giảm hiệu suất lao động – học tập mà còn tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm.

Những điều cần làm để giảm bớt tình trạng căng thẳng khi làm việc

- Hiểu rằng mỗi việc mình đang làm được thúc đẩy bằng ý nghĩa công việc của mình là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, an toàn cho xã hội và cả chính những người thân yêu của mình. Đó là một nhiệm vụ cao cả.

- Cần ăn đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lí; tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác; ngủ đủ và đúng nhịp sinh học sẽ giúp bạn hạn chế căng thẳng;

- Duy trì lối sống tinh thần lành mạnh: bằng cách thiết lập các mối quan hệ có lợi, giúp đỡ lẫn nhau ngay cả trong khu cách ly.

Theo bác sĩ Chung, việc dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ tinh thần của NVYT tham gia chống dịch.

Do vậy để NVYT không rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu, stress cần phải hỗ trợ cho họ. Cũng như tuyên truyền để mỗi người dân có ý thức hợp tác, ủng hộ công việc của họ.

"Trong số đó, biện pháp tối ưu cần hướng tới là Việt Nam cần phải sớm có vắc xin để cuộc sống sớm quay trở lại trạng thái bình thường như trước đây. Chỉ có như vậy NVYT mới tránh rơi vào trầm cảm, lo âu, stress do dịch bệnh kéo dài", bác sĩ Chung nói.

Bác sĩ Chung lưu ý thêm khi NVYT gặp bất cứ những triệu chứng rối loạn như: mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi nhiều, lo âu… thì nên đi khám sớm để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Theo Ngọc Minh

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên