Chiến dịch “Made in America” của ông Trump: Nói dễ hơn làm?
Ông Trump đã tuyên bố thời gian này là “tuần lễ Made in America”, tổ chức 1 sự kiện ngay tại Nhà Trắng tôn vinh các công ty chuyên sản xuất đồ “Made in America” đến từ khắp 50 bang.
- 19-07-2017Ông Trump 71 tuổi mới làm Tổng thống Mỹ, đã đến lúc thế giới xem xét lại khái niệm trên 65 tuổi là "già"?
- 17-07-2017Thuế quan của ông Trump không thể cứu công nhân Mỹ?
- 14-07-2017Người Hàn 'chê' xe Mỹ: Cơn đau đầu của Tổng thống Donald Trump
Không ai hiểu rõ việc biến tham vọng “Made in America” thành hiện thực khó khăn như thế nào bằng những người thực sự đang làm công việc này.
Xưởng đồng hồ Weiss ở Los Angeles là 1 ví dụ. Người sáng lập công ty này, Cameron Weiss, luôn có một nỗi niềm đau đáu muốn làm sống lại ngành sản xuất đồng hồ cơ của nước Mỹ.
“Làm ra những chiếc đồng hồ ngay tại Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với tôi vì tôi thực sự đam mê công việc làm đồng hồ, và tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để khôi phục ngành sản xuất đồng hồ ở Mỹ”, Weiss nói với Business Insider.
Tuy nhiên ông nhanh chóng chỉ ra một vài vấn đề hóc búa.
Ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ đã rời khỏi nước Mỹ từ cách đây rất lâu, kéo theo đó là mọi cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nó. Điều đó có nghĩa là rất ít chiếc đồng hồ có thể được gắn mác “Made in the US”, bởi theo Ủy ban thương mại liên bang (FTC), 1 sản phẩm muốn được gắn mác này phải “được làm toàn bộ hoặc gần như toàn bộ” từ những linh kiện được sản xuất ra trên đất Mỹ.
Như vậy Weiss bắt buộc phải tự nghĩ ra cách sản xuất linh kiện đồng hồ ở Mỹ. Ông đã xây dựng 1 doanh nghiệp mới chuyên sản xuất linh kiện, đặt tên là Pinion Precision Technology. Phần lớn công việc sản xuất được thực hiện bằng máy móc, nhưng câu chuyện không đơn giản.
Để đạt tiêu chuẩn "Made in America", mọi linh kiện nhỏ bé của chiếc đồng hồ này đều phải được sản xuất ở Mỹ.
Weiss đã phải mua 1 chiếc máy tiện công nghệ cao đắt đỏ để làm ra nhiều phần khác nhau của chiếc đồng hồ, thậm chí phải xây dựng 1 đường dây vận chuyển mới vì các linh kiện quá dễ vỡ đến nỗi nó chúng không thể bị ném vào 1 cái hộp và chuyển đi.
“Xây dựng lại từ đầu là việc không dễ, và vì hiện nay nền kinh tế đã được toàn cầu hóa sâu sắc, nhiều ngành không thể sản xuất mọi linh kiện cho sản phẩm ở ngay tại Mỹ”, ông nói.
Câu chuyện của Weiss làm nổi bật những khó khăn mà kế hoạch phục hồi ngành sản xuất của Tổng thống Trump đang phải đối mặt. Ông Trump đã tuyên bố thời gian này là “tuần lễ Made in America”, tổ chức 1 sự kiện ngay tại Nhà Trắng tôn vinh các công ty chuyên sản xuất đồ “Made in America” đến từ khắp 50 bang.
Vị Tổng thống trèo lên 1 chiếc xe tải “Made in American” đậu phía sau Nhà Trắng, thực hiện 1 cú đánh với cây gậy bóng chày “Made in American” và đội lên đầu chiếc mũ cao bồi khi thực hiện bài phát biểu ca ngợi các doanh nghiệp được mời đến Nhà Trắng.
Nhân sự kiện này, ông Trump cũng cam kết rằng trong 6 tháng tới sẽ thực hiện những bước đi về luật pháp và chính sách quản lý để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ, loại bỏ những hiệp định thương mại và hành vi gian lận thương mại mà theo ông sẽ làm tổn hại đến các công ty Mỹ.
Nội các của ông đang xem việc đàm phán lại hiệp định NAFTA với Canada và Mexico là ưu tiên hàng đầu, đồng thời cân nhắc những lựa chọn để hạn chế thép nhập khẩu.