MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính phủ sẽ ra mắt Hội đồng tư vấn cải cách hành chính vào tháng 8

Sáng nay, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 năm 2017 đã diễn ra tại Hà Nội. Mở đầu diễn đàn là thảo luận về Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5.

Kỳ vọng Chính phủ hành động

Không mở đầu bằng bài phát biểu, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT đặt ra câu hỏi cho cộng đồng doanh nghiệp có mặt tại Diễn đàn: Điều gì doanh nghiệp tư nhân mong đợi nhất ở Chính phủ: Liêm chính, Kiến tạo, hay Hành động. Kết quả khảo sát nhanh cho thấy 65% doanh nghiệp chọn phương án Chính phủ Hành động.

“Đa số các doanh nghiệp sẽ chọn Chính phủ hành động”, Chủ tịch FPT cũng chia sẻ dự đoán của mình sau khi kết quả được công bố. Và hành động cũng là tiêu chí hàng đầu được Thủ tướng nhấn mạnh ngay tại phiên thảo luận.

Thủ tướng cho biết thực tế có hàng trăm sự kiện đối thoại, diễn đàn, hội nghị đã được tổ chức. “Tính bình quân không có ngày nào Thủ tướng và Chính phủ không làm việc về doanh nghiệp: Từ xử lý nợ xấu, thoái vốn DNNN, công tác thanh tra kiểm tra,…”, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Thủ tướng cũng chỉ ra số liệu từ Mckinsey , tại Việt Nam mỗi 1 đồng doanh thu doanh nghiệp tư nhân tạo ra doanh thu bổ sung gấp 3 lần doanh nghiệp nhà nước. Chìa khoá tăng trưởng kinh tế Việt Nam là kinh tế tư nhân. Nghị quyết trung ương 5 mở ra chương đầu tư mới, điều gì doanh nghiệp tư nhân làm tốt thì Nhà nước nên khuyến khích cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện.

“Nhân hội nghị quan trọng này, tôi cũng chia sẻ một câu nói của đại văn hài Mark Twain: Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồn của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá. Các bạn kinh tế tư nhân Việt Nam hãy ra khơi mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng khích lệ tinh thần phát triển của doanh nghiệp tư nhân.

Cam kết của Chính phủ kiến tạo

Theo đánh giá của Nghị quyết trung ương 5, Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

“Các doanh nghiệp tư nhân đều phấn khởi vì Đảng có dành riêng Nghị quyết dành riêng cho họ”, Ông Trương Gia Bình- đại diện khu vực tư nhân chia sẻ.


“Chính sách có hết rồi nhưng hiệu quả đến đâu, có thực thi hay không? - Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình. Ảnh: Thành Đạt.

“Chính sách có hết rồi nhưng hiệu quả đến đâu, có thực thi hay không?" - Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình. Ảnh: Thành Đạt.

Tuy nhiên làm sao để khu vực kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa là câu hỏi được đặt ra tại diễn đàn. “Chính sách có hết rồi nhưng hiệu quả đến đâu, có thực thi hay không? Trong khi hiện kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, nắm vị trí quyết định trong nền kinh tế”, ông Vũ Văn Tiền- Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình đặt câu hỏi.

Một vấn đề được đại diện khu vực tư nhân đặt ra cho Chính phủ là hiện chi phí an sinh của doanh nghiệp hiện rất lớn chiếm tới 34% gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… Bên cạnh đó hiện chi phí xuất nhập khẩu, logistic Việt Nam theo đánh giá của World Bank là 23%, cao hơn mức 10% so với các nước trong khu vực.

“Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều phản ánh về con số chi phí lớn về an sinh xã hội của doanh nghiệp. Thực tế là nếu mức đóng này cao tưởng là sẽ bảo vệ người lao động nhưng sẽ đẩy rủi ro cho họ khi doanh nghiệp tìm cách trốn đóng”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông đồng tình với phản ánh của doanh nghiệp.

Cắt giảm chi phí cũng là điều được Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh. Thực tế môi trường kinh doanh Việt Nam đã có những cải thiện khi có trên 110 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. 6 tháng đầu năm trên 75 nghìn doanh nghiệp thành lập, vốn, công nghệ đều khá hơn.

“Tuy nhiên hiện còn nhiều bất cập trong chi phí doanh nghiệp ví dụ chi phí bến bãi, chi phí lãi vay ngân hàng hay chi phí không chính thức. Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn để giảm chi phí. Để hiệu quả đầu tư doanh nghiệp tốt hơn nữa. Như mới đây là việc tất cả các NHTM giảm lãi suất. Chi phí khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục rà soát để giảm hơn nữa, tạo đào kiện doanh nghiệp thành công nhiều hơn nữa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra tại diễn đàn, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ đã thành lập Hội đồng tư vấn cải cách hành chính và sẽ ra mắt vào tháng 8 tới. Hội đồng này có 2 nhiệm vụ: Kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, chủ động đề xuất các phương án cải cách môi trường kinh doanh; Thứ 2 là đánh giá cải thiện môi trường kinh doanh.

Thu Thúy

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên