Chuyện bệnh nhân 10 năm chạy thận ở Davos và nỗi hoài nghi thường trực về người giàu Việt
Chuyên gia Phạm Chi Lan trong lần trả lời phỏng vấn báo chí về người giàu gần đây nhấn mạnh vào nguồn gốc người giàu, tại sao người ta lại giàu, minh bạch vấn đề đó ra như thế nào.
- 21-02-2017Những dấu hỏi về sự giàu có của người giàu Việt
- 08-02-2017Căn hộ 100 - 200 triệu đồng cho người nghèo có khả thi?
- 13-01-2017Oxfam: Người giàu kiếm 1 ngày bằng người nghèo kiếm 10 năm
- 25-11-2016Người nghèo bị bỏ lại phía sau sự phục hồi kinh tế toàn cầu
Chân dung người nghèo Việt ở Diễn đàn kinh tế thế giới Davos
Đầu năm, Oxfam đưa ra báo cáo cho biết năm 2014, Việt Nam có 210 cá nhân thuộc lớp siêu giàu (có tài sản định giá hơn 30 triệu USD) với tổng tài sản lên đến 20 tỷ USD, tương đương 12% GDP Việt Nam. Nó đồng nghĩa với việc 0,00023% dân số nắm giữ 12% tài sản của đất nước. Công ty tư vấn Knight Frank cũng dự báo tầng lớp này sẽ tăng lên 403 người (tăng 140%) vào năm 2025.
“Thu nhập một ngày của người giàu nhất Việt Nam còn hơn nhiều của một người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm”, Oxfam phát đi thông điệp của mình.
Và họ cũng đã mang thông điệp bất bình đẳng này đến Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos hồi tháng 1/2017.
Oanh, một bệnh nhân có thâm niên 10 năm chạy thận ở Bạch Mai xuất hiện trên màn hình trình chiếu tại Davos. Trong đoạn phim, người xem được thấy một chân dung nghèo tiêu biểu. "Mãi mãi không bao giờ có thể giàu được, chỉ có thể nghèo mãi thôi", Oanh nói.
Mẹ Oanh lẫn trong tiếng khóc kể “nhớ nhưng không dám thăm con vì ở nhà lao động còn kiếm thêm được vài đồng gửi lên Hà Nội”, rằng “đã bán từng cái giường, từng con lợn trong nhà” để chữa bệnh cho con.
Oanh cải trang để đi làm (ảnh cắt từ phim của Oxfam)
Một cảnh khác trong phim, Oanh cải trang như ninja, đột nhập vào bệnh viện để bán nước trà rong. Dù sai nội quy bệnh viện, nhưng đấy là cách duy nhất để Oanh kiếm sống.
“Trong khi kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, những người nghèo nhất không thế có đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ... Trong khi những người giàu nhất Việt Nam được chăm sóc sức khoẻ đẳng cấp thế giới, những người như Oanh đang bị đẩy sâu vào cái nghèo”, Oxfam bình luận trong phim của mình.
Nỗi hoài nghi thường trực về người giàu
Bối cảnh trái ngược của những phận nghèo cùng cực điển hình và sự gia tăng nhanh chóng số lượng người giàu đã khiến nhiều nghi vấn được đặt ra. Cụ thể, cái mà xã hội quan tâm chính là nguồn gốc số của cải do nhóm này nắm giữ.
Giàu có không xấu, nhưng giả sử nguồn gốc của nó không được tạo ra bằng tài năng kinh doanh, không bằng việc sáng tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm mà có được thông qua việc hưởng từ những đặc quyền, đặc lợi nào đó sẽ làm cho sự bất công ngày càng gia tăng.
Trong kinh tế học, nguồn lực luôn là thứ hữu hạn, xã hội không thể có đủ nguồn lực để thoả mãn mọi nhu cầu của con người. Như vậy, việc có một nhóm giàu có – nếu nhờ vào sự bất công sẽ khiến cho người nghèo càng bị tước đoạt, bị đẩy vào thế bi đát hơn.
Tất nhiên, như bình luận của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, hiện không có một bằng chứng thuyết phục, định lượng nào để nói rằng người ta đang giàu lên một cách bất chính. Nhưng, những chuyện như căn biệt phủ trị giá hàng triệu USD trên đỉnh núi Tam Đảo được bố đẻ Trịnh Xuân Thanh thừa nhận, việc “đa phần người Việt Nam giàu lên từ đất – dù đất đai ở Việt Nam theo luật pháp thuộc sở hữu toàn dân” hay như khối tài sản bằng cổ phiếu giá trị tới 700 tỷ đồng của gia đình Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thi Kim Thoa dường như đang khuấy lên những nghi vấn trong xã hội: người giàu, nhưng giàu vì đâu?