MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chi tiêu ‘trả thù’ sau khi khi nghỉ hưu, tôi vướng vào bẫy tiêu dùng để rồi phải hối hận vì sự việc không ngờ

22-08-2023 - 07:52 AM | Sống

Chi tiêu ‘trả thù’ sau khi khi nghỉ hưu, tôi vướng vào bẫy tiêu dùng để rồi phải hối hận vì sự việc không ngờ

Với tinh thần sống là phải tận hưởng, người phụ nữ Trung Quốc đã chi tiêu thoải mái mà không cần nghĩ ngợi quá nhiều.

Bài viết dưới đây là lời tâm sự của dì Trương (Trung Quốc) đang được chia sẻ trên nền tảng Toutiao.

Chi tiêu ‘trả thù’ khi về hưu 

Trước khi nghỉ hưu, tôi làm việc trong một nhà máy sản xuất bánh bánh kẹo. Công ty từng làm ăn phát đạt đạt vào những năm 2000 nhưng sau đó dần sa sút do sức cạnh tranh kém. Có thời điểm, công ty chậm trả lương đến cả tuần. Mức lương trả cũng khá thấp. Chính vì lý do này nhiều người trẻ xuất sắc đã rời công ty để tìm môi trường mới. 

Chỉ có chúng tôi những người sắp đến tuổi về hưu mới chọn ở lại công ty. Tại đây, nhiệm vụ của tôi là đóng gói sản phẩm. Một ngày tôi thường ngồi 7-8 tiếng, mỏi đến mức đau lưng. Chúng tôi chỉ được nghỉ một ngày cuối tuần. Ngoài lương cứng, tôi nhận được thêm khoản trợ cấp tiền ăn trưa hay đồng phục. Nếu tăng ca, các công nhân sẽ nhận thêm lương. Ngoài ra, tôi không có khoản thu nào khác nên nhìn chung mức lương khá thấp so với sức lao động bỏ ra. 

Sau khi bước sang tuổi 55, tôi đã có thể nghỉ hưu. Ngày nhận được thông báo này, tôi rất vui và có sẵn kế hoạch trong đầu về kì nghỉ không thời hạn sắp tới.

Chi tiêu ‘trả thù’ sau khi khi nghỉ hưu, tôi vướng vào bẫy tiêu dùng để rồi phải hối hận vì sự việc không ngờ - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ở thời điểm về hưu, con trai chưa lập gia đình nên tôi không dám phung phí khoản lương hưu. Sau khi tốt nghiệp đại học, con trai tôi chọn ở lại thành phố làm việc. 

Một năm sau đó, con trai tôi kết hôn. Để giúp con mua được căn hộ ở thành phố lớn, vợ chồng tôi đã lấy hết số tiền tiết kiệm khoảng 400.000 NDT dùng để trả trước tiền nhà cho chúng. Số tiền còn lại, khoảng 250.000 NDT sẽ do chúng trả nốt sau khi kết hôn. 

Sau khi đã lo chu toàn mọi chuyện, tôi cảm thấy mình như đã hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời. Các con sẽ tự sống phần đời của mình, còn vợ chồng tôi sẽ có cuộc sống không phải lo nghĩ nhiều kể từ đây. 

Phần lớn thời gian tôi dành để mua sắm trực tuyến. Ngày nào tôi cũng xem chương trình phát sóng trực tiếp trên các sàn thương mại và quyết định mua mà không suy nghĩ nhiều. Dường như trong suốt thời gian trước đó, mua gì tôi cũng phải tính toán. Giờ đây không còn vướng bận gì tôi xem việc mua sắm như một cách ‘trả thù’. 

Ông xã nhiều khi cũng phàn nàn về việc mua quá nhiều đồ nhưng không dùng đến. Tuy nhiên, tôi thường đối đáp rằng cả 2 vợ chồng có lương hưu đều đặn hàng tháng, lại đã vất vả hơn nửa đời người. Có lẽ, đây là thời điểm chúng tôi nên tận hưởng. 

Ngoài mua sắm, đều đặn hàng tháng, tôi thường rủ những người bạn của mình đi du lịch. Đa số đều là dân sành, chúng tôi luôn chọn khách sạn 4-5 sao để lưu trú. 

Chi tiêu ‘trả thù’ sau khi khi nghỉ hưu, tôi vướng vào bẫy tiêu dùng để rồi phải hối hận vì sự việc không ngờ - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Với cách chi tiêu này, đến cuối tháng, toàn bộ tiền lương hưu đều được tiêu sạch. Vợ chồng tôi dường như không có khoản tiết kiệm nào. 

Khốn khó khi không có tiền tiết kiệm  

Trong chuyến du lịch đến Nam Ninh, tôi gặp lại người đồng nghiệp năm xưa của mình. Cô ấy về hưu sớm hơn tôi 3 năm. Sau khi về hưu, chúng tôi ít có cơ hội được trò chuyện. Nay gặp lại, cô ấy nhất quyết phải mời được tôi về nhà chơi. 

Tôi vẫn còn nhờ thời gian làm ở công ty, người bạn đồng nghiệp này có hoàn cảnh khá khó khăn. Do một tai nạn, chồng cô không thể làm các công việc nặng. Vì thế toàn bộ vấn đề tài chính trông cậy vào người phụ nữ này. 

Sau khoảng 15 phút ngồi trên taxi, tôi được dừng ngay trước cổng một căn nhà 3 tầng với khoảng sân phía trước rất rộng. Ngay khi cô bạn đồng nghiệp giới thiệu đây là căn nhà mới mua của gia đình. Tôi thực sự không tin vào mắt mình. 

Bước vào bên trong, toàn bộ nội thất đều được làm bằng gỗ và trang hoàng rất đẹp. Sau khi hỏi chuyện, tôi mới biết kể từ khi về hưu đến giờ, cô chưa để mình nhàn rỗi một ngày. Hai năm đầu, vợ chồng cô mở quầy bán xiên que ở chợ đêm. Do nằm ở vị trí đắc địa, sau 3 năm, gia đình cô có đủ vốn để mở một cửa hàng đồ nướng và lẩu trên phố. Công việc kinh doanh đem đến cho vợ chồng họ doanh thu khoảng 300.000 NDT/năm. 

Làm ăn phát đạt, hiện tại cô vẫn chăm chỉ làm việc. Người phụ nữ này dự định sẽ làm việc cho đến khi có được 2 triệu NDT tiền tiết kiệm mới chuyển nhượng việc kinh doanh cho các con. 

Nghe người bạn đồng nghiệp kể về việc dành phần lớn thời gian nghỉ hưu để thay đổi cuộc đời, tôi cảm thấy ghen tị. Nhìn ngược lại bản thân, tôi không có cuốn sổ tiết kiệm nào nhưng lại dành phần lớn số lương hưu để mua sắm và đi du lịch. Lúc này, tôi dần lo về những tháng ngày tiếp theo. 

Điều không may không cuối cùng cũng đến. Sau chuyến du lịch đó, tôi bất ngờ bị đau bụng. Lúc đầu, tôi khá chủ quan về những triệu chứng. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ 3, cơn đau vẫn không giảm. Tôi buộc phải đến bệnh viện. 

Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết tôi bị một khối u chèn ép buộc phải phẫu thuật. Tổng chi phí có thể tiêu tốn đến 50.000 NDT. Lúc đó, tôi đã vô cùng sửng sốt. Bởi toàn bộ số tiền trong thẻ của tôi chỉ có 5.000-6.000 NDT, không đủ để đặt cọc. 

Ngay lập tức, tôi đã gọi điện cho con trai. Tuy nhiên, ở đầu dây bên kia con trai tôi cho biết vừa trả hết tiền thế chấp nên chẳng còn đồng nào. Trong cơn tuyệt vọng, con trai tôi đã phải vay của một người bạn khoản tiền 40.000 NDT để lo viện phí.

Chi tiêu ‘trả thù’ sau khi khi nghỉ hưu, tôi vướng vào bẫy tiêu dùng để rồi phải hối hận vì sự việc không ngờ - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Sau ca phẫu thuật, nằm trên giường bệnh, tôi nghĩ về những gì đã làm trong suốt những năm nghỉ hưu vừa qua. Tôi dần thay đổi quan điểm về tiền bạc. Trước đây, tôi cho rằng sống là tận hưởng nên đã dành thời gian nghỉ hưu để tiêu xài, và tận hưởng.

Thực tế, điều đó không sai. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những biến cố và khủng hoảng xảy đến với bạn một cách bất ngờ không báo trước. Thêm nữa, khi về già, không còn khả năng lao động, lại không có tiền, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi đối diện với với khó khăn này. 

Bởi vậy, để những ngày tháng tuổi già an nhàn, không phải dựa và con cái, bạn cần kế hoạch tài chính sau khi về hưu. Bên cạnh tính toán chi phí sinh hoạt hàng tháng để duy trì cuộc sống về hưu thảnh thơi, bạn cần có kế hoạch khi không được khoẻ mạnh. Nhất là ở lứa tuổi nghỉ hưu, xác suất bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật lại càng tăng cao hơn so với khi còn trẻ.

Khoa học ngày càng phát triển với các phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, đi kèm với đó cũng là chi phí y tế ngày càng đắt đỏ. Phí điều trị, khám chữa bệnh khi về hưu sẽ là một con số không hề nhỏ, thậm chí gấp nhiều lần so với chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Rõ ràng, nếu trước khi nghỉ hưu bạn chỉ quan tâm đến duy nhất một câu hỏi “cần tiết kiệm bao nhiêu tiền” thì khi bệnh tật ập đến, cuộc sống về hưu của bạn chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng.

Đinh Anh

Phụ nữ số

Trở lên trên