Câu nói cửa miệng quen thuộc vô tình cản đường tài lộc: Vậy mới hiểu thế nào là “ếch chết tại miệng”
Không phải ai khác, chính bản thân mới là người ngăn chúng ta đến với thành công. Đáng tiếc, lối tư duy này nhiều người đang mắc phải.
Làm thế nào để phá hủy cơ hội thành công của bạn?
Quá dễ dàng! Hầu hết mọi người chỉ bỏ lỡ cơ hội hoặc vô tình không nhận ra nó. Thế nhưng, điều đáng sợ hơn là những từ ngữ "chết người" có thể phá hủy cơ hội thành công của bạn.
Vì vậy, có những câu nói có thể đẩy bạn ngã khỏi vị trí hiện tại.
Trước hết, hãy bắt đầu với bốn từ giới hạn tiềm năng của bạn.
"Tôi biết điều đó"
Trên thực tế, nếu bạn không trải qua, bạn không thể biết được. Bạn có thể đã đọc về nó, bạn có thể đã thấy nó, bạn có thể đã nói về nó. Nhưng bạn hoàn toàn không BIẾT nó.
Vì vậy, đừng bao giờ nói "Tôi biết điều đó". Mọi người thường để cái "TÔI" cản đường thành công của chính mình. Rất dễ dàng để nói: "Tôi biết điều này" hoặc "Tôi biết điều đó". Nhưng điều bạn không ngờ đến là những lời này gây ra những tác hại như thế nào.
Bốn từ đó rất nguy hiểm vì chúng có thể phá hủy tiềm năng và thành công của chúng ta. Khi bạn nói "Tôi biết điều đó", não của bạn sẽ ngừng hoạt động. Bạn không nghe nữa vì bạn nghĩ rằng bạn không cần nghe thêm nữa. Bạn không còn chú ý nữa. Khi bạn không chú ý, bạn đang bỏ lỡ cơ hội để học hỏi.
Chúng ta không sinh ra đã trở thành những bậc vĩ nhân. Chúng ta học hỏi từ Napoleon Hill và các doanh nhân, những người từng trải và từ những cuốn sách như Think and Grow Rich. Nhưng điều đó không thể khẳng định rằng chúng ta đã biết tất cả.
Một vấn đề khác, giả sử bạn đã biết, nhưng nếu bạn không đưa vào thực tế, điều đó có ý nghĩa gì không?
Tư duy để thành công
Nếu không thể nói "Tôi biết điều đó" thì có cách nào để chứng minh bản thân chúng ta?
Hãy nói: "Tôi đã thử cái đó". Năm từ đó có sức mạnh hơn nhiều so với việc nói một câu sáo rỗng như trên đã đề cập. Khi bạn sử dụng những gì bản thân học được, bạn sở hữu nó và biến nó trở nên hữu ích trong cuộc sống của mình.
Hầu hết mọi người đều dừng lại ở việc tiếp cận tri thức. Họ đang nói "Tôi biết điều đó" nhưng chỉ có vậy thôi. Họ đặt các ý tưởng sang một bên. Thay vào đó, nếu bạn tự đặt ra câu hỏi "Làm thế nào để áp dụng nó?", bạn đã đặt ra cho bản thân nhiệm vụ phải hành động.
Sự khác biệt duy nhất giữa người thành công và mọi người là họ có thể thực hiện những ý tưởng đã được biết. Đó là sự khác biệt duy nhất .
Vì vậy, bốn từ nguy hiểm đầu tiên là "Tôi biết điều đó". Bảy từ còn lại cũng nguy hiểm không kém vì chúng có thể tước đi nhiều điều mà lẽ ra bạn có thể sở hữu.
"Tôi không đủ khả năng chi trả"
Gần đây bạn có nói những lời "Mình không thể mua nổi" với chính mình không? Có thể mới hôm qua, có thể vừa mới đây?
Đó là một phản ứng dễ dàng không cần suy nghĩ nhiều, nhưng có thể gây ra nhiều thiệt hại.
Điều này được rút ra bởi Robert Kyosaki: Anh cho rằng khi mọi người nghĩ rằng họ không đủ khả năng, nó đã cho phép não dừng hoạt động.
Nếu bạn nói rằng bạn không đủ khả năng để mua chiếc xe đó, để hỗ trợ cha mẹ, đi nghỉ hoặc cho con đi học đại học, bạn đang tìm một lối thoát dễ dàng cho bản thân. Đó là một cách để bào chữa. Nói rằng bạn không đủ khả năng thì không cần nỗ lực và không thay đổi được gì.
Đó là một tâm lý tiêu cực, và bạn sẽ nhận thấy những người thành công không có câu nói đó trong từ điển. Thay vì nói rằng bạn không đủ khả năng, hãy tự hỏi bản thân một câu hỏi " Làm sao tôi có thể mua được nó?".
Ngay khi bạn hỏi điều đó, nó sẽ mở ra một "thế giới'' đầy tiềm năng. Có thể bạn không thể mua một chiếc xe hơi, một kỳ nghỉ hoặc trường đại học cho con cái của bạn với công việc hiện tại, nhưng bạn có thể tìm cách cắt giảm chi phí khác hoặc tìm thêm một công việc mới.
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn cần làm gì hoặc bạn cần thu thập kiến thức gì để có thể mua được thứ bạn muốn. Hoặc tự hỏi bản thân bạn phải là ai để đạt được mục tiêu của mình. Bạn cần phát triển bộ kỹ năng mới nào? Bạn cần thay đổi tư duy nào?
Những câu hỏi này có sức mạnh hơn nhiều so với việc bào chữa cho bản thân bằng những từ "Tôi không đủ khả năng". Hãy học cách trao quyền cho bản thân với câu hỏi "Làm thế nào tôi có thể mua được?".
Suy nghĩ tích cực = Đường đến thành công
hình thành định kiến sẽ ngăn bạn có một tư duy cởi mở. Đừng nghĩ về màu sắc của chiếc xe hay số tiền bạn có. Hãy nghĩ về cơ hội.
Việc mặc định với bản thân rằng mình không thể chi trả hoặc mình đã biết những điều này chẳng khác nào tự đóng khung chính mình trong một chiếc hộp. Bằng cách này, bạn tự đặt mình vào một giới hạn và vĩnh viễn hài lòng với những gì mình đang có. Đó chính là cạm bẫy cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy, hãy giữ một tâm trí cởi mở khi bạn học một điều gì đó mới và nghĩ về cách bạn có thể triển khai những gì học được. Sau đó, hãy nghĩ về cách bạn có thể tạo ra những cơ hội mới.
Nguồn: Danlok