MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần tăng quyền cho cổ đông trong tổ chức tín dụng

12-10-2017 - 20:44 PM | Tài chính - ngân hàng

Sáng 12/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức hội thảo Góp ý Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng.

Sáng 12/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức hội thảo Góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng với sự tham gia của đại diện ngân hàng, tổ chức tín dụng, tòa án, viện kiểm sát và chuyên gia kinh tế.

Các đại biểu dự hội thảo đồng ý với nhiều điều khoản: Tăng quyền cho cổ đông, người gửi tiền và ngân hàng nhà nước...
Các đại biểu dự hội thảo đồng ý với nhiều điều khoản: Tăng quyền cho cổ đông, người gửi tiền và ngân hàng nhà nước...

Các đại biểu dự hội thảo đồng ý với nhiều điều khoản của Luật Các tổ chức tín dụng đang được đưa vào sửa đổi. Tuy nhiên, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung cần có phần giải thích rõ khái niệm thế nào là “phá sản”, “mất khả năng chi trả”, “mất khả năng thanh toán”, chứ không thể khi sự cố xảy ra thì lại phải gắn kết với các luật để giải thích.

Luật sửa đổi lần này cần có điều khoản đặt tổ chức tín dụng trong diện kiểm soát đặc biệt, tăng quyền cho cổ đông, người gửi tiền và ngân hàng nhà nước.

Cụ thể như, điều 61 cần bổ sung quy định ngân hàng nhà nước khi phát hiện nội dung nghị quyết của đại hội đồng cổ đông vi phạm thì có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng tổ chức lại đại hội cổ đông để hủy bỏ hoặc sửa đổi nghị quyết. Nếu tổ chức tín dụng không chấp hành thì ngân hàng nhà nước có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ nghị quyết. Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành quy định: khi có nguy cơ không chi trả được thì tổ chức tín dụng chủ động báo cáo với ngân hàng nhà nước... là không khả thi, cần được sửa.

Về tăng quyền cho cổ đông, người gửi tiền, ông Nguyễn Công Phú, Thẩm phán Tòa án Nhân dân TP HCM cho rằng: "Điều 53 quy định về quyền của cổ đông phổ thông thì không có một quyền rất quan trọng mà tòa án hay phải xử lý quyền này. Đó là “quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông”. Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 đều có quy định nhưng Luật Các tổ chức tín dụng lại không đưa quyền này vào. Đây là quyền rất chính đáng của cổ đông"./.

Theo Minh Hạnh

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên