Cho Mỹ đặt tên lửa, hàng loạt công ty Hàn Quốc gánh chịu cơn thịnh nộ của 1 tỷ người Trung Quốc
Việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD trên lãnh thổ khiến nhiều công ty của quốc gia này trở thành nạn nhân của các hành động trừng phạt đáp trả từ phía Trung Quốc.
- 08-03-2017Người phụ nữ đằng sau sự tăng trưởng nhanh chóng của Starbucks tại Trung Quốc
- 08-03-2017Kinh tế Trung Quốc giảm tốc: Vì đâu đến nỗi?
- 08-03-2017Siêu thành phố - Kỳ tích 100 năm của Trung Quốc
- 07-03-2017Công ty dược tìm thấy "mỏ vàng" trong xu hướng ung thư tăng cao và dân số già ở Trung Quốc
- 07-03-20172 người Trung Quốc làm giả thẻ Vietcombank, rút hàng trăm triệu đồng trong đêm
Dù chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc đang duy trì sự ổn định nhưng việc Seoul cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ khiến nhiều công ty phải trả giá. Trong khi Hàn Quốc lập luận THAAD nhằm chống lại những mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên, Trung Quốc lại cho đây là hành động nhằm vào lợi ích của họ.
Sự việc khiến Bắc Kinh áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty Hàn Quốc cũng như cấm người dân nước này tham quan xứ sở Kim Chi. Chính sách của Trung Quốc ngay lập tức tác động tới giá cổ phiếu của 28 công ty đang niêm yết trên Kospi 200. Đây là những doanh nghiệp kiếm được hơn 10% doanh thu tại Trung Quốc.
Hai cổ phiếu chịu tác động điển hình nhất từ căng thẳng ngoại giao Trung – Hàn là LG Display Co. và Orion Corp.. 69% doanh thu xuất khẩu của LG tới từ thị trường Trung Quốc và cổ phiếu của công ty này đã tăng tới 3,7% trong tuần qua dù nằm trong diện trừng phạt của Bắc Kinh. Trong khi đó, cổ phiếu của nhà sản xuất bánh kẹo Orion Corp., với 56% tổng doanh thu tới từ thị trường Trung Quốc, đã giảm 7,8% trong cùng giai đoạn.
Danh sách 28 công ty Hàn Quốc có lợi nhuận từ 10% trở lên từ thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh doanh thu sản phẩm, Hàn Quốc cũng chịu tác động nặng nề từ việc thiếu hụt nguồn khách du lịch khổng lồ từ Trung Quốc cũng như chi tiêu của họ với các loại mỹ phẩm trong các cửa hàng miễn thuế ở sân bay. Khả năng phục hồi sau những biện pháp trừng phạt đáp trả từ Trung Quốc vẫn còn bị bỏ ngỏ, Nomura Holdings Inc. nhận định.
Tuy nhiên, Hyunsu Kim, nhà quản lý quỹ tại IBK Asset Management, cũng cho rằng: “Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng chẳng mấy dễ thở khi Bắc Kinh áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty Hàn Quốc, một mắt xích trong chuỗi cung ứng. Việc tìm nhà cung cấp thay thế sẽ không dễ dàng bởi 86% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc là phục vụ các hoạt động sản xuất của quốc gia này”.
Lấy ví dụ cụ thể, Kim cho rằng ngành sản xuất ti vi hay điện thoại di động sẽ gặp khó vì thiếu màn hình và các loại chất bán dẫn do Hàn Quốc sản xuất. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu của các công ty Hàn Quốc vẫn không tránh khỏi cơn lốc sụt giảm khi 1 tỷ người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay.
Về lâu dài, những công ty cung ứng các sản phẩm có thể bị thay thế, chẳng hạn như ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô, sẽ tiếp tục là nạn nhân. Ngay cả khi Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, các công ty Hàn Quốc cũng sẽ cần một thời gian dài để phục hồi sản xuất. Bên cạnh đó, những công ty trong lĩnh vực công nghiệp thép và hóa dầu Hàn Quốc cũng yêu cầu chính phủ đưa ra các biện pháp chống bán phá giá của đối thủ Trung Quốc.