Chạy bộ hay đạp xe có lợi hơn cho sức khỏe? Câu trả lời từ trang sức khỏe hàng đầu của Mỹ khiến nhiều người bất ngờ
Mặc dù chạy bộ đốt cháy nhiều calo hơn, nhưng đạp xe sẽ nhẹ nhàng hơn với các khớp, điều này có thể cho phép bạn tập thể dục lâu hơn và đốt cháy nhiều calo hơn.
- 31-12-2020Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm "nghề cứu người": Nghề bác sĩ là để cho đi!
- 30-12-2020Tại sao trời càng lạnh càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ BV Việt Đức chỉ rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
- 29-12-2020Phổi là "lá chắn" của sức khỏe, đây là 3 bài tập bảo vệ phổi được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích, luyện tập mỗi ngày thì không lo ốm
- 29-12-2020Bác sĩ chuyên khoa ung bướu "điểm danh" những người dễ mắc ung thư gan: Ai có đặc điểm này cần cẩn thận
Chạy bộ và đạp xe là những phương thức rèn luyện sức khỏe phổ biến nhất thế giới. Cả hai đều là hình thức tập thể dục rất dễ thực hiện. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều những sản phẩm máy tập thực hiện hai hình thức tập luyện này cũng ngày càng phổ biến. Bạn có thể dễ dàng thực hiện chúng mà không cần ra ngoài. Trong bối cảnh COVID – 19, đây là một lựa chọn tốt để rèn luyện sức khỏe bản thân.
Nhìn chung, chạy bộ đốt cháy nhiều calo hơn đạp xe, nhưng nó lại có tác động mạnh vào cơ và khớp hơn, dẫn đến việc khó để duy trì trong thời gian dài. Vậy thì chạy bộ và đạp xe cái nào tốt hơn? Hãy cùng so sánh lợi và hại giữa chạy bộ và đạp xe để biết nên chọn cái nào phù hợp hơn cho bản thân:
1. Sức khỏe tim mạch
Lợi ích của việc chạy bộ và đạp xe đối với tim mạch là như nhau. Theo hội tim mạch Việt Nam, chạy bộ hay đạp xe, không những có thể rèn luyện cơ thể mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Mỗi ngày chỉ cần dành 30-45 phút mỗi ngày chạy bộ hoặc đạp xe đúng cách sẽ có hiệu quả giúp kiểm soát các yếu tố gây bệnh lý tim mạch như tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, thừa cân hay béo phì.
Bên cạnh đó, việc chạy bộ thường xuyên cũng làm tăng khả năng trao đổi chất, vận chuyển và quá trình sử dụng oxy tại các mô tế bào cơ thể, chính điều này sẽ làm tăng khả năng đáp ứng của cơ thể, cải thiện và nâng cao được hệ thống tim mạch.
Nếu bạn đang tham gia chạy bộ hoặc đi xe đạp với cường độ mạnh, bạn có thể cần giới hạn các hoạt động của mình không quá 60 phút mỗi ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tập thể dục với cường đọ mạnh hơn 5 giờ một tuần, hoặc 60 phút mỗi ngày, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của cơ thể.
2. Đốt cháy calo
Lượng calo bạn đốt cháy phụ thuộc vào cường độ và thời gian bạn chạy bộ hay đạp xe, hoặc bất kỳ hình thức tập luyện nào khác.
Nói chung, chạy bộ đốt cháy nhiều calo hơn đạp xe vì càn sử dụng nhiều cơ hơn. Tuy nhiên, đạp xe nhẹ nhàng hơn đối với cơ thể, và bạn có thể thực hiện lâu hơn so với chạy. Bạn cũng sẽ đốt cháy nhiều calo hơn nếu chạy bộ hoặc đạp xe lên dốc so với khi bạn tập thể dục trên bề mặt phẳng.
Tuổi, cân nặng, giới tính… của mỗi người sẽ quyết định mức đốt cháy calo cơ bản của cơ thể. Hỏi và lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ để biết bản thân nên đốt cháy bao nhiêu calo trong khi tập luyện để đạt được mục tiêu sức khỏe cá nhân mong muốn.
3. Rèn luyện cơ bắp
Đạp xe có thể giúp bạn rèn luyện cơ bắp ở nửa dưới cơ thể. Chạy bộ sẽ phát triển các cơ một cách toàn diện hơn.
Đạp xe là bài tập rèn luyện sức đề kháng giúp xây dựng cơ bắp chân. Nửa trên của cơ thể bạn cũng tham gia trong quá trình này, nhưng những cơ đó gần như không hoạt động nhiều như nửa dưới.
Chạy bộ sử dụng tất cả các cơ cùng một lúc và không có tác động vào cơ thể theo cách sẽ khiến cơ bắp tích tụ nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ và xương của bạn sẽ được rèn luyện trong quá trình chạy bộ.
4. Săn chắc cơ
Chạy bộ so với đạp xe tốt hơn cho việc rèn luyện săn chắc cơ vì nó yêu cầu toàn bộ cơ thể của bạn phải hoạt động và đốt cháy nhiều calo hơn. Bạn có thể bổ sung thêm một số bài tập tạ và thay đổi chế độ ăn uống nếu muốn có kết quả tốt hơn nữa.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng tập thể dục bốn đến năm lần mỗi tuần có hiệu quả trong việc duy trì cơ bắp săn chắc. Mấu chốt của việc rèn luyện săn chắc cơ là tập luyện trong thời gian dài mà không bị mỏi cơ.
Chạy chậm hơn nhưng duy trì trong thời gian dài hơn có thể giúp bạn có được vẻ ngoài săn chắc.
5. Giảm cân
Để giảm cân, bạn cần phải tìm sự cân bằng chính xác giữa lượng calo của cơ thể với lượng calo được đốt cháy thông qua tập thể dục và các hoạt động cơ thể thường xuyên.
So với đạp xe, chạy bộ có hiệu quả giảm cân nhanh hơn. Nhưng nếu bạn đạp xe trong một khoảng thời gian dài, lượng calo được đốt cháy trong quá trình này có thể còn lớn hơn so chạy bộ.
Khả năng giảm cân bằng cách chạy bộ hoặc đạp xe phụ thuộc vào cường độ và độ thường xuyên trong việc thực hiện các hoạt động này và cách kết hợp với việc ăn uống lành mạnh và các thói quen khác. Mặc dù chạy bộ đốt cháy nhiều calo hơn, nhưng đạp xe sẽ nhẹ nhàng hơn với các khớp, điều này có thể cho phép bạn tập thể dục lâu hơn và đốt cháy nhiều calo hơn.
Một nghiên cứu nhỏ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cả đi xe đạp và chạy đều có tác động kìm hãm sự thèm ăn ở nam giới trẻ tuổi. Vì vậy, những hoạt động này sẽ hữu ích nếu bạn đang cố gắng kiểm soát cảm giác thèm ăn và có những bữa ăn cân bằng hơn.
Theo Healthline